Sơ đồ 2 .2 Hệ vi khuẩn đường ruột của heo
Sơ đồ 2.3 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con
Nhiều tác giả cho rằng từ 1 – 25 ngày sau khi sinh heo con thiếu HCl tự do làm giảm khả năng tiệt trùng của dạ dày – ruột tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại
trong đường ruột phát triển, gây thối rữa. Từ đó, sinh ra các sản phẩm như indol, crezol và một số khí độc như CH4, NH3…. Các vi khuẩn và độc tố tác động lên niêm
mạc ruột gây viêm ruột, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, mất nước, mất chất điện giải,
máu cô đặc, cơ thể trúng độc, thú bị suy nhược nặng và chết.
2.2.3.4. Phòng ngừa và điều trịPhịng ngừa Phịng ngừa
Hiện nay có rất nhiều khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy trên heo con. Theo Đào Trọng Đạt (1999), để phòng chống tiêu chảy cho heo con cần áp dụng các
biện pháp:
- Chống lạnh, chống bẩn, chống ẩm.
- Nuôi dưỡng nái tốt trong thời kỳ mang thai. - Tập cho heo con ăn sớm, ăn đầy đủ dinh dưỡng. - Thường xuyên cho heo con và heo mẹ vận động.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), nên chích sắt cho heo con đúng liệu trình đồng thời trộn kháng sinh vào thức ăn, cho heo con ăn liên tục từ lúc tập ăn cho đến cai sữa.
Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế sự hiện diện của một số loại vi khuẩn. Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Biolactyl, Biosubtyl bổ sung vào thức ăn nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển.
Điều trị
Ngay sau khi phát hiện heo tiêu chảy nên điều trị nhanh và tích cực. Theo Nguyễn
Như Pho (1995), cần cung cấp năng lượng, chất điện giải và sinh lý ngọt, cấp vào xoang bụng. Tiêm hoặc cho uống kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển, cấp vitamin và bổ sung khoáng chất. Sau khi bệnh giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ thì nên dùng các chế phẩm vi sinh như: Biolactyl, Biosubtyl… cho heo uống để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột.
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
- Thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 25/01/2007 đến tháng 15/05/2007.
- Địa điểm
Trại chăn nuôi heo tư nhân, địa chỉ ấp 4, xã Tân Lập, thị trấn Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
- Khảo sát 74 nái đẻ trong thời gian tiến hành đề tài. - Heo con theo mẹ của 74 nái được khảo sát.
- Số mẫu thu thập là 15 mẫu dịch viêm tử cung từ heo nái có dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm tử cung. Tiến hành phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ, tại bệnh viện
thú y Trường Đại học Nông Lâm.
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát tình hình viêm tử cung và viêm vú trên nái và các yếu tố liên quan
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nái sinh sản.
- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái sau khi sinh.
- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái theo dạng viêm, theo lứa đẻ.
Nội dung 2: Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ của một số vi khuẩn trong
dịch viêm tử cung heo nái sau khi sinh
Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Kết quả phân lập, định danh các loại vi khuẩn và tỷ lệ xuất hiện trong mẫu dịch viêm tử cung trên heo nái.
+ Kết quả và tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn phân lập đối với kháng sinh.
Nội dung 3: Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ theo thể trạng của nái.
+ Trọng lượng sơ sinh bình quân của heo con theo thể trạng của nái. + Số heo con chọn ni bình qn trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Số heo con cai sữa bình quân trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Trọng lượng bình quân lúc cai sữa ở 21 ngày tuổi.
+ Tỷ lệ nuôi sống của heo con theo từng thể trạng của nái. - Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy (theo lứa đẻ, bệnh của nái).
Nội dung 4: Thử nghiệm phòng viêm tử cung bằng oxytetracycline L.A
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Số nái bị viêm tử cung sau khi phòng bằng thuốc.
- So sánh hiệu quả của hai loại dược phẩm trong việc phòng ngừa bệnh viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh.
3.3.2. Phương pháp tiến hành
3.3.2.1. Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi:
- Dụng cụ đo: nhiệt kế và ẩm kế. - Vị trí đo: cách nền chuồng 1,5 m
- Nhiệt độ và ẩm độ được ghi nhận 3 lần trong ngày: sáng 7 giờ – 7 giờ 30 phút,
trưa từ 11 giờ 30 phút – 12 giờ, chiều 17 giờ – 17 giờ 30 phút, ghi nhận kết quả hàng ngày.
3.3.2.2. Trên heo nái
- Ghi nhận thông tin liên quan đến nái: số tai, giống nái, lứa đẻ, thể trạng của nái. - Tình trạng bệnh tật của nái sau khi được đưa lên chuồng đẻ.
- Cách theo dõi heo nái bị viêm tử cung: quan sát nền chuồng, chổ nái nằm, mông,
đuôi, mép âm hộ để phát hiện dịch nhờn, mủ hay mủ máu, heo nái có thể sốt kém ăn
hay bỏ ăn tùy vào mức độ viêm.
- Cách theo dõi heo bị viêm vú: quan sát bầu vú của heo nái, quan sát heo con đang bú, tình trạng heo con hàng ngày để biết heo mẹ có bị kém sữa, mất sữa hay không, nếu
số vú viêm nhiều thì nái có thể bị sốt cao.
- Quan sát tình trạng nái: mức độ ăn uống, thân nhiệt tình trạng sức khỏe của nái 5 ngày liên tục sau khi sinh.
- Thu thập dịch viêm tử cung trên những nái bị viêm tử cung.
Cách thu thập và bảo quản mẫu
Đối tượng là heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung.
- Thu thập dịch viêm tử cung từ các heo nái có dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm tử cung chưa dùng kháng sinh.
- Cách lấy mẫu: mang găng tay vô trùng đưa ống tuýp vô trùng thông qua âm hộ,
âm đạo sau đó đưa tăm bơng vơ trùng qua lịng ống tuýp thấm dịch viêm tử cung. Rút
tăm bông ra đảm bảo không bị vấy bẩn bởi dịch viêm bên ngồi. Đưa mẫu dịch viêm vào
mơi trường vận chuyển Carry - Blair.
- Mẫu được bảo quản trong thùng đá, đưa vào bệnh xá thú y trong vòng 24 giờ, nếu
thời gian lấy mẫu cách lúc kiểm tra hơn 36 giờ thì nhiệt độ bảo quản từ 0 – 2oC. Mẫu phải được ghi đầy đủ các chi tiết như kí hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, số tai của nái và
dạng viêm tử cung.
3.3.2.3. Trên heo con
Chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi và ghi nhận những thông tin về heo con tiêu chảy hằng ngày mỗi buổi sáng trước khi dọn vệ sinh bằng cách quan sát màu phân, độ
lỏng của phân, có dịch nhầy hay có lẫn màng giả hay khơng.
3.3.2.4. Bố trí thí nghiệm
- Trước khi thí nghiệm đã tiến hành lấy mẫu thử kháng sinh đồ.
- Dựa vào ngoại hình, giống và lứa đẻ của nái trước khi sinh khoảng 3 – 5 ngày để phân lơ thí nghiệm.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm phịng viêm tử cung, viêm vú trên heo nái bằng oxytetracycline L.A
Diễn giải
Lô
Lô đối chứng Lơ thí nghiệm
Số heo nái (con) 10 10
Thuốc sử dụng Penicillin + Streptomycin Oxytetracycline L.A
Đường cấp Tiêm bắp Tiêm bắp.
Liều dùng (ml/kg) 1ml/10kg P 1ml/15kg trọng lượng. 1 lần duy nhất lúc nái đang Liệu trình 1 liều duy nhất sau khi sinh
sinh.
Chỉ tiêu theo dõi: nái bị viêm tử cung, và heo con tiêu chảy từ các nái đã được tiêm ngừa.
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Cơng thức tính
Số heo nái bị viêm vú
Tỷ lệ heo nái bị viêm vú (%) = x 100
Tổng số heo nái theo dõi Tỷ lệ heo nái viêm tử cung (%) = Số heo nái bị viêm tử cung
Tổng số heo nái theo dõi
x 100
Số nái viêm theo dạng viêm
Tỷ lệ heo nái viêm theo dạng viêm (%) = x 100
Số heo nái viêm Tổng số heo nái viêm theo lứa Tỷ lệ nái viêm theo lứa (%) =
Tổng số heo nái theo dõi theo lứa
x 100
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = Tổng số ngày con tiêu chảy
Tổng số ngày con nuôi x 100 Trọng lượng sơ sinh bình quân (kg) = Tổng trọng lượng sơ sinh
Tổng số con sơ sinh Trọng lượng cai sữa bình quân (kg) = Tổng trọng lượng cai sữa
Tổng số con cai sữa
Các số liệu được theo dõi tính tốn bằng phần mềm EXCEL, các tỷ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey`s và Chisquare của phần mềm MINITAB 13.
PHẦN IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CỦA TRẠI NÁI
Nhiệt độ và độ ẩm được ghi nhận 3 lần trong ngày: sáng 7 giờ – 7 giờ 30 phút, trưa từ 11 giờ 30 phút – 12 giờ, chiều 17 giờ – 17 giờ 30 phút, ghi nhận kết quả hằng ngày.
Vị trí đo cách nền chuồng 1,5 m.
Bảng 4.1. Nhiệt độ và ẩm độ của trại nái
Thời Nhiệt độ (o
C) Ẩm độ (% )
Tháng Cao Thấp Trung Cao Thấp Trung
điểm nhất nhất bình nhất nhất bình Sáng 25 17 21,82 82 70 77,04 2 Trưa 35 29 32,45 63 48 54,50 Chiều 28 22 25,00 74 64 68,11 Sáng 27 23 24,50 79 68 75,61 3 Trưa 36 31 33,34 59 44 51,65 Chiều 32 24 28,48 76 63 68,65 Sáng 29 25,5 26,88 79 68 74,67 4 Trưa 36 32 34,34 55 42 46,90 Chiều 30 26 27,98 75 64 69,95 Sáng 28,5 26 27,10 83 70 77,73 5 Trưa 35 33 34,00 58 45 51,46 Chiều 30,5 26 28,40 76 66 71,20 Trung bình Sáng 25,08 76,26 chung các Trưa 33,53 51,11 tháng Chiều 27,47 69,48
Qua bảng trên chúng tôi thấy nhiệt độ trung bình dao động từ 25,08 o
C – 33,53oC và
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), khi ẩm độ tương đối khoảng
60,00% - 70,00% thì nhiệt độ thoải mái cho heo là:
Bảng 4.2. Nhiệt độ gây thoải mái cho heo
Trọng lượng (kg) Nhiệt độ (oC) < 10 10 – 15 15 – 30 30 – 60 > 60 26 – 30 22 – 26 18 – 22 16 – 20 14 – 20
(Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân,1997)
Như vậy so với mức yêu cầu mà hai tác giả trên đề nghị thì nhiệt độ ở trại khá thích
hợp cho heo con theo mẹ, nhưng đối với heo nái thì điều kiện nhiệt độ này quá cao so
với sinh lý của heo nái điều này rất dễ gây stress. Bên cạnh đó, sự chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm khá lớn làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đàn heo.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy vào buổi trưa, trên những nái đẻ, nóng bức làm cho nái mệt mỏi, rặn kém, lười rặn, thở nhiều, dẫn đến đẻ khó. Trên nái ni con
có biểu hiện thở nhiều giảm ăn, lười cho con bú, tăng khả năng heo con bị chết đè, nái thường cắn phá núm uống làm nước bắn ra nên lúc nào chuồng cũng ẩm ướt, làm lạnh
và gây tiêu chảy heo con.
Kết quả khảo sát ẩm độ chuồng nuôi của chúng tôi hơi cao hơn yêu cầu của nái và
heo con theo mẹ. Ẩm độ cao sẽ gây cho nái khó chịu, giảm tính ngon miệng, đồng thời
cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh trong chuồng nuôi tồn tại và phát triển.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004), ẩm độ cao khi nhiệt độ khơng khí
cao sẽ hạn chế q trình thải nhiệt bằng bốc hơi, vật ni dễ bị cảm nóng.
Vì vậy việc lắp thêm quạt và hệ thống phun nước trên nóc đã góp phần giảm bớt ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi lên sức khỏe của nái và heo con theo mẹ.
(n) (con) (con) (con)
n = 74 42 56,76 32 43,24 0 0,00
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU TRÊN NÁI4.2.1.Tỷ lệ viêm tử cung trên nái 4.2.1.Tỷ lệ viêm tử cung trên nái
Bảng 4.3. Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú trên heo nái sau khi sinh
Số nái Nái bình thường Nái viêm tử cung Nái viêm vú khảo sát Số nái
Tỷ lệ (%) Số nái Tỷ lệ (%) Số nái Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh
Qua thời gian thực tập, chúng tôi tiến hành khảo sát 74 nái sau khi sinh và nuôi con và ghi nhận được 32 nái bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 43,24 %, không ghi nhận được
trường hợp nái viêm vú.
Qua so sánh tỷ lệ viêm tử cung với các tác giả khác, chúng tôi thấy rằng kết quả của chúng tôi thấp Võ Thị Minh Châu (2004), ghi nhận tại trại Hòa Long là 65,35 %. Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn vài tác giả khác: Nguyễn Vĩnh Lộc (2005), ghi nhận tỷ lệ viêm tử cung trên nái tại trại heo Thân Cữu Nghĩa là 46,55 %. So với Trần Nguyễn Yến Linh (2005), ghi nhận tại trại thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm là 38,46 %, Huỳnh Trần Đạt (2005), ghi nhận tại trại Hưng Việt là 8,89 %.
Sự khác biệt về tỷ lệ viêm tử cung giữa các trại là do mỗi trại có một qui trình ni dưỡng, chăm sóc và quản lý đàn heo khác nhau.
Hình 4.1. Nái bị viêm tử cung dạng nhờn
Hình 4.3. Nái viêm tử cung dạng mủ máu4.2.2. Tỷ lệ viêm tử cung trên nái khảo sát theo lứa đẻ 4.2.2. Tỷ lệ viêm tử cung trên nái khảo sát theo lứa đẻ
Bảng 4.4. Tỷ lệ viêm tử cung trên nái khảo sát theo lứa đẻ
Nái bình thường Nái viêm tử cung Lứa đẻ 1 2 3 ≥4 Số nái khảo sát 3 23 38 10 Số nái (con) 3 17 16 6 Tỷ lệ (%) 100,00 73,91 42,11 60,00 Số nái (con) 0 6 22 4 Tỷ lệ (%) 0,00 26,09 57,89 40,00 Tổng cộng 74 42 56,76 32 43,24
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ viêm tử cung cao nhất ở lứa 3 chiếm 57,89%, kế tiếp là nhóm nái từ lứa 4 trở lên chiếm 40,00%, tỷ lệ viêm tử cung
ở nhóm nái lứa 2 chiếm 26,09%, lứa 1 thấp nhất chưa thấy trường hợp viêm.
Theo kết quả trên cho thấy tỷ lệ viêm tử cung tăng dần từ lứa 1 cho đến lứa 3 có
thể do nái đẻ nhiều lần làm cơ quan sinh dục bị tổn thương, phục hồi nhưng chưa hoàn
chỉnh, những nái khi đẻ rặn yếu cần can thiệp bằng tay như: móc, kéo con làm cơ quan
sinh dục bị sây sát dẫn đến tổn thương gây viêm tử cung. Riêng lứa 4 có tỷ lệ viêm tử
cung thấp hơn so với lứa 3 có thể do những nái bị viêm tử cung nặng ở lứa 3 đã bị loại thải. Trên nhóm nái ở lứa 1 chỉ có 3 nái được khảo sát nên chưa phản ánh đúng tình
hình viêm tử cung thực tế ở nhóm nái lứa tuổi này.
Kết quả của chúng tơi có khác biệt với kết quả của Huỳnh Trần Đạt (2005), ghi nhận
trại heo Hưng Việt, tác giả này cho biết tỷ lệ viêm tử cung giảm dần từ lứa 1
(9,76%) đến lứa 2 (5,56%) và lứa 3 (0,00%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết
quả của Nguyễn Thị Mai Phương (2005), ghi nhận tại trại heo Đông Á tỷ lệ viêm tử
4.2.3. Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung trên số nái viêm
Bảng 4.5. Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung trên nái viêm
Tổng số Viêm tử cung dạng nhờn Viêm tử cung dạng mủ Viêm tử cung dạng mủ máu nái viêm Số nái
(con) Số nái Tỷ lệ (%) (con) Số nái Tỷ lệ (%) (con) Tỷ lệ (%) 32 25 78,13 5 15,62 2 6,25
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung trên số nái viêm