2.2. BỆNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH
2.2.2.2. Nguyên nhân gây viêm vú trên nái sinh sản
Nguyên nhân gây viêm thường do nhiều yếu tố tác động vào. Bệnh viêm vú thường xảy ra do sự chăm sóc quản lý khơng tốt tạo điều kiện cho sự kế phát nhiễm trùng.
- Nền chuồng gồ ghề hay heo con sơ sinh không được bấm răng kỹ sẽ làm tổn thương núm vú tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào bầu vú và gây viêm.
- Những nguyên nhân khác gây viêm vú:
+ Số heo con q ít khơng bú hết lượng sữa do nái sản xuất, do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý (Nguyễn Như Pho, 2002) hoặc do nái ăn nhiều đạm trong thời gian mang
thai sữa được tiết nhiều, heo con bú không hết đều là nguyên nhân dẫn đến viêm vú.
+ Nái viêm tử cung dạng mủ hay mắc một số bệnh truyền nhiễm khác, vi khuẩn theo
đường máu đến bầu vú và gây viêm.
+ Viêm vú mãn thường gặp trên nái sau cai sữa hoặc nái khô do heo con có thói quen tranh bú làm tổn thương bầu vú hoặc do những ổ áp xe hiện diện trên bầu vú.
+ Do vi sinh vật
+ Viêm vú thường do nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu là do kế phát nhiễm
trùng các vi sinh vật như E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter spp., Staphylococcus spp., và Pseudomonas aeruginosa. Viêm vú cấp tính trên heo nái hầu
hết do vi khuẩn E. coli, Enterobacter aerogenes và Klebsiella, còn viêm vú bán cấp thường do Streptococci hoặc Staphylococci (Fraser, 1991; trích dẫn Lê Thụy Bình Phương 2006). Hầu hết những vi sinh vật kể trên là những vi sinh vật cơ hội có trong mơi trường xung quanh nái, chúng lợi dụng khi bầu vú tổn thương sẽ xâm nhập vào bầu vú gây viêm.
Theo Nguyễn Như Pho (2002), thì 2 vi khuẩn gây bệnh chính Staphylococcus