Cơ chế sinh bệnh viêm vú trên nái sinh sản

Một phần của tài liệu tình hình viêm tử cung, viêm vú heo nái, tiêu chảy heo con theo mẹ và phòng bệnh bằng oxytetracycline l.a (Trang 26)

2.2. BỆNH VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH

2.2.2.3. Cơ chế sinh bệnh viêm vú trên nái sinh sản

Sinh lý sự tiết sữa

Bình thường Khơng bình thường

Vấy nhiễm vi khuẩn từ môi trường Bệnh heo con Áp lực mút bú heo con Bệnh trên heo nái Nhiễm trùng núm vú Giảm sữa sau khi sinh Viêm vú sau khi sinh Viêm vú cấp (đa tuyến)

(Dẫn liệu Nguyễn Văn Thành, 2002)

Sơ đồ 2.1. Cơ chế gây viêm vú trên heo nái sinh sản 2.2.2.4. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú trên heo nái 2.2.2.4. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú trên heo nái

Phòng

Nên dọn rửa nền chuồng, máng ăn nước uống. Nền chuồng tránh để bị thủng, vỡ có nước

đọng hoặc quá ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào bầu

Bấm răng heo con sơ sinh để tránh tổn thương bầu vú. Đối với nái nhiều sữa cần tiến

hành ghép bầy khi nái ni con ít để tránh tồn đọng sữa dư gây viêm vú.

Điều trị tích cực khi nái bị viêm tử cung dạng mủ hoặc các vết thương trên bầu vú nếu

có để tránh viêm kế phát.

Điều trị

Để điều trị có kết quả cần tiến hành cấp thuốc sớm, nên sử dụng các loại kháng

sinh mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh. Theo Nguyễn Như Pho (2002), các kháng sinh hiệu quả trong điều trị viêm vú là ampicillin, cephalexin, gentamycin, norfloxacin, kết

hợp với corticoid để làm giảm viêm.

Tuy nhiên chỉ nên cấp trong 2 – 3 ngày. Điều trị không hợp lý sẽ dẫn đến xơ hóa teo

bầu vú, giảm sản lượng sữa ở kỳ sau.

Trường hợp heo nái bị viêm vú gây kém sữa sau khi sinh có thể sử dụng oxytocin

để sự xuống sữa được dễ dàng hơn giúp cho heo con bú được sữa đầu.

2.2.3. Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 2.2.3.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy

Theo quan điểm sinh học hiện đại thì tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ của cơ thể

trước những tác động trực tiếp đến cơ thể như: vi khuẩn, virus, nhiệt độ, khẩu phần ăn… Khi tiêu chảy kéo dài thì con vật bị mất nước, mất chất điện giải, máu cô đặc làm con

vật gầy nhanh dẫn đến chết (Phùng Ứng Lân, 1985).

2.2.3.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con Do heo con Do heo con

+ Đặc điểm sinh lý heo con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với mơi

trường. Bộ máy tiêu hóa chưa hồn thiện về chức năng và cấu trúc, các men tiêu hóa chưa đầy đủ cịn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH trong

dịch đường tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại phát triển và gây

bệnh (Kvanhixki, 1960; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995).

+ Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg sắt, nhưng sữa heo mẹ chỉ cung cấp 1 mg sắt mỗi ngày. Heo con dự trữ sắt ít (30 mg) vì màng nhau thai là hàng rào hạn chế sự vận chuyển từ mẹ sang bào thai (Nguyễn Như Pho, 1995). Trong khi đó

thiếu sắt sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobine của hồng cầu dẫn đến thiếu máu và tiêu chảy.

+ Do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ

dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985).

+ Heo con sơ sinh chỉ sử dụng được các vitamin tan trong nước như: vitamin nhóm B, C cịn các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K phải từ 1 đến 3 tuần tuổi

mới sử dụng được. Heo con thiếu các vitamin A, D, E, K sẽ bị rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu ở dạ dày, ruột đưa đến tiêu chảy.

+ Ở heo con sơ sinh lớp mỡ dưới da rất ít và thiếu mỡ nâu nên khả năng sản sinh nhiệt kém. Mặt khác, diện tích bề mặt lớn hơn so với trọng lượng cơ thể nên heo con

dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh. Khi stress lạnh kéo dài, heo con dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003)

+ Theo Võ Văn Ninh (2003), thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày tuổi và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 ở hàm trên.

Do heo mẹ

+ Theo Nguyễn Như Pho (1995), những heo mẹ mắc hội chứng M.M.A. Heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm tử cung rơi vãi trên nền chuồng sẽ bị viêm ruột dẫn tới tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa heo con được bú ít

hoặc khơng được bú sữa đầu thường có sức đề kháng kém cũng dễ phát sinh bệnh. + Theo Võ Văn Ninh (2003), ở những đàn heo có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa khơng tiêu hóa kịp dẫn đến nhiều dưỡng chất

khó tiêu bị đẩy xuống ruột già. Đây là mơi trường thuận lợi cho những vi sinh vật có hại gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ.

+ Theo Võ Văn Ninh (2003), nái đẻ lứa đầu có thể nhiều con khơng có sữa (vú lép, tuyến vú khơng phát triển hoặc kém phát triển, khơng có núm vú hoặc núm vú khơng

có lỗ tia sữa). Heo mẹ bị nhiễm bệnh trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng

vi khuẩn xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc con sinh ra có thể bị nhiễm các vi khuẩn này.

Do chăm sóc ni dưỡng khơng đúng kỹ thuật

+ Chăm sóc ni dưỡng khơng đúng kỹ thuật là tiền đề cho vi sinh vật phụ nhiễm dẫn

đến viêm nhiễm.

+ Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy vú mẹ và heo con bú sữa của vú bị viêm hoặc do thức ăn của heo mẹ kém phẩm chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa làm cho heo con dễ bị tiêu chảy.

+ Do thiết kế chuồng trại không phù hợp làm ẩm ướt, mưa tạt gió lùa, thiết kế

máng ăn không phù hợp, do sự biến đổi đột ngột của thời tiết đều có thể gây tiêu chảy cho heo con.

Do vi sinh vật

- Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi khuẩn đường ruột được biểu thị qua sơ đồ

2.2 Vi sinh vật có lợi • Lactobacillus Acidophillus Nấm men Saccharomyces Vi sinh vật có hại

Các loại vi sinh vật gây bệnh

Tiết chất có tính kháng sinh Tiết độc tố

Các mầm bệnh gây tiêu chảy ở heo con được trình bày qua bảng 2.4

Bảng 2.4 Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa

Tên mầm bệnh Tên bệnh

Virus

Corona (TGE virus) Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm

Coronavirus Dịch tiêu chảy của heo con

Rotavirus Tiêu chảy do Rotavirus

Vi khuẩn

Clostridium perfringens type A Tràng độc huyết

Clostridium perfringens type C Viêm ruột hoại tử

E.coli Tiêu chảy heo con

Salmonella Phó thương hàn

Treponema hyodysenteriae Hồng lỵ

Campylobacter coli Tiêu chảy do Campylobacter

Nguyên sinh động vật

Isospora suis Cầu trùng

Cryptosporidium spp Cầu trùng

Do cầu trùng Isospra

Phân loại

Cầu trùng Isopora suis được phân loại như sau - Giới : Protozoa

- Ngành : Apicomplexa - Lớp : Sporozoasida - Phân lớp : Cocidiasina

(Nguyễn Như Pho, 2001)

- Bộ : Eucoccidiorida - Phân bộ :Eimeriorina - Họ : Eimeriidae - Giống : Isopora

- Loài : Isopora suis

Vòng đời

Vòng đời của cầu trùng I. suis được chia ra làm 3 pha gồm: + Pha sinh bào tử (Sporogony)

+ Pha thoát khỏi vỏ (Excystation)

+ Pha nội sinh (Endogenous) có hai giai đoạn sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính.

Một số đặc điểm truyền lây

Bệnh thường xảy ra trên gia súc còn non, heo đang mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh sẽ bài thải oocyst trong phân, từ đó lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng,

giầy dép, quần áo, dụng cụ của người chăn nuôi. Oocyst mới được bài thải khơng có

khả năng gây bệnh, chỉ sau từ 2 – 4 ngày oocyst sẽ phát triển thành oocyst gây nhiễm trong điều kiện thích hợp, có đầy đủ ẩm độ và oxygen.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập các oocyst gây nhiễm xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột, tăng sinh và phá vỡ tế bào nhung mao ruột, làm bất dưỡng nhung mao ruột, việc hấp thu chất dinh dưỡng giảm dẫn đến bệnh tiêu chảy.

Bệnh cầu trùng thường làm tổn thương niêm mạc ruột tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập làm cho bệnh càng nặng hơn.

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng chủ yếu của bệnh cầu trùng ở heo con theo mẹ là hiện tượng tiêu chảy

không kèm theo xuất huyết 4 – 7 ngày với khoảng 70 % số heo tiêu chảy không đáp ứng với các loại kháng sinh điều trị tiêu chảy. Hầu hết các heo có triệu chứng tiêu chảy

trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày tuổi, phân lỏng, thường có màu vàng, xanh xám nhạt. Heo xù lông, kém ăn, chậm lớn, làm giảm tăng trọng, kiệt sức, mất nước, nhưng

vẫn còn bú. Trong những trường hợp nặng, gây mất nước và gây chết trên heo con với tỷ lệ từ 10 – 50 % hoặc cao hơn.

Phòng và trị bệnh do cầu trùng

Phịng bệnh

- Ni heo hợp vệ sinh và thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ sát trùng chuồng trại nhằm hạn chế đến

mức tối thiểu số lượng nỗn nang có ở mơi trường bên ngồi.

- Tạo mọi điều kiện ni dưỡng chăm sóc thật tốt nhằm tăng sức đề kháng cho heo chống lại sự cảm nhiễm của cầu trùng.

Thuốc trị cầu trùng

Baycox, quinococ, cocci – stop, bio – coccidal, neo – pectin, bio – pupercoc, … Chú ý là cầu trùng có khả năng kháng thuốc rất nhanh nên phải thường xuyên thay

2.2.3.3. Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy heo con

Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày qua sơ đồ 2.3 Nguyên nhân không do vi sinh vật

Stress giảm sức đề kháng

Nhiễm trùng

đường tiêu hóa

Độc tố vi sinh vật tấn công niêm mạc ruột Viêm ruột Ức chế thần kinh giao cảm Kích thích nhu động ruột Giảm nhu động ruột Tiêu chảy Thức ăn ứ lại không tiêu Vi sinh vật có hại phát triển Mất nước chất điện giải Thiếu dinh dưỡng Nhiễm độc Chết

Sơ đồ 2.3. Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy trên heo con

Nhiều tác giả cho rằng từ 1 – 25 ngày sau khi sinh heo con thiếu HCl tự do làm giảm khả năng tiệt trùng của dạ dày – ruột tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại

trong đường ruột phát triển, gây thối rữa. Từ đó, sinh ra các sản phẩm như indol, crezol và một số khí độc như CH4, NH3…. Các vi khuẩn và độc tố tác động lên niêm

mạc ruột gây viêm ruột, tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, mất nước, mất chất điện giải,

máu cô đặc, cơ thể trúng độc, thú bị suy nhược nặng và chết.

2.2.3.4. Phòng ngừa và điều trịPhòng ngừa Phòng ngừa

Hiện nay có rất nhiều khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy trên heo con. Theo Đào Trọng Đạt (1999), để phòng chống tiêu chảy cho heo con cần áp dụng các

biện pháp:

- Chống lạnh, chống bẩn, chống ẩm.

- Nuôi dưỡng nái tốt trong thời kỳ mang thai. - Tập cho heo con ăn sớm, ăn đầy đủ dinh dưỡng. - Thường xuyên cho heo con và heo mẹ vận động.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), nên chích sắt cho heo con đúng liệu trình đồng thời trộn kháng sinh vào thức ăn, cho heo con ăn liên tục từ lúc tập ăn cho đến cai sữa.

Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế sự hiện diện của một số loại vi khuẩn. Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Biolactyl, Biosubtyl bổ sung vào thức ăn nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển.

Điều trị

Ngay sau khi phát hiện heo tiêu chảy nên điều trị nhanh và tích cực. Theo Nguyễn

Như Pho (1995), cần cung cấp năng lượng, chất điện giải và sinh lý ngọt, cấp vào xoang bụng. Tiêm hoặc cho uống kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển, cấp vitamin và bổ sung khoáng chất. Sau khi bệnh giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ thì nên dùng các chế phẩm vi sinh như: Biolactyl, Biosubtyl… cho heo uống để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột.

PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

- Thời gian

Đề tài được tiến hành từ tháng 25/01/2007 đến tháng 15/05/2007.

- Địa điểm

Trại chăn nuôi heo tư nhân, địa chỉ ấp 4, xã Tân Lập, thị trấn Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

- Khảo sát 74 nái đẻ trong thời gian tiến hành đề tài. - Heo con theo mẹ của 74 nái được khảo sát.

- Số mẫu thu thập là 15 mẫu dịch viêm tử cung từ heo nái có dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm tử cung. Tiến hành phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ, tại bệnh viện

thú y Trường Đại học Nông Lâm.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát tình hình viêm tử cung và viêm vú trên nái và các yếu tố liên quan

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nái sinh sản.

- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái sau khi sinh.

- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái theo dạng viêm, theo lứa đẻ.

Nội dung 2: Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ của một số vi khuẩn trong

dịch viêm tử cung heo nái sau khi sinh

Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Kết quả phân lập, định danh các loại vi khuẩn và tỷ lệ xuất hiện trong mẫu dịch viêm tử cung trên heo nái.

+ Kết quả và tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn phân lập đối với kháng sinh.

Nội dung 3: Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ theo thể trạng của nái.

+ Trọng lượng sơ sinh bình quân của heo con theo thể trạng của nái. + Số heo con chọn ni bình qn trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Số heo con cai sữa bình quân trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Trọng lượng bình quân lúc cai sữa ở 21 ngày tuổi.

+ Tỷ lệ nuôi sống của heo con theo từng thể trạng của nái. - Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy (theo lứa đẻ, bệnh của nái).

Nội dung 4: Thử nghiệm phòng viêm tử cung bằng oxytetracycline L.A

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Số nái bị viêm tử cung sau khi phòng bằng thuốc.

- So sánh hiệu quả của hai loại dược phẩm trong việc phòng ngừa bệnh viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh.

3.3.2. Phương pháp tiến hành

3.3.2.1. Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi:

- Dụng cụ đo: nhiệt kế và ẩm kế. - Vị trí đo: cách nền chuồng 1,5 m

- Nhiệt độ và ẩm độ được ghi nhận 3 lần trong ngày: sáng 7 giờ – 7 giờ 30 phút,

trưa từ 11 giờ 30 phút – 12 giờ, chiều 17 giờ – 17 giờ 30 phút, ghi nhận kết quả hàng ngày.

3.3.2.2. Trên heo nái

- Ghi nhận thông tin liên quan đến nái: số tai, giống nái, lứa đẻ, thể trạng của nái. - Tình trạng bệnh tật của nái sau khi được đưa lên chuồng đẻ.

- Cách theo dõi heo nái bị viêm tử cung: quan sát nền chuồng, chổ nái nằm, mông,

đuôi, mép âm hộ để phát hiện dịch nhờn, mủ hay mủ máu, heo nái có thể sốt kém ăn

hay bỏ ăn tùy vào mức độ viêm.

Một phần của tài liệu tình hình viêm tử cung, viêm vú heo nái, tiêu chảy heo con theo mẹ và phòng bệnh bằng oxytetracycline l.a (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)