2.2.2.4. Biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú trên heo nái
Phòng
Nên dọn rửa nền chuồng, máng ăn nước uống. Nền chuồng tránh để bị thủng, vỡ có nước
đọng hoặc quá ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào bầu
Bấm răng heo con sơ sinh để tránh tổn thương bầu vú. Đối với nái nhiều sữa cần tiến
hành ghép bầy khi nái ni con ít để tránh tồn đọng sữa dư gây viêm vú.
Điều trị tích cực khi nái bị viêm tử cung dạng mủ hoặc các vết thương trên bầu vú nếu
có để tránh viêm kế phát.
Điều trị
Để điều trị có kết quả cần tiến hành cấp thuốc sớm, nên sử dụng các loại kháng
sinh mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh. Theo Nguyễn Như Pho (2002), các kháng sinh hiệu quả trong điều trị viêm vú là ampicillin, cephalexin, gentamycin, norfloxacin, kết
hợp với corticoid để làm giảm viêm.
Tuy nhiên chỉ nên cấp trong 2 – 3 ngày. Điều trị không hợp lý sẽ dẫn đến xơ hóa teo
bầu vú, giảm sản lượng sữa ở kỳ sau.
Trường hợp heo nái bị viêm vú gây kém sữa sau khi sinh có thể sử dụng oxytocin
để sự xuống sữa được dễ dàng hơn giúp cho heo con bú được sữa đầu.
2.2.3. Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ 2.2.3.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy
Theo quan điểm sinh học hiện đại thì tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ của cơ thể
trước những tác động trực tiếp đến cơ thể như: vi khuẩn, virus, nhiệt độ, khẩu phần ăn… Khi tiêu chảy kéo dài thì con vật bị mất nước, mất chất điện giải, máu cô đặc làm con
vật gầy nhanh dẫn đến chết (Phùng Ứng Lân, 1985).
2.2.3.2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con Do heo con Do heo con
+ Đặc điểm sinh lý heo con trong những ngày đầu chưa kịp thích nghi với mơi
trường. Bộ máy tiêu hóa chưa hồn thiện về chức năng và cấu trúc, các men tiêu hóa chưa đầy đủ cịn nghèo về số lượng và chất lượng, HCl phân tiết ít làm cho pH trong
dịch đường tiêu hóa cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại phát triển và gây
bệnh (Kvanhixki, 1960; dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 1995).
+ Do heo con thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg sắt, nhưng sữa heo mẹ chỉ cung cấp 1 mg sắt mỗi ngày. Heo con dự trữ sắt ít (30 mg) vì màng nhau thai là hàng rào hạn chế sự vận chuyển từ mẹ sang bào thai (Nguyễn Như Pho, 1995). Trong khi đó
thiếu sắt sẽ làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobine của hồng cầu dẫn đến thiếu máu và tiêu chảy.
+ Do khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm độ chuồng nuôi cao sẽ
dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ứng Lân, 1985).
+ Heo con sơ sinh chỉ sử dụng được các vitamin tan trong nước như: vitamin nhóm B, C cịn các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K phải từ 1 đến 3 tuần tuổi
mới sử dụng được. Heo con thiếu các vitamin A, D, E, K sẽ bị rối loạn chức năng nhu động, phân tiết và hấp thu ở dạ dày, ruột đưa đến tiêu chảy.
+ Ở heo con sơ sinh lớp mỡ dưới da rất ít và thiếu mỡ nâu nên khả năng sản sinh nhiệt kém. Mặt khác, diện tích bề mặt lớn hơn so với trọng lượng cơ thể nên heo con
dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh. Khi stress lạnh kéo dài, heo con dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003)
+ Theo Võ Văn Ninh (2003), thời kỳ heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày tuổi và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 ở hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 ở hàm trên.
Do heo mẹ
+ Theo Nguyễn Như Pho (1995), những heo mẹ mắc hội chứng M.M.A. Heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm tử cung rơi vãi trên nền chuồng sẽ bị viêm ruột dẫn tới tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa heo con được bú ít
hoặc khơng được bú sữa đầu thường có sức đề kháng kém cũng dễ phát sinh bệnh. + Theo Võ Văn Ninh (2003), ở những đàn heo có heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa khơng tiêu hóa kịp dẫn đến nhiều dưỡng chất
khó tiêu bị đẩy xuống ruột già. Đây là mơi trường thuận lợi cho những vi sinh vật có hại gây bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
+ Theo Võ Văn Ninh (2003), nái đẻ lứa đầu có thể nhiều con khơng có sữa (vú lép, tuyến vú khơng phát triển hoặc kém phát triển, khơng có núm vú hoặc núm vú khơng
có lỗ tia sữa). Heo mẹ bị nhiễm bệnh trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng
vi khuẩn xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc con sinh ra có thể bị nhiễm các vi khuẩn này.
Do chăm sóc ni dưỡng khơng đúng kỹ thuật
+ Chăm sóc ni dưỡng khơng đúng kỹ thuật là tiền đề cho vi sinh vật phụ nhiễm dẫn
đến viêm nhiễm.
+ Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy vú mẹ và heo con bú sữa của vú bị viêm hoặc do thức ăn của heo mẹ kém phẩm chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa làm cho heo con dễ bị tiêu chảy.
+ Do thiết kế chuồng trại không phù hợp làm ẩm ướt, mưa tạt gió lùa, thiết kế
máng ăn không phù hợp, do sự biến đổi đột ngột của thời tiết đều có thể gây tiêu chảy cho heo con.
Do vi sinh vật
- Theo Nguyễn Như Pho (1995), hệ vi khuẩn đường ruột được biểu thị qua sơ đồ
2.2 Vi sinh vật có lợi • Lactobacillus • Acidophillus • Nấm men • Saccharomyces Vi sinh vật có hại
Các loại vi sinh vật gây bệnh
Tiết chất có tính kháng sinh Tiết độc tố