NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tình hình viêm tử cung, viêm vú heo nái, tiêu chảy heo con theo mẹ và phòng bệnh bằng oxytetracycline l.a (Trang 35 - 39)

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

- Thời gian

Đề tài được tiến hành từ tháng 25/01/2007 đến tháng 15/05/2007.

- Địa điểm

Trại chăn nuôi heo tư nhân, địa chỉ ấp 4, xã Tân Lập, thị trấn Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

- Khảo sát 74 nái đẻ trong thời gian tiến hành đề tài. - Heo con theo mẹ của 74 nái được khảo sát.

- Số mẫu thu thập là 15 mẫu dịch viêm tử cung từ heo nái có dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm tử cung. Tiến hành phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ, tại bệnh viện

thú y Trường Đại học Nông Lâm.

3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khảo sát tình hình viêm tử cung và viêm vú trên nái và các yếu tố liên quan

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nái sinh sản.

- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái sau khi sinh.

- Tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú của nái theo dạng viêm, theo lứa đẻ.

Nội dung 2: Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ của một số vi khuẩn trong

dịch viêm tử cung heo nái sau khi sinh

Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Kết quả phân lập, định danh các loại vi khuẩn và tỷ lệ xuất hiện trong mẫu dịch viêm tử cung trên heo nái.

+ Kết quả và tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn phân lập đối với kháng sinh.

Nội dung 3: Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Số heo con sơ sinh bình quân trên ổ theo thể trạng của nái.

+ Trọng lượng sơ sinh bình quân của heo con theo thể trạng của nái. + Số heo con chọn ni bình qn trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Số heo con cai sữa bình quân trên ổ theo từng thể trạng của nái. + Trọng lượng bình quân lúc cai sữa ở 21 ngày tuổi.

+ Tỷ lệ nuôi sống của heo con theo từng thể trạng của nái. - Tỷ lệ heo con theo mẹ bị tiêu chảy (theo lứa đẻ, bệnh của nái).

Nội dung 4: Thử nghiệm phòng viêm tử cung bằng oxytetracycline L.A

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Số nái bị viêm tử cung sau khi phòng bằng thuốc.

- So sánh hiệu quả của hai loại dược phẩm trong việc phòng ngừa bệnh viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh.

3.3.2. Phương pháp tiến hành

3.3.2.1. Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi:

- Dụng cụ đo: nhiệt kế và ẩm kế. - Vị trí đo: cách nền chuồng 1,5 m

- Nhiệt độ và ẩm độ được ghi nhận 3 lần trong ngày: sáng 7 giờ – 7 giờ 30 phút,

trưa từ 11 giờ 30 phút – 12 giờ, chiều 17 giờ – 17 giờ 30 phút, ghi nhận kết quả hàng ngày.

3.3.2.2. Trên heo nái

- Ghi nhận thông tin liên quan đến nái: số tai, giống nái, lứa đẻ, thể trạng của nái. - Tình trạng bệnh tật của nái sau khi được đưa lên chuồng đẻ.

- Cách theo dõi heo nái bị viêm tử cung: quan sát nền chuồng, chổ nái nằm, mông,

đuôi, mép âm hộ để phát hiện dịch nhờn, mủ hay mủ máu, heo nái có thể sốt kém ăn

hay bỏ ăn tùy vào mức độ viêm.

- Cách theo dõi heo bị viêm vú: quan sát bầu vú của heo nái, quan sát heo con đang bú, tình trạng heo con hàng ngày để biết heo mẹ có bị kém sữa, mất sữa hay không, nếu

số vú viêm nhiều thì nái có thể bị sốt cao.

- Quan sát tình trạng nái: mức độ ăn uống, thân nhiệt tình trạng sức khỏe của nái 5 ngày liên tục sau khi sinh.

- Thu thập dịch viêm tử cung trên những nái bị viêm tử cung.

Cách thu thập và bảo quản mẫu

Đối tượng là heo nái sau khi sinh bị viêm tử cung.

- Thu thập dịch viêm tử cung từ các heo nái có dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm tử cung chưa dùng kháng sinh.

- Cách lấy mẫu: mang găng tay vô trùng đưa ống tuýp vô trùng thông qua âm hộ,

âm đạo sau đó đưa tăm bơng vơ trùng qua lịng ống tuýp thấm dịch viêm tử cung. Rút

tăm bông ra đảm bảo không bị vấy bẩn bởi dịch viêm bên ngoài. Đưa mẫu dịch viêm vào

môi trường vận chuyển Carry - Blair.

- Mẫu được bảo quản trong thùng đá, đưa vào bệnh xá thú y trong vòng 24 giờ, nếu

thời gian lấy mẫu cách lúc kiểm tra hơn 36 giờ thì nhiệt độ bảo quản từ 0 – 2oC. Mẫu phải được ghi đầy đủ các chi tiết như kí hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, số tai của nái và

dạng viêm tử cung.

3.3.2.3. Trên heo con

Chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi và ghi nhận những thông tin về heo con tiêu chảy hằng ngày mỗi buổi sáng trước khi dọn vệ sinh bằng cách quan sát màu phân, độ

lỏng của phân, có dịch nhầy hay có lẫn màng giả hay khơng.

3.3.2.4. Bố trí thí nghiệm

- Trước khi thí nghiệm đã tiến hành lấy mẫu thử kháng sinh đồ.

- Dựa vào ngoại hình, giống và lứa đẻ của nái trước khi sinh khoảng 3 – 5 ngày để phân lơ thí nghiệm.

Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm phịng viêm tử cung, viêm vú trên heo nái bằng oxytetracycline L.A

Diễn giải

Lơ đối chứng Lơ thí nghiệm

Số heo nái (con) 10 10

Thuốc sử dụng Penicillin + Streptomycin Oxytetracycline L.A

Đường cấp Tiêm bắp Tiêm bắp.

Liều dùng (ml/kg) 1ml/10kg P 1ml/15kg trọng lượng. 1 lần duy nhất lúc nái đang Liệu trình 1 liều duy nhất sau khi sinh

sinh.

Chỉ tiêu theo dõi: nái bị viêm tử cung, và heo con tiêu chảy từ các nái đã được tiêm ngừa.

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Cơng thức tính

Số heo nái bị viêm vú

Tỷ lệ heo nái bị viêm vú (%) = x 100

Tổng số heo nái theo dõi Tỷ lệ heo nái viêm tử cung (%) = Số heo nái bị viêm tử cung

Tổng số heo nái theo dõi

x 100

Số nái viêm theo dạng viêm

Tỷ lệ heo nái viêm theo dạng viêm (%) = x 100

Số heo nái viêm Tổng số heo nái viêm theo lứa Tỷ lệ nái viêm theo lứa (%) =

Tổng số heo nái theo dõi theo lứa

x 100

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) = Tổng số ngày con tiêu chảy

Tổng số ngày con nuôi x 100 Trọng lượng sơ sinh bình quân (kg) = Tổng trọng lượng sơ sinh

Tổng số con sơ sinh Trọng lượng cai sữa bình quân (kg) = Tổng trọng lượng cai sữa

Tổng số con cai sữa

Các số liệu được theo dõi tính tốn bằng phần mềm EXCEL, các tỷ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey`s và Chisquare của phần mềm MINITAB 13.

Một phần của tài liệu tình hình viêm tử cung, viêm vú heo nái, tiêu chảy heo con theo mẹ và phòng bệnh bằng oxytetracycline l.a (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)