Lớp vỏ kitin của tôm mềm và có màu xanh

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh (Trang 30 - 36)

• Trên cá

Cá biếng ăn, hoạt động bơi bị rối loạn. Cơ thể có màu đen đặc biệt ở vùng lưng và trên các vết thương tổn; da, vây có thể sưng lên và bị lở loét. Cơ nổi hạch, mang nhợt nhạt, mắt cá lồi đục.

Lớp cơ dưới da có nhiều sắc tố melanin màu đen và thể hiện dấu hiệu hoại tử, có hiện tượng lở loét của lớp biểu bì. Lá lách, gan, thận bị hoại tử, vết hoại tử này lan nhanh, hoá lỏng và lá lách sẽ có màu đỏ anh đào, rồi mất dần hình dạng ban đầu của

nó, gan chuyển từ màu xám nâu thành màu vàng. Các cơ quan bên trong khoang bụng xuất hiện mạch máu nổi rõ lên. Tim cá bị bệnh xuất hiện các vết nâu đen.

2.2.8. Tình hình nhiễm Vibrio spp trong thực phẩm thủy hải sản đông lạnh ở Việt Nam và trên thế giới lạnh ở Việt Nam và trên thế giới

2.2.8.1. Tình hình nhiễm Vibrio spp trong thực phẩm thủy hải sản

đông lạnh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, tình hình nhiễm Vibrio spp trong thực phẩm thủy hải sản là rất

đáng báo động. Dịch tiêu chảy cấp năm 2007 xảy ra với diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh chóng: Đợt 1 (từ 23/10/2007-6/12/2007): xảy ra tại 14 tỉnh với 259

trường hợp (+) với phẩy khuẩn tả, đợt 2 (24/12/2007-5/2/2008): tại thành phố Hà Nội với 32 trường hợp (+). Dịch tiêu chảy cấp xuất hiện do yếu tố môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, bên cạnh đó cịn một yếu tố nguy cơ gây gia

tăng tỷ lệ nhanh đó chính là việc nhiễm các lọai vi sinh: E.coli, V.chloera,

Clostridium perfringens…của một số loại thức phẩm nguy cơ: các loại mắm, rau

sống, thức ăn đường phố ăn liền, các loại thực phẩm hải sản tươi sống đông lạnh.

Trong năm 2009, cả nước đã xảy ra 147 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 5.026 người mắc, 3.938 người đi viện, 33 người tử vong. Vào năm 2010 các vụ ngộ

độc thực phẩm thường xuyên xảy ra ở tập thể như: trong quý III/2010 cả nước đã

có 48 vụ ngộ độc thực phẩm trong đó có 1.627 người mắc, 12 người tử vong, 75

cơng nhân của Xí nghiệp may Global (KCN Tiền Hải, huyện Tiền Hải) bị ngộ độc thực phẩm, Bình thuận 11/6/2010 có 127 du khách bị ngộ độc thực phẩm.

2.2.8.2. Tình hình nhiễm Vibrio spp trong thực phẩm thủy hải sản

đông lạnh trên thế giới

Trên thế giới các vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chiếm khoảng 70% tổng số ca ngộ độc thực phẩm. Tại các nước châu Á Vibrio spp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc và các vụ nhiễm Vibrio spp chủ yếu ở các nước Nhật Bản,

Theo thống kê ở Nhật Bản năm 1997 có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989 người mắc, ở Úc mỗi ngày có 11.500 người mắc các bệnh cấp tính do ăn uống gây

ra, ở Mỹ hàng năm có đến con số hàng triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Năm 2001, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) cho biết có 184.311 trường hợp bệnh tả được báo cáo từ 58 quốc gia (95% các quốc gia này thuộc Phi Châu) và có 2.728 người chết do tiêu thụ thức ăn nhiễm Vibrio spp.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VIBRIO TRONG THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH

3.1. Phương pháp truyền thống

3.1.1. Phương pháp định tính

3.1.1.1. Nguyên tắc.

Một lượng mẫu xác định (10g hoặc 25g) được tăng sinh trong môi trường chọn lọc đặc trưng. Cấy phân lập từ môi trường tăng sinh sang môi trường phân biệt chọn lọc đặc trưng. Cấy khuẩn lạc nghi ngờ trên môi trường phân lập được khẳng đỉnh

bằng các phản ứng sinh hóa và huyết thanh học. Môi trường tăng sinh chọn lọc cho

V. cholerae, V. alginolytycus và V. vulnificus là nước peptone kiềm. Trong khi đó

mơi trường Colistine Polymicine Borth thường được dùng để tăng sinh V.

parahaemolyticus. Môi trường thường dùng để phân lập Vibrio là TCBS

(Thiosalphate Citrate Bile Sucrose Agar). Các vi sinh vật len men được sucrose trong môi trường này sẽ cho khuẩn lạc màu vàng và làm acid hóa mơi trường bên dưới khuẩn lạc. Nếu vi sinh vật không len men được đường sucrose sẽ cho khuẩn lạc màu xanh. 3.1.1.2. Thiết bị và dụng cụ • Tủ ấm 37oC • Bể điều nhiệt 42oC • Cân điện tử có độ chính xác 0,0001g • Mấy nghiền đồng thể • Mấy lắc ống nghiệm • Đĩa petri • Ống nghiệm với các kích cỡ 13, 16, 18mm

• Một số thiết bị thông thường khác như: máy đo pH, tủ sấy, nồi hấp thanh

trùng, tủ lạnh.

3.1.1.3. Mơi trường và hóa chất

• Canh Colistine Polymicine Broth (Colistine).

• Thạch Thiosulphate Citrate Bile salt Sucrose (TCBS Agar). • Canh Tryptone.

• Thạch Kligler Iron (KI).

• Canh Hugh Leifson Glucose (HLG). • Canh Carbohydrate tím.

• Mơi trường thử nghiệm Decarboxylase (Moeller). • Dung dịch oxidase.

• Dung dịch thử nghiệm String (sodium desoxycholate 5%). • Kháng huyết thanh polyvalent O dùng cho V.cholerae. • Kháng huyết thanh O.

• Dung dịch NaOH 1N. • Dung dịch HCl 1N.

• Dung dịch dầu phủ vơ trùng. • Dung dịch Bromocresol tím.

3.1.1.4. Quy trình phân tích.

Dùng que cấy vịng lấy mẫu, cấy ria lên mặt đĩa mơi trường thạch TCBS để phân lập khuẩn lạc đơn. Ủ trong 18 – 22 giờ. 

Khuẩn lạc đặc trưng của Vibrio có hình dạng: KL V.cholerae và V.

alginolyticus lớn, đường kính 2-3mm,láng, màu vàng, hơi phẳng, tâm đục,

có quầng trắng đục xung quanh. Khuẩn lạc V.parahaemolyticus và V.

vulnificus lớn, đường kính 3-4mm, màu xanh đến xanh dương.

25g mẫu + 225ml canh tăng sinh chọn lọc (APW) € đồng nhất trong 30 giây € độ pha loãng 10-1

Chọn khuẩn lạc đặc trưng, cấy sang môi trường không chọn lọc T1N1 (3% NaCl) hoặc TSA bổ sung 3% NaCl. Đem ủ 37 oC trong 18- 24h. 

Thử nghiệm sinh hóa và thử nghiệm kháng huyết thanh.

Kết luận.

Phát hiện hay không phát hiện Vibrio trong 25g (10g) mẫu.

3.1.1.5. Thuyết minh quy trình

Ư Chuẩn bị mẫu

Cân chính xác 25g (10g) mẫu cho vào bao PE vơ trùng, sau đó thêm 225ml (90ml) dung dịch pha loãng mẫu APW. Tiến hành đồng nhất mẫu bằng máy dập mẫu. Thời gian dập mẫu là 30 giây. Tất cả các thao tác phải thực hiện trong điều kiện vơ trùng.

Ư Tăng sinh chọn lọc

Dùng nước peptone kiềm chứa 1% muối NaCl cho trường hợp V.cholerae và V.

alginolyticus, V. vulnificus.

Dùng canh Colistine cho trường hợp V.parahaemolyticus. Sau đó đem ủ ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ.

Ö Phân lập

Sau 24 giờ, dùng que cấy vịng lấy một ít sinh khối trên môi trường APW và cấy lên bề mặt đĩa môi trường thạch TCBS để phân lập khuẩn lạc đơn, ủ 37oC trong 18 – 22 giờ. Hình dạng khuẩn lạc đặc trưng của các lồi Vibrio trên mơi trường này

như sau: khuẩn lạc V.cholerae và V. alginolyticus lớn, đường kính 2-3mm, láng, màu vàng, hơi phẳng, tâm đục, có quầng trắng đục xung quanh. Khuẩn lạc

V.parahaemolyticus và V. vulnificus lớn, đường kính 3-4mm, màu xanh đến xanh

dương.

 

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ sinh học Tìm hiểu quy trình phát hiện Vibrio trong thủy hải sản đông lạnh (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)