CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN XE
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐÈN THÔNG MINH
2.3. Xu hướng phát triển hệ thống chiếu sáng chủ động
Hệ thống chiếu sáng chủ động (adaptive front lighting system – AFS) nằm trong lĩnh vực an toàn chủ động đang được rất quan tâm và chú trọng nghiên cứu, ứng dụng nhằm cải thiện mức độ thân thiện, an toàn và tăng tính tiện ích cho người lái xe. Giảm thiểu tối đa khả năng rủi ro mà người điều khiển xe có thể gặp phải vì những lí do khách quan do quan sát hạn chế vào ban đêm, giúp người lái xe không phải quá căng thẳng khi lái xe ban đêm do phải quan sát tập trung cao độ và liên tục.
Đối với hệ thống chiếu sáng góc cua hiện nay, người ta bố trí cả hệ thông đèn chiếu sáng góc cua tĩnh và đèn chiếu sáng góc cua động, 2 hệ thống này bổ khuyết cho nhau, hệ thống đèn liếc tĩnh thì đáp ứng tốt đòi hỏi về vùng chiếu sáng khi xe rẽ trái hoặc phải, còn hệ thống đèn liếc động đáp ứng tốt vùng chiếu sáng khi xe ôm cua một cách uyển chuyển, linh động.
Hình 2.18. Xe bố trí cả hệ thống chiếu sáng góc cua tĩnh và động.
Trong khái niệm hệ thống chiếu sáng chủ động hiện nay không chỉ đơn thuần là thay đổi vùng chiếu sáng chủ động theo góc cua. Các nhà sản xuất hướng tới chiếu sáng chủ động là phải tương thích, điều chỉnh luồng sáng theo điều kiện đường xá, không chỉ về góc cua, mà cả về không gian xe đang chạy.
Nhờ việc sử dụng một hệ thống thấu kính có thể thay đổi dịch chuyển tâm sáng từ nguồn tới thấu kính và sắp xếp hệ thống chắn sáng, nguồn sáng trong ôtô còn có thể điều chỉnh gần xa, tỏa rộng hay thu hẹp, tăng hay giảm cường độ sáng, việc điều khiển các chế độ chiếu sáng dựa trên các tín hiệu tốc độ, góc lái, tải trọng… mà các cảm biến đưa về mạch điều khiển, mạch điều khiển sẽ xử lý thông tin và phát các tín hiệu điều khiển các cơ cấu chấp hành theo các chương trình lập trình sẵn.
Dưới đây là các chế độ xe chạy trong điều kiện địa hình đường xá khác nhau:
- Trong điều kiện xe chạy trên đường nông thôn: Mặc dù mật độ phương tiện giao thông không đông đúc nhưng do tình trạng đường xá xấu và không có hệ thống chiếu sáng giao thông nên hệ thống chiếu sáng chủ động - AFS điều chỉnh luồng ánh sáng mở rộng về hai bên, cường độ sáng tương đối lớn.
Hình 2.19. Xe có sử dụng hệ thống AFS và không sử dụng AFS ở đường nông thôn
- Trong điều kiện xe chạy trong thành phố, mật độ xe đông đúc, khoảng cách giữa các thành phần giao thông gần nhau, nhiều cua hẹp, gãy khúc, hệ thống AFS điều chỉnh ánh sáng ngoài việc chuyển hướng thì còn phải hạ thấp, mở rộng về hai bên, cường độ sáng vừa phải:
Hỡnh 2.20. Ngoài việc chiếu sỏng theo cỏc ngừ rẽ trong thành phố…
Hình 2.21. Vùng chiếu sáng phải mở rộng về hai bên và hạ thấp
- Khi xe chạy trên xa lộ: Lúc này xe có tốc độ cao đèn phải hoạt động ở một chế độ khác: chiếu xa hơn vì yêu cầu về tầm nhìn xa hơn, mạnh hơn vì xe chạy trong không gian tối hơn, nhưng phải hạ tầm sáng bên phía đối diện để không làm chói xe chạy ngược chiều, không ảnh hưởng người vượt bên trái.
Hình 2.22. Trên đường xa lộ
Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật định vị toàn cầu, các nhà sản xuất đang tính tới việc kết hợp hệ thống định vị với hệ thống chiếu sáng, tức là: hệ thống định vị với các bản đồ chi tiết được cài đặt sẽ xác định chính xác tình trạng cung đường người lái đã chọn, bao gồm cả các ngã rẽ hay cua vòng, kết hợp với tốc độ xe đang chạy, hệ thống điều khiển sẽ thay đổi, đáp ứng vùng chiếu sáng tùy theo điều kiện địa hình và sự thay đổi này nhanh chậm là tùy theo tốc độ của xe.
Với đà phát triển của kỹ thuật định vị, người ta đang bàn tới việc kết hợp hệ thống định vị với hệ thống chiếu sáng tức là: hệ thống định vị với các bản đồ chi tiết được cài đặt sẽ xác định chính xác tình trạng cung đường người lái đã cài đặt bao gồm cả các ngã rẽ hay cua vòng.
việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu sẽ cho phép xe chiếu sáng chủ động hoàn toàn.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH CHIẾU SÁNG THÔNG