CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU TRÊN XE
1.4. Hệ thống đèn tín hiệu
1.4.1. Hệ thống đèn báo rẽ
1.4.1.1 Hệ thống đèn xinhan có công tắc hazard rời:
Hình 1.25. Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard rời
G2:Accu K4: Rơ le nháy S1: Khóa điện S2: Công tắt đèn cảnh báo S3: Công tắt đèn
xin đường
F2,F3: Cầu chì H6,H7: Đèn xin đường trái
H8,H9: Đèn xin đường phải Hệ thống gồm: Accu, rơ le nháy, khóa điện, công tắc đèn xi nhan, công tắt cảnh báo, đèn xi nhan trái, đèn xi nhan phải, cầu chì.
khi bật khóa điện và công tắt đèn cảnh báo S2 ở vị trí off sẽ có dòng điện điều khiển cho rơ le nháy làm việc như sau:
(+) Accu 30(khóa điện) 15(khóa điện) cầu chì F2 15(công tắt S2) 49(công tắt S2) 49(rơ le K4) 31(rơ le K4) mát.
- Khi rơ le nháy K4 đóng tiếp điểm sẽ có dòng điện đi từ:
(+) Accu 30(khóa điện) 15(khóa điện) cầu chì F2 15(công tắt S2) 49(công tắt S2) 49(rơ le K4) 49A( rơ le K4) 49A(công tắt S3).
Tại đây:
- Nếu ta bật công tắt S3 sang trái thì dòng điện từ cự L của công tắt S3 H6,H7 mát. Làm đèn xi nhan trái sáng.
Nếu ta bật công tắt S3 sang phải thì dòng điện từ cự R của công tắt S3 H8,H9 mát. Làm đèn xi nhan phải sáng.
Khi ta bật công tắt đèn cảnh báo S2 thì sẽ có dòng điện đi như sau:
(+) Accu 30(công tắt S2) 49(công tắt S2) 49(rơ le K4) 31(rơ le K4) mát.
- Dòng điều khiển cho rơ le K4 làm việc, rơ le K4 đóng tiếp điểm thì xuất hiện dòng điện đi như sau:
(+) Accu 30(công tắt S2) 49(công tắt S2) 49(rơ le K4) 49A(rơ le K4) 49A(công tắt S2). Tại đây dòng điện được chia than hai nhánh:
- Nhánh 1 đi tới R(công tắt S2) H8,h9 mát.
- Nhánh 2 đi tới L(công tắt S2) H6,H7 mát.
Lúc này cả hai đèn xin đường phải và trái đều sáng. Thông thường chỉ khi xe xin vượt thẳng hoặc xe đỗ trên đường trong trường hợp cẩn cấp, như xe gặp sự cố hoặc phải sửa chữa trên đường thì người lái bật công tắt đèn cảnh báo.
1.4.1.2. Hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp.
Hình 1.26. Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp
Khi công tắc xi nhan bật Off, dòng điện từ công tắc máy qua chân G1, G3 đến bộ Flasher phát tín hiệu Flash chờ ở đó.
Khi công tắc xinhan bật On (Righ hay Left) tín hiệu flash từ chân L bộ Flasher đến chân G4 rồi qua chân G6 đến các bóng đèn xinhan bên phải (nếu bật Righ) hoặc qua chân G5 đến các bóng đèn xinhan bên trái (nếu bật Left).
Khi công tắt đèn cảnh báo bật On thì có dòng đi từ (+) Accu đến chân G2(của công tắc tổ hợp) tới cực B(rơ le nháy) tới cực E(rơ le nháy) ra mát. Có dòng điện qua rơ le nháy làm tiếp điểm rơ le nháy đóng sẽ có dòng điện đi từ: (+) Accu đến G2(công tắt tổ hợp) tới cực B(rơ le nháy) tới cực L(rơ le nháy) qua tiếp điểm của rơ le nháy tới các đèn xi nhan L,R đồng thời 2 đèn báo sẽ trái phải đều sáng.
1.4.1.3. Hệ thống đèn xi nhan điều khiển tích hợp.
Nguyên lý hoạt động của mạch đèn xi nhan điều khiển tích hợp.
Ở mạch đèn xinhan điều khiển tích hợp không có bộ nháy Flasher mà thay vào đó là một IC điều khiển, vừa phát ra tín hiệu Flash vừa lấy tín hiệu công tắc xinhan và công tắc Hazard để điều khiển đóng mở các relay, bật tắt các bóng đèn xinhan.
Để tránh trường hợp người lái xe vì bất cẩn phát tín hiệu hướng báo rẽ sai, do công tắc xinhan bật không đúng cũng như quên tắt công tắc xinhan, người ta bố trí các đèn LED báo rẽ trái và phải trên táp – lô, các đèn LED báo rẽ này được mắc song song với các bóng đèn xi nhan nhờ vậy các đèn LED này sẽ sáng lên khi ta bật công tắc xinhan trái hay phải tương ứng. Ngoài ra một số xe có trang bị thêm IC nhạc phát ra âm thanh khi bật công tắc xinhan.
Hình 1.27. Mạch điện hệ thống đèn xinhan điều khiển bằng bộ tích hợp Hoạt động của mạch điện hệ thống cảnh báo đèn xinhan được hoạt động như sau:
Mạch điện gồm một IC điều khiển, 2 transistor điều khiển và 2 relay đèn xinhan.
Rẽ sang trái:
Hình 1.28. Sơ đồ khi xi nhan sẽ trái
Khi công tắc đèn xi nhan bật Turn Left, cực EL của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ trái, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay trái qua các bóng đèn xinhan trái và qua bóng đèn báo rẽ xinhan trái trên táp – lô, các bóng đèn xinhan trái sáng, và đèn báo rẽ trái trên táp – lô cũng sẽ sáng.
Rẽ sang phải:
Hình 1.29. sơ đồ khi xi nhan sẽ phải
Khi công tắc đèn xinhan bật Turn Right, cực ER của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ phải, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay phải qua các bóng đèn xinhan phải và qua bóng đèn báo rẽ xinhan phải trên táp – lô, các bóng đèn xinhan phải sáng, và đèn báo rẽ phải trên táp – lô cũng sẽ sáng.
Nếu một bóng đèn xinhan bị cháy, thì IC điều khiển sẽ phát ra tần số nhấp nháy nhiều lên để thông báo cho người lái biết.
Bật công tắc Hazard:
Hình 1.30. sơ đồ khi bật công tắc cảnh báo
Khi bật công tắc Hazard, cực EHW của IC điều khiển được tiếp mát. IC điều khiển phát tín hiệu dẫn cả hai transistor điều khiển relay trái và phải. Dòng điện từ + B
qua các tiếp điểm relay đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn xinhan và đèn báo rẽ đều sáng.
1.4.2 . Đèn báo phanh.
Mạch điện báo phanh rất đơn giản, khi đạp bàn đạp phanh cũng là đóng công tắc đèn báo phanh, cấp dòng điện cho đèn, đèn báo phanh sáng.
Hình 1.31. Mạch điện đèn báo phanh