Đặc trƣng bài khái quát văn học sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.Đặc trƣng bài khái quát văn học sử

Văn chƣơng tồn tại và phát triển nhƣ một dòng chảy. Miêu tả dịng chảy đó là nhiệm vụ của lịch sử văn chƣơng. Dòng chảy của lịch sử văn chƣơng là dịng chảy của sáng tạo văn chƣơng. Nhà văn ln luôn sáng tác trong sự tiếp nối với những điều họ đã nói với những gì các nhà văn khác đã nói. Thầy giáo dạy lịch sử văn chƣơng là ngƣời có ý thức đầy đủ về dịng chảy đó biết nó bắt nguồn từ đâu và đi về đâu, trải qua các thác ghềnh nào, mở rộng dòng ở thời điểm nào…để biết khi nào dòng lịch sử văn chƣơng lại đổ dốc, khi nào lại có chiều ngƣng đọng, tỏa rộng. Lịch sử văn chƣơng không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức về lịch sử sáng tạo và tiếp nhận văn chƣơng của một dân tộc mà còn giúp cho học sinh hiểu đƣợc lịch sử, văn hóa, xã hội… trong sự phát triển của dân tộc đó. Ý thức dân tộc và ý thức nhân văn là hai nguồn động lực hấp dẫn học sinh học lịch sử văn chƣơng Việt Nam đồng thời với việc bồi đắp cho các em lòng yêu nƣớc và lòng nhân ái trong cuộc sống hiện đại.

Trong chƣơng trình mơn văn ở trƣờng Trung học phổ thơng có ba loại giờ học: phân tích tác phẩm, dạy bài văn học sử, dạy bài lý luận văn học. Mỗi loại bài có đặc điểm riêng, do vậy phƣơng hƣớng giảng dạy, cách khai thác bài học cũng có những u cầu riêng. Q trình thiết kế bài học khơng phải là q trình giáo viên cung cấp kiến thức mà là quá trình giáo viên hƣớng dẫn học sinh hình thành kiến thức. Vì vậy, giáo viên ln ln phải hình dung ra những hình thức hoạt động cụ thể sẽ tiến hành trong lớp để giúp học sinh tham gia tích cực vào q trình tìm hiểu kiến thức.

Đặc điểm quá trình nhận thức của con ngƣời đi từ khái quát đến cụ thể và từ cụ thể đến khái quát, từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng. Tri thức văn học sử là tri thức mang tính khoa học, đồng thời cũng mang tính đặc thù của một môn học. Dựa vào nhà trƣờng các tri thức đó đƣợc chọn lọc, cấu trúc lại phù hợp với mục tiên đào tạo và đặc điểm lứa tuổi. Đặc trƣng bao quát của tri thức văn học sử ở trƣờng Trung học phổ thông là đi từ mở rộng đến thu hẹp, đi từ khái quát đến cụ thể, đạt đến mức giới hạn về kiến thức giảng văn. Các bài văn học sử trong chƣơng trình là những bài tổng kết về một thời kỳ văn học, một giai đoạn văn học, khái quát về một tác gia ( tiểu sử và sự nghiệp sáng tác), khái quát về một tác phẩm ( giá trị nội dung và nghệ thuật).

Trong chƣơng trình cải cách giáo dục, lịch sử văn học Việt Nam đƣợc phân kỳ lại gồm hai dòng là văn học dân gian, văn học viết và ba thời kỳ là văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, văn học từ 1945 đến nay. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn bao gồm những sự kiện lịch sử, xã hội, văn học, trào lƣu văn học, những tác gia, tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Do vậy kiến thức của bài văn học sử có những đặc điểm sau:

1.2.1. Tính khái quát

Văn học sử là những bài học tổng kết cả một thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, trào lƣu văn học, tổng kết sự nghiệp sáng tác của một tác gia nên kiến thức văn học sử có tính khái qt, trừu tƣợng cao. Bài văn học sử vì vậy mà khó dạy, khó học. Tính khái qt trong kiến thức văn học sử thể hiện ở nhiều cấp độ. Cấp độ một là thời kỳ văn học; cấp độ hai là giai đoạn văn học; cấp độ ba là tác gia; cấp độ bốn là tác phẩm. Kiến thức trong bài thời kỳ văn học là sự tổng hợp, khái quát những vấn đề của các giai đoạn văn học, các tác gia, tác giả, tác phẩm,. Kiến thức trong bài giới thiệu về một tác gia là sự tổng kết cuộc đời và sự nghiệp của tác gia đó với những tác phẩm tiêu biểu.

Phần giới thiệu tác phẩm là sự đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm lớn, sau đó trong phần giảng văn, học sinh chỉ học một trích đoạn của tác phẩm.

Nhƣ vậy, mỗi luận điểm, luận cứ trong bài khái quát văn học sử chứa đựng những khối lƣợng kiến thức lớn, có tính khái qt cao. Ví dụ: về giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, sách giáo khoa lớp 10, tập 1 viết: Đây là giai đoạn tập trung những tác giả tiêu biểu nhất của

văn học thời phong kiến như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xn Hương, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Cơng Trứ… Trong văn học giai đoạn đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong đó các nhà văn, nhà thơ đặt ra những vấn đề về quyền sống của con người trong xã hội phong kiến, nhất là quyền sống của người phụ nữ; vấn đề tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi và đấu tranh chống lại những thế lực vùi dập con người.

Trong nhận định trên có những khái quát về đặc điểm chung của cả giai đoạn văn học: nhân đạo chủ nghĩa, trong đặc điểm chung này bao hàm những nét chung và nét riêng trong sáng tác của những tác giả khác nhau nhƣ: thơ văn Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống con ngƣời trƣớc hết là phụ nữ, biểu dƣơng đề cao sức sống mới; Nguyễn Gia Thiều với tác phẩm nổi tiếng là “Cung oán ngâm khúc” tố cáo vua chúa xa hoa hƣởng lạc, chà đạp lên thân phận của những cung tần mĩ nữ nơi cung cấm; thơ Hồ Xuân Hƣơng thông cảm sâu sắc nỗi khổ của chị em phụ nữ và địi quyền bình đẳng với nam giới; thơ Nguyễn Cơng Trứ là nhiệt tình hăm hở với chí làm trai giữa cuộc đời mà cuối cùng lại bị chế độ phong kiến nhà Nguyễn làm vỡ mộng đến phải chán trƣờng…Đây là giai đoạn huy hoàng trong lịch sử văn học nhƣ từ lâu nhiều ngƣời vẫn quan niệm.

1.2.2. Tính hệ thống

Tính hệ thống của kiến thức văn học sử gắn liền với tính khái quát . thể hiện ở những điểm sau:

Các dòng văn học, thời kỳ văn học, giai đoạn văn học, các khái niệm, các nhận định văn học đƣợc sắp xếp theo tiến trình lịch sử, qua đó thể hiện sự vận động của nền văn học dân tộc. Ví dụ: chƣơng trình văn học từ lớp 10 đến lớp 12 đƣợc dựa theo tiến trình phát triển của văn học từ văn học dân gian

đến văn học viết. Trong dòng văn học viết, bài mở đầu là khái quát thời kỳ văn học từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, ở lớp 11 là bài khái quát văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, lớp 12 là bài văn học từ 1945 đến 1975.

Tính hệ thống còn đƣợc thể hiện ở từng bài học: Trong thời kỳ văn học bao gồm các giai đoạn văn học; trong các giai đoạn văn học có các tác gia, tác giả, mỗi tác gia lại có những tác phẩm khác nhau.

Thể hiện trong cấu trúc từng bài với hai phần: Thứ nhất là khái quát về tình hình xã hội, văn hóa của thời kỳ văn học, giai đoạn văn học hoặc nêu nên những nét chính, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một tác gia; Thứ hai là giới thiệu về thành tựu văn học của thời kỳ, giai đoạn văn học đó hoặc sự nghiệp sáng tác của tác gia. Giữa hai phần có mối quan hệ chặt chẽ. Thành tựu của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, một tác gia, tác giả chỉ có thể đƣợc hình thành, phát triển trong những điều kiện lịch sử , xã hội, trong bầu khơng khí văn hóa, tinh thần nhất định.

Thể hiện trong từng phần nhƣ mối quan hệ nội dung và hình thức nghệ thuật trong bản thân một hiện tƣợng văn học.

Thể hiện trong cấu trúc giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới trong tập 1 và tập 2 của cả ba cấp lớp 10, 11,12. Tƣơng ứng với phần văn học dân gian ở lớp 10, tập 1, học sinh sẽ học văn học dân gian Hy lạp, Ấn Độ… Tƣơng ứng với thời kỳ văn học trung đại Việt Nam ở lớp 11 tập 1, học sinh sẽ

tiếp xúc với văn học cổ điển thế giới. Tƣơng ứng với phần văn học hiện đại Việt Nam ở lớp 12, tập 2, học sinh sẽ tiếp xúc với văn học hiện đại của Mĩ, Trung Quốc, Nga.

1.2.3. Tính tổng hợp

Văn học của bất kỳ thời nào bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định. Do vậy kiến thức của giờ học văn học sử là kiến thức mang tính tổng hợp về lịch sử, xã hội, văn hóa, triết học, tơn giáo, chính trị. Ví dụ: trong văn học trung đại Việt Nam có hiện tƣợng tam giáo đồng

ngun, tức có sự giao hịa của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nếu giáo viên khơng có hiểu biết nhất định về lịch sử , về Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo thì khơng thể hiểu sâu văn học nhà Nho cũng như không thể hiểu tại sao trong Truyện Kiều lại có yếu tố định mệnh, tại sao Nguyễn Trãi, Nguyễn Cơng Trứ lại có tinh thần nhập thế mạnh mẽ.

Văn học giai đoạn 1930 -1945 phân hóa thành ba trào lƣu: lãng mạn, hiện thực phê phán và cách mạng. Nguyên nhân của sự phân hóa này là do sự xuất hiện của Đảng Cộng sản, của tầng lớp trí thức Tây học, tầng lớp tƣ sản, tiểu tƣ sản trong xã hội, do sự giao lƣu với văn học phƣơng Tây đặc biệt là văn học Pháp… Phải hiểu những đặc trƣng lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kỳ này mới có thể hiểu đƣợc những thành tựu văn học của nó.

Tóm lại, lịch sử của văn học là lịch sử của thời gian. Thời gian và văn học đi song hành nhƣng không phải lúc nào cũng giữ đúng song tuyến. Bài văn học sử đƣợc học nhƣ một bài mở đầu cho một thời kỳ, giai đoạn văn học. Học sinh học trong điều kiện chƣa có những hiểu biết cụ thể về tác giả, tác phẩm của thời kỳ, giai đoạn văn học đó. Do vậy bài giảng cần đƣợc cụ thể hóa bằng những dẫn chứng, sau đó khi học tác phẩm cần thơng qua tác phẩm

củng cố lại những kiến thức khái quát đã học trong giờ văn học sử, giúp học sinh có cái nhìn hệ thống với vấn đề đã học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 26 - 31)