Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm

- Về phía giáo viên tham gia thực nghiệm:

+ Câu hỏi trong giáo án thực nghiệm đƣợc biên soạn có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng và vận dụng sáng tạo từ cách dạy truyền thống, đáp ứng yêu cầu đánh giá học sinh theo định hƣớng tiếp cận năng lực.

+ Câu hỏi trong giáo án thực nghiệm có khả năng phát huy đƣợc trí lực của học sinh; giúp giáo viên đánh giá đƣợc thực tế dạy và học để kịp thời điều chỉnh (từ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng thành thục và tính chủ động trong làm bài của học sinh).

+ Các câu hỏi đƣa ra trong giáo án này cũng giúp giáo viên phát huy đƣợc khả năng sáng tạo, gợi hứng thú cho học sinh, không chỉ giúp họ bộc lộ năng lực bộ mơn mà cịn thể hiện phần nào phẩm chất nhân cách của mình.

- Về phía học sinh:

+ Câu hỏi trong giáo án thực nghiệm giúp ngƣời học phát huy đƣợc trí lực của mình, tạo cơ hội cho họ vừa thể hiện những hiểu biết về nhiều

phƣơng diện, vừa biết vận dụng kĩ năng thành thục và chủ động trong làm bài.

+ Câu hỏi ra theo hƣớng đổi mới cũng phát huy đƣợc khả năng sáng tạo, học sinh có hứng thú học và làm bài bởi không gặp những kiểu câu hỏi na ná giống nhau nhƣ trƣớc, họ khơng chỉ bộc lộ năng lực bộ mơn mà cịn thể hiện phần nào phẩm chất nhân cách của mình, có điều kiện bày tỏ suy nghĩ độc lập, nhất là trƣớc các vấn đề xã hội.

Từ thực tế học và làm bài theo hƣớng đổi mới của học sinh, chúng tơi có những đánh giá sau:

- Học sinh có trình độ tiếp nhận và giải quyết những câu hỏi của giáo viên đƣa ra.

- Những học sinh khá giỏi rất có hứng thú với với cách dạy và học theo hƣớng đổi mới này bởi các em đƣợc dịp thể hiện ý kiến độc lập cũng nhƣ những năng lực bộ mơn đã đƣợc tích lũy trong thời gian dài.

- Các em hào hứng chờ đợi kết quả khi làm bài kiểm tra để biết hiệu quả làm việc của mình.

- Giáo án thực nghiệm đƣợc soạn theo hƣớng đánh giá năng lực của học sinh đã làm thay đổi thói quen học tập và kiểm tra thụ động của học sinh bấy lâu nay; họ đã bắt đầu biết khám phá, tìm tịi, chủ động trong suy nghĩ, trình bày bài.

- Kết quả thực nghiệm là căn cứ để khẳng định khả năng ứng dụng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng đổi mới mà luận văn đề xuất. Hơn nữa, chúng ta đều nhận thấy đƣợc vai trò của đổi mới cách đƣa ra câu hỏi trong dạy học bài khái quát văn học sử nói riêng và giảng dạy Ngữ văn nói chung nhằm kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cũng nhƣ đánh giá đƣợc năng lực của họ trong môn học này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 70 - 72)