Tính đặc trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2.Tính đặc trưng

1.3. Đặc điểm bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX

1.3.2.Tính đặc trưng

Nhƣng cũng sẽ là thiếu khách quan và cơng bằng khi cho đó chỉ là một nền văn nghệ minh họa, chỉ dừng lại ở giá trị tuyên truyền nhất thời, khơng có giá trị lâu dài. Chính trong khi hƣớng tới nhiệm vụ chính trị, hƣớng tới việc thỏa mãn các nhu cầu của quần chúng mà văn học ta đã có những phát hiện nghệ thuật quan trọng về hiện thực và con ngƣời. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh tƣợng cả một dân tộc vùng dậy đi tới ánh sáng và tự do. Mặc dù văn học kháng chiến có vẻ ít quan tâm đến nghệ thuật nhƣng vẫn có những

thành công nổi bật. Trên thực tế văn học đã thực hiện một quá trình tìm kiếm

những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người” (Nguyễn Minh

Châu), nói lên khát vọng của cả một dân tộc chiến đấu cho chân lí “ khơng có

gì q hơn độc lập tự do”.

Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 là giai đoạn mở đầu cho một thời kì văn học mới chƣa có tiền lệ. Do đó những gì mà nó đạt đƣợc phải đƣợc xem xét, đánh giá trong ý nghĩa và vị trí của bƣớc khởi đầu. Ngay sau Cách mạng tháng Tám và trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, một thế hệ cầm bút mới đã có ý thức tìm kiếm, đổi mới để khẳng định tiếng nói nghệ thuật của thời đại mình.

Hƣớng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại, văn học thời kì này đã ghi lại những hình ảnh khơng thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, thử thách, nhiều hy sinh nhƣng cũng hết sức vẻ vang của dân tộc ta. Với hai cuộc kháng chiến yêu nƣớc vĩ đại, văn học đã sáng tạo đƣợc những hình tƣợng cao đẹp về Tổ quốc và nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con ngƣời Việt Nam vừa giàu phẩm chất truyền thống, vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Ở phƣơng diện này, văn học thực sự là một chứng nhân của một quá trình lịch sử hết sức hào hùng. Một đội ngũ nhà văn đông đảo, nhiều thế hệ và không hiếm tài năng đƣợc đào luyện trong cách mạng và kháng chiến cũng cần đƣợc xem là một thành tựu to lớn của nền văn học mới.Các thể loại văn học giai đoạn này cũng phát triển khá toàn diện mà nổi trội nhất là thơ và truyện ngắn, truyện vừa.

Thơ ca kháng chiến chống Pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại. Nó khơng chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn bên trong của quần chúng kháng chiến, mà còn thể hiện ở sự tìm tịi đổi mới ý thức, đem lại một tiếng thơ khác biệt với thơ trƣớc đó. Chúng ta có thể kể những trang thơ của Trần Mai Linh, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng,

Hồng Nguyên… Đặc biệt là Tố Hữu, các nhà thơ lớp “ Thơ mới” nhƣ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ và nhiều ngƣời khác đã có những thành cơng lớn, góp phần thúc đẩy phát triển thơ ca hiện đại.

Truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn về bút pháp, phong cách. Truyện ngắn có thể đƣợc xem là thể loại nổi trội nhất. Tuy chƣa có những tên tuổi đem lại sự cách tân nghệ thuật lớn nhƣ trƣờng hợp của Nam Cao trƣớc cách mạng, song đã xuất hiện nhiều cây bút truyện ngắn già dặn, có dấu ấn riêng nhƣ Tơ Hồi, Kim Lân, Nguyễn Thi Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Đỗ Chu, Nguyễn Kiên.

Tiểu thuyết vốn khơng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời kì chiến tranh, nhƣng truyện vừa cũng gặt hái nhiều thành công. Với những phong cách khác nhau nhƣ Nguyễn Khải, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyên Ngọc. Sự xuất hiện của các bộ tiểu thuyết nhiều tập với khuynh hƣớng sử thi cũng là một dấu hiệu phát triển của thể loại này từ đầu những năm 60, “ Sống mãi với Thủ đô” (Nguyễn Huy Tƣởng) “Vỡ bờ” (Nguyễn

Đình Thi) “ Bão biển” (Chu Văn) “Cửa biển” (Nguyên Hồng)

Tóm lại, từ sự nhìn nhận lại các giá trị và thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1975, có thể nghĩ rằng những đổi mới và bƣớc phát triển mạnh mẽ của văn học ta sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây đã đi những bƣớc tiếp xa hơn trên con đƣờng hiện đại hóa nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX, để hịa nhập đầy đủ vào tiến trình văn học thế giới.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN HẾT

THẾ KỶ XX Ở TRƢỜNG THPT

2.1.Thực tế dạy học bài Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX ở trƣờng Trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới phương pháp dạy học bài khái quát văn học việt nam từ 1945 đến thế kỷ XX (Trang 34 - 37)