Chương trình sinh học và đặc điểm của các KN trong chương trình sinh học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 25 - 29)

sinh học phổ thông hiện nay

1.1.3.1. Quan điểm xây dựng chương trình và SGK Sinh học mới:

Từ năm học 2002 -2003 Bộ giáo dục đào tạo đã đã triển khai đại trà chương trình và SGK mới ở bậc THPT. Chương trình và SGK Sinh học mới đã được viết lại trên quan điểm mới, trong đó đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường:

- Bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, hiện đại, kĩ thuật tổng hợp và thiết thực: chương trình mới đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản của môn học, đồng thời cập nhật những vấn đề mới, phản ánh những thành tựu nổi bật của công nghệ sinh học trong thời gian qua và vấn đề mơi trường có tính tồn cầu.

- Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa: Các đối tượng tìm hiểu cần được đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường. Các sinh vật về cơ bản được trình bày theo hệ thống tiến hóa từ nhóm có tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức phức tạp. Các cấp độ tổ chức sống được trình bày từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn.

- Cấu trúc chương trình THCS và THPT: Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học. Các kiến thức SH ở bậc THCS đề cập tới các đối tượng cụ thể, chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào→ cơ thể→ quần thể→ loài→ quần xã→ hệ sinh thái- sinh quyển. Các kiến thức trình bày trong chương trình là nhữn kiến thức sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung cho giới sinh vật. Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong SH: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học đề cập những qui luật chung, khơng phân biệt từng nhóm đối tượng.

- Phản ánh phương pháp đặc thù của mơn học: tăng cường quan sát, thí nghiệm thực hành nhằm đào tạo những kỹ năng TN cơ bản và tích cực hóa hoạt động của HS

- Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và quan hệ liên mơn: Chương trình thể hiện tính liên mơn cao với các bộ môn khác như Cơng nghệ, Hóa học, Vật lý..., đờng thời tích hợp giáo dục các nội dung về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe sinh sản...

1.1.3.2. KN Sinh học và phân loại KN Sinh học

mối tương quan giữa chúng với nhau KN sinh ho ̣c bao gồm hai loa ̣i:

- KN sinh học đại cương: là loại KN phản ánh những cấu trúc , hiện tươ ̣ng, quá trình, quan hê ̣ cơ bản mà mô ̣t bô ̣ phâ ̣n lớn hay hầu hếtvâ ̣t chất sống đều có , ví dụ như: Sinh sản, trao đởi vâ ̣t chất và năng lượng, vâ ̣n đô ̣ng, cấu trúc tế bào, nhiễm sắc thể, nguồn gốc chung của sinh giới… Các KN này được hình thành và phát triển xuyên suốt nô ̣i dung chương trình Sinh ho ̣c từ thấp tới cao.

- KN sinh học chuyên khoa: là những KN phản ánh từng cấu trúc , hiê ̣n tươ ̣ng quá trình của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nhất định , hay phản ánh từng dạng quan hệ riêng biệt giữa các đối tượng hiện tượng đó . Ví dụ: sinh sản bằng bào tử ở vi sinh v ật, hiê ̣n tượng xen kẽ thế hê ̣ ở rêu , hiê ̣n tượng khoe mẽ của chim đực trong mùa sinh sản, đai caspari ở thực vâ ̣t, vùng nhân ở eukaryota…

Ngoài cách phân chia thành 2 loại KN sinh học như trên , người ta có thể chia KN sinh ho ̣c bằng nhiều cách khác nữa, ví dụ như chia thành 3 nhóm KN sau:

- Nhóm KN phản ánh cấu trúc sống , ví dụ: gen, tế bào, nhiễm sắc thể, màng tế bào…

- Nhóm KN phản ánh các dấu hiệu đặc trưng , các hiện tượng cơ bản của sự sống: sinh trưởng, sinh sản, trao đởi chất…

- Nhóm KN phản ánh sự vận động của các cấu trúc sống : ứng động , hướ ng đô ̣ng, quang hơ ̣p, di truyền liên kết của các că ̣p gen cùng nằm trên 1 că ̣p NST tương đồng…

1.1.3.3. Đặc điểm của cá c kiế n thức KN trong chương trình và SGK mơn Sinh học phở thông

Đặc trưng cơ bản của môn sinh học

Sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu về sự sống trên trái đất. Những đối tượng nghiên cứu này là một dạng vật chất đặc biệt, có cấu trúc phức tạp, đa dạng và phong phú tuy nhiên lại xuất phát từ một nguồn gốc chung,

vận động theo những quy luật chung và gồm nhiều cấp độ tổ chức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.

Kiến thức Sinh học có tính chất liên mơn rất cao, mặc dù là môn khoa học nghiên cứu về dạng vật chất đặc biệt, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của Sinh học cũng tuân theo các quy luật vận động chung của thế giới khách quan, do vậy nó cũng tuân theo các quy luật của các bộ môn khoa học khác như Vật lý, Toán học, Hóa học... do vậy trong hoạt động DH Sinh học không thể tách rời kiến thức sinh học với các kiến thức khác nhằm hình thành thế giới quan khoa học đầy đủ, trọn vẹn và thái độ đúng đắn, tích cực với tự nhiên và xã hội. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Sinh học hiện đại đang bước vào giai đoạn phát triển lý thuyết. Nội dung và khối lượng kiến thức sinh học ngày càng nhiều, càng phức tạp và có rất nhiều sự đổi mới. Rất nhiều kiến thức đã trở nên lỡi thời, lạc hậu và có thể đã thay đổi, vì vậy người GV Sinh học phải thường xuyên cập nhật kiến thức và bời dưỡng trình độ chun mơn để đáp ứng được những địi hỏi của công việc trong thời đại mới.

Sinh học cũng là bộ mơn khoa học gắn liền với TN, và có ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, sản xuất của loài người.

Theo quan điểm DH mới, DH nói chung khơng cịn đơn thuần là truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò mà hướng tới những mục tiêu đào tạo về kỹ năng, về tư duy và thế giới quan khoa học, bồi dưỡng nhân cách và thái độ tích cực của người học với thế giới xung quanh. Cùng với những đặc trưng riêng của bộ môn Sinh học, việc DH Sinh học ngày nay cũng đã có những sự đổi mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội về đào tọa nguồn nhân lực và theo kịp sự tiến bộ của khoa học.

Một số vấn đề kiến thức KN trong SGK sinh học phổ thông.

SGK Sinh học bậc trung học hiện nay được thiết kế theo hướng tiếp cận các cấp tổ chức của thế giới sống, trong đó mỡi cấp độ tổ chức sống lại được tìm hiểu qua các đặc trưng sống là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh

dưới và hoàn thiện dần ở các lớp trên theo dạng xoáy trôn ốc và đều là những KN chung nhất, cơ bản nhất. Có thể nói hệ thống KN và sự hình thành, phát triển các KN đó có vai trị hết sức quan trọng, giống như bộ xương sống xuyên suốt nội dung chương trình đào tạo cũng như SGK.

Trong chương trình sinh học phổ thơng, các KN hiện nay được trình bày theo hướng từ chưa hồn thiện tới hịan thiện, từ hiện tượng tới bản chất. Ở mỗi cấp học, mỡi lớp, mỡi chương, các KN đó càng trở nên đầy đủ hơn, tồn diện hơn và mang tính trừu tượng hơn, tuy nhiên cũng có những KN mà chỉ được tìm hiểu trong một bài nhưng nó lại có sự liên quan tới nhiều KN khác nhau. Do vậy để có thể dạy và học tốt mơn Sinh học, vấn đề DHKN trong nhà trường càng cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)