Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 106 - 111)

2 Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên

3.4.2. Phân tích định tính

Căn cứ vào kết quả định lượng, chúng tôi tiến hành phân tích:

- Những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC thông qua các tiêu chí:

+ Thái độ tích cực tham gia giờ ho ̣c của HS.

+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức (KN).

- Phân tích chất lượng các bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC theo các tiêu chí:

+ Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của KN. + Lấy được ví dụ về KN.

+ Khả năng vận dụng kiến thức KN.

+ Khả năng lưu giữ thông tin (độ bền của kiến thức KN).

3.4.2.1. Phân tích những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra viết, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH, đờng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

- Ở lớp TN: Học sinh tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sơi nổi. Trong mỡi hoa ̣t đơ ̣ng trên lớp , các em chủ động nghiên cứu trong SG K, nghiêm túc trao đổi với các thành viên trong nhóm hoặc với GV để giải quyết vấn đề . Khi tiến hành thảo luận, làm việc nhóm các em chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét . Nhiều HS đã thể hiê ̣n đươ ̣c sự nha ̣y bén trong tư duy và khả năn g phân tích vấn đề mô ̣t cách sâu sắc. Học sinh cũng đã có trao đổi qua lại tích cực với giáo viên trong quá trình hoạt đơ ̣ng, có ý thức đào sâu và mở rộng vấn đề , chủ động phát triển thêm các nội dung kiến thức và đă ̣t ra những câu hỏi phản hồi lý thú cho giáo viên.

Sự tương tác qua la ̣i giữa giáo viên và học sinh gần như khơng có do các em khơng hề đă ̣t ra các câu hỏi hay chủ đô ̣ng phân tích nô ̣i dung bài ho ̣c để giải quyết vấn đề . Khi GV đặt câu hỏi, cũng có một vài học sinh tham gia xây dựng bài tuy nhiên phụ thuô ̣c nhiều vào nô ̣i dung đã có sẵn trong sách giáo khoa.

Hầu hết các giáo viên tham gia dự giờ cùng chúng tôi đều cho ý kiến nhâ ̣n xét là chất lượng giờ học ở các lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng cả về hiê ̣u quả lĩnh hội tri thức cũng như thái độ tích cực chủ động của học sinh.

3.4.2.2. Phân tích chất lượng các bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC

a, Về mức độ nắm vững KN của HS

Kết quả các bài kiểm tra thể hiện số HS ở nhóm TN nắm được các dấu hiệu của KN tốt hơn ở lớp ĐC

Ví dụ: trong bài kiểm tra sớ 1 cho lớp TN và lớp ĐC của khối 11 (trong khi đang tiến hành thực nghiê ̣m ), câu hỏi 3 là “Phân biệt sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp ở thực vâ ̣t”. Đây là mô ̣t trong hai tro ̣ng tâm của bài ho ̣c mà chúng tôi tiến hành thực nghiê ̣m trên lớp , do vâ ̣y chúng tôi đã sử du ̣ng câu hỏi này trong bài nhằm kiểm tra mức đô ̣ lĩnh hô ̣i kiến thức cũng như hiê ̣u quả của giáo án được thực hiê ̣n ở các lớp

Ở các lớ p ĐC, học sinh không nắm vững các dấu hiệu của KN sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp , cũng khơng định nghĩa chính xác được KN, do vâ ̣y các em không phân biê ̣t đươ ̣c sự khác nhau cơ bản của sinh trưởng sơ cấp và sinh

trưởng thứ cấp. Hầu hết các em chỉ nêu được mô ̣t dấu hiê ̣u đó là sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở ngọn làm cho thân dài ra , còn sinh trưởng thứ cấp ở thân làm cho thân cây to ra

Ở các lớp thực nghiệm, các dấu hiệu của hai KN này đã đươ ̣c chính các em tìm hiểu kỹ và thảo luâ ̣n rất sôi nổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành phiếu ho ̣c tâ ̣p . Các KN cũng khơng tìm hiểu riêng rẽ mà được phân biệt , so sánh

ngay trong quá trình hình thành KN, sau đó lại được định nghĩa chính xác , do vâ ̣y hiê ̣u quả ho ̣c tâ ̣p cao hơn so với viê ̣c các em tiếp nhâ ̣n KN mô ̣t cách thu ̣ đô ̣ng

Kết quả bài kiểm tra cho thấy hầu hết ho ̣c sinh ở lớp TN đều làm bài tốt hơn học sinh lớp ĐC . Đa số ho ̣c sinh lớp 11A5 đều nêu được những nét khác nhau cơ bản của sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:

Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

- Làm tăng chiều dài của cơ quan và cơ thể thực vâ ̣t

- Do hoa ̣t đô ̣ng của mô phân sinh đỉn h và mơ phân sinh lóng

- Có ở cây 1 và 2 lá mầm

- Làm tăng bề ngang của các cơ quan và cơ thể thực vật

- Do hoa ̣t đô ̣ng của mô phân sinh bên - Có ở cây 2 lá mầm

Đối với kết quả kiểm tra trong thực nghiệm ở lớp 10, chúng tôi cũng nhận thấy tương tự như lớp 11. Hai lớp 10A1, 10A2 đều là những lớp khá giỏi của trường, khả năng nhâ ̣n thức của các em khá tớt , tích cực tham gia bài học . Tuy nhiên kết quả đánh giá giờ ho ̣c qua dự giờ thăm lớp và đánh giá mức đô ̣ lĩnh hô ̣i kiến thức của ho ̣c sinh qua bài kiểm tra trong thực nghiê ̣m cho thấy có sự chênh lê ̣ch giữa lớp TN và lơp ĐC

Ví dụ: ở câu 3 là một bài tập ứng dụng kiến thức đã học về nguyên phân:

Một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) phân chia 3 lần liên tiếp, hỏi a, Kết quả của nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con

b, Nếu cá c tế bào con tiếp tục nguyên phân , thì ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, số lượng NST trong các tế bào là bao nhiêu?

Để có thể làm được bài tập này , học sinh phải nắm rõ KN nguyên phân và kết quả của nguyên phân , nêu đươ ̣c chính xác sự biến đổi của NST qua từng kỳ của nguyên phân , từ đó mới có thể xác đi ̣nh đươ ̣c số lươ ̣ng tế bào con ta ̣o ra, và tính

toán ứng dụng kiến thức về ngun phân , để tìm ra được cơng thức tính số lượng tế bào con tạo ra , học sinh phải suy luận từ kết quả nguyên phân : từ mô ̣t tế bào me ̣ thành 2 tế bào con có bô ̣ NST giống hê ̣t me ̣

Ở lớp ĐC là 10A2, trong giáo án của giáo viên không hề nhắc tới cơng thức tính số lượng tế bào con tạo ra do nguyên phân , nên chỉ có mô ̣t ho ̣c sin h duy nhất trả lời trọn vẹn được câu hỏi này , một số em cố gắng tìm ra công thức nhưng chỉ làm được phần a, số ho ̣c sinh còn la ̣i không làm được bài toán đơn giản này . Mô ̣t số học sinh khi cố gắng trả lời phần b về số lượn g NST đã tỏ ra rất lúng túng khi phân biê ̣t NST kép và NST đơn trong các kỳ của nguyên phân.

Ở lớp TN , do đã được hướng dẫn lâ ̣p công thức nên các em có thể nhanh chóng tính ra được số tế bào tạo thành sau 3 lần phân chia và chuyển sang làm phần b. Về diễn biến của các kỳ trong nguyên phân, đây là nội dung kiến thức các em đã được học, do vậy khi dạy bài 18 của lớp 10, GV đã không dạy lại mà yêu cầu các em chơi trị chơi ơn tập kiến thức, sau đó GV nhận xét và củng cố lại, do vậy các em cũng lĩnh hội được nội dung tốt hơn. Nhờ nắm chắc kiến thức, do vậy hầu hết các em ở lớp TN đều có thể xác định được ở kỳ giữa mỗi tế bào đang nguyên phân có 2n NST kép, do vậy nếu sau 3 lần nguyên phân, số tế bào con bước vào lần nguyên phân thứ 4 sẽ là 23

=8, mỡi tế bào có 2n=8 NST kép, do vậy số NST đếm được phải là 8.8 = 64 NST kép

b, Về độ bền kiến thức sau TN:

Sau TN 2 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức, khả năng lưu giữ thông tin của HS. Kết quả các bài kiểm tra cho thấy:

- Ở nhóm TN: HS nhớ kiến thức tốt hơn, lâu hơn thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi giữ ở mức ổn định.

- Ở nhóm ĐC: Tỉ lệ HS bị điểm kém tăng lên, thể hiện ở việc trình bày khơng đầy đủ các dấu hiệu chung và bản chất của KN.

Chúng tôi cũng đã xem xét bài làm của các HS ở các lớp TN và ĐC khối 10 và 11, phân tích, so sánh nội dung các câu trả lời và nhận thấy vẫn có sự phân hóa về độ bền kiến thức sau TN của các HS giữa lớp ĐC và TN.

Tóm lại: Phân tích kết quả thu được qua TN sư phạm về mặt định lượng và định tính cho thấy: Sự hình thành và phát triển KN bằng việc ứng dụng phần mềm IHMC Cmap Tools để thiết kế BĐKN trong DH sinh học đã phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học và góp phần nâng cao chất lượng DH, được thể hiện cụ thể như sau:

- BĐKN giúp HS nghiên cứu tài liệu mới một cách có hệ thống.

- BĐKN giúp HS củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học. Qua đó HS có cái nhìn tổng quát về các KN và mối quan hệ giữa chúng, do đó lưu giữ kiến thức lâu hơn và sâu sắc hơn.

- BĐKN giúp HS tự kiểm tra, đánh giá được kiến thức học được.

Tóm tắt chƣơng 3:

Chương này đưa ra những kết quả TN sư phạm đã được tiến hành để kiểm tra tính đúng đắn kết quả của những nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi của luận văn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành và phát triển khái niệm sinh trưởng, phát triển trong chương trình sinh học phổ thông (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)