Bảng phân loại rượu bia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 44 - 45)

Bảng 1 .1 Phân loại CGN theo tác động chủ yếu lên hệ thần kinh TW

Bảng 1.3 Bảng phân loại rượu bia

Bia

Bia là một loại đồ uống có cồn nhẹ được sản xuất chủ yếu từ lúa mạch, hoa bia, nấm men và nước, có độ cồn từ khoảng 1-12%.

Rƣợu vang

Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nước nho hoặc các loại hoa quả khác, thường có nồng độ cồn khoảng 8 - 20%.

Rƣợu mùi

Rượu mùi là một loại thức uống pha chế có cồn, được phối trộn từ cồn tinh luyện với xi-rô đường và các loại dịch trích từ rau quả, thảo mộc. Rượu mùi có độ cồn dao động trong khoảng 15 – 60% nhưng thông thường là 20 – 30%.

Rƣợu mạnh

Rượu mạnh là loại rượu có nồng độ rất cao có được nhờ sự chưng cất của quá trình lên men từ trái cây hoặc ngũ cốc, thường có độ cồn dao động từ khoảng 30-55%

1.4.2. Một số khái niệm khác liên quan

Việc sử dụng rượu bia: bao gồm các hành vi và thói quen có liên quan tới việc sử dụng rượu bia của một cá nhân, được biểu hiện chủ yếu qua tần suất và liều lượng uống.

Uống rượu bia ở mức độ nguy cơ: sử dụng rượu bia vượt quá lượng được khuyên sử dụng hàng tuần hay mỗi lần. ( Nhiều hơn 3 cốc/ một lần và

nhiều hơn 7 cốc/ một tuần đối với nữ. Nhiều hơn 4 cốc/ một lần và nhiều hơn 14 cốc/ một tuần đối với nam).

Uống ở mức có hại: sử dụng đồ uống có cồn ở mức khiến cho bệnh nhân có nguy cơ mắc phải các hậu quả về sức khỏe hoặc xã hội.

Lạm dụng rượu bia: Tình trạng kém thích nghi trong việc sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến các hậu quả trường diễn về xã hội, nghề nghiệp, tâm lý hoặc các hậu quả về mặt cơ thể.

Lệ thuộc/nghiện rượu bia: Tình trạng kém thích nghi trong việc sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến việc tăng dung nạp (tăng liều lượng sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả tác động), cá nhân khơng cịn kiểm soát được việc sử dụng của mình, khi dừng sử dụng sẽ xuất hiện hội chứng cai, đồng thời vẫn tiếp tục sử dụng bất chấp các hậu quả trường diễn về xã hội, nghề nghiệp, tâm lý hoặc các hậu quả về mặt cơ thể.

Say xỉn: Tình trạng sử dụng rượu khiến cho nồng độ cồn trong máu (BAC) đạt từ 0.08 gram % trở nên. Thông thường, đối với người trưởng thành, tình trạng này tương ứng với việc sử dụng 5 cốc/ly tiêu chuẩn trở nên (với nam) hoặc 4 cốc trở nên (với nữ) trong vòng hai giờ. (Hội đồng cố vấn quốc gia NIAAA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 44 - 45)