Các rối loạn đồng diễn phổ biến khi sử dụng rượu bia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 57)

Bảng 1 .1 Phân loại CGN theo tác động chủ yếu lên hệ thần kinh TW

Bảng 1.5 Các rối loạn đồng diễn phổ biến khi sử dụng rượu bia

NCS và ECA (Kessler et al. 1996; Regier et al. 1990)

Rối loạn đồng diễn Lạm dụng rƣợu Lệ thuộc/ nghiện rƣợu Khảo sát quốc gia về rối

loạn đồng diễn (NCS)1 Tỉ lệ năm

Tỉ lệ chênh lệch Tỉ lệ năm Tỉ lệ chênh lệch Rối loạn cảm xúc 12.3 1.1 29.2 3.6 Trầm cảm 11.3 1.1 27.9 3.9

Rối loạn cảm xúc lưỡng

cực 0.3 0.7 1.9 6.3

Rối loạn lo âu 29.1 1.7 36.9 2.6

GAD

Rối loạn hoảng sợ 1.3 0.5 3.9 1.7 PTSD

(Stress sau sang chấn) 5.6 1.5 7.7 2.2

Nghiên cứu Dịch tễ vùng lƣu vực (ECA)2 Tỉ lệ cuộc đời Tỉ lệ chênh lệch Tỉ lệ cuộc đời Tỉ lệ chênh lệch

Tâm thần phân liệt 9.7 1.9 24 3.8

Ghi chú: * Tỷ lệ chênh lệch cho thấy khả năng cao hơn một người nào đó lạm

dụng rượu hoặc lệ thuộc sẽ có rối loạn tâm thần kèm theo (ví dụ: khả năng một người nghiện rượu sẽ có một rối loạn cảm xúc kèm theo cao hơn so với người không nghiện là 3.6 lần)

* Tỷ lệ năm phản ánh phần trăm của những người có đủ tiêu chuẩn cho các rối loạn trong vòng một năm trước của họ.

* Tỷ lệ đời phản ánh phần trăm của những người có đủ tiêu chuẩn cho các rối loạn bất cứ lúc nào trong cuộc đời của họ.

Trong nghiên cứu của NCS và ECA, mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần được nhìn nhận ở hai cấp độ: lạm dụng rượu bia và lệ thuộc rượu bia.

Theo đó, nghiên cứu của NCS cho thấy, có 2.5% số người tham gia lạm dụng rượu bia trong vòng 1 năm trước và 3.5% số người tham gia lạm dụng rượu bia tại một thời điểm trong cuộc đời của họ (Nghiên cứu của ECA). Cũng trong nghiên cứu của ECA, 12.3% số người lạm dụng rượu bia cũng đồng thời có một rối loạn cảm xúc (bao gồm cả trầm cảm và rối loạn lưỡng cực) trong 1 năm trước đó. Trong số những người bị rối loạn cảm xúc, 11.3% có trầm cảm và 0.3% có rối loạn lưỡng cực (Các rối loạn cảm xúc khác không được liệt kê trong bảng này). Rối loạn tổn thương sau sang chấn (PTSD) thường xuyên xảy ra hơn so với rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) và rối loạn hoảng sợ (chiếm 5.6% trong khi tỉ lệ này ở rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ nhỏ hơn và tương đương nhau (1.4% và 1.3%)) trong nhóm người

được chẩn đốn lạm dụng rượu. Chẩn đốn có rối loạn tâm thần phân liệt xảy ra đồng thời chiếm gần 10% trong nhóm lạm dụng rượu (ECA). Tỷ lệ này cao gấp 1,9 lần so với những người không lạm dụng rượu bia.

Trong nghiên cứu của NCS, có 7.2 % số người tham gia được chẩn đốn lệ thuộc rượu trong vịng 1 năm trước, và nghiên cứu của ECA thì có7,9 % số người được chẩn đốn là đang lệ thuộc rượu vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời của họ (ECA). Gần 29,2 % số người khảo sát của NCS được chẩn đoán lệ thuộc rượu cũng đồng thời có một rối loạn tâm trạng; 27,9 % người nghiện rượu cũng đồng thời bị trầm cảm trong vịng một năm trước đó và tỉ lệ này cao hơn 3.9 lần những người không lệ thuộc rượu. Trong khi đó, những người nghiện rượu được chẩn đốn đồng thời có rối loạn lưỡng cực chỉ chiếm 1,9% nhưng tỷ lệ này lại cao hơn 6,3 lần so với những người khác.

Tỉ lệ có rối loạn lo âu kèm theo tăng lên đáng kể trong nhóm được chẩn đốn lệ thuộc so với nhóm lạm dụng. Theo đó, khoảng 36.9% đáp có rối loạn lo âu ở nhóm lệ thuộc so với 29.1% ở nhóm lạm dụng (11.6% so với 1.4% ở nhóm có GAD, 3.9% so với 1.3% ở nhóm có rối loạn hoảng sợ, và 7.7% so với 5.6% ở nhóm có PTSD). Theo nghiên cứu của ECA, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt trong suốt cuộc đời trong nhóm lệ thuộc là khoảng 24% trong khi ở nhóm lạm dụng là 9.7%. Theo đó, khả năng một người nghiện rượu sẽ đồng thời mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn người không lệ thuộc là 0.8 lần.

Nghiên cứu NCS cũng cho thấy tuổi trung vị khởi đầu cho các rối loạn tâm thần nhỏ hơn tuổi trung vị khởi đầu cho các rối loạn nghiện rượu là 10 năm (11 tuổi so với 21 tuổi). Ngoài ra, đa số người được hỏi (những người có đồng thời cả rối loạn tâm thần và rối loạn lạm dụng/ lệ thuộc rượu cho biết họ đã bị ít nhất một rối loạn tâm thần trước khi bắt đầu rối loạn liên quan đến rượu. Tuy nhiên, 72% nam giới rượu lạm dụng rượu cho biết rối loạn sử dụng rượu của họ có trước một rối loạn cảm xúc.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo ầu, các vấn đề hành vi (bạo lực, xâm hại, tình dục nguy cơ, lái xe nguy hiểm…). Trong các nghiên cứu này có thể kể đến nghiên cứu của Fitzgerald Amanda và Dooley Barbara (2012) trên 6085 học sinh trong độ tuổi từ 12-19 tuổi ở Ai- len, cho thấy rượu có thể đóng góp vào sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như làm trầm trọng hoặc gây khó khăn thêm đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tồn tại trước đó. Nghiên cứu này khẳng định một mối tương quan khá rõ giữa việc uống rượu bia ở mức có hại và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Trong số các học sinh ở những năm đầu tham gia nghiên cứu, 2% được phân loại là có thể bị nghiện rượu và 12% trong số này là bị trầm cảm nặng. Mối tương quan tương tự cũng cho thấy đối với lo âu và căng thẳng. Bên cạnh đó, các yếu tố bảo vệ như năng lực cá nhân, sự gắn kết với gia đình và mức độ hài lịng với cuộc sống có liên quan đáng kể đến hành vi uống rượu; những người sử dụng rượu bia ở mức có hại có các yếu tố bảo vệ ở mức thấp hơn so với những người uống rượu ở mức khơng có hại. Các tác giả đi đến kết luận rằng sử dụng rượu bia có liên quan đến những khó khăn về mặt tinh thần và việc giải quyết hành vi uống rượu bia có thể giảm nguy cơ gây hại về mặt sức khỏe tâm thần và từ đó giúp tăng các yếu tố bảo vệ cho cá nhân [11].

Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 869 đối tượng sinh viên đại học đã cho thấy mối liên hệ giữa các triệu chứng trầm cảm và việc sử dụng rượu bia là khá rõ, đặc biệt là ở các sinh viên năm nhất. Trong đó, các sinh viên năm đầu được mời tham gia trả lời các câu hỏi qua Internet. Thơng qua đó, họ tự đánh giá về việc sử dụng rượu bia và các triệu chứng trầm cảm của mình. Kết quả cho thấy những sinh viên sử dụng rượu bia ở mức lệ thuộc có điểm trầm cảm theo BDI cao hơn nhiều so với các nhóm khác [12]

Nhiều nghiên cứu xung quanh lý thuyết động cơ uống (Cooper, 1994) đã đưa ra quan điểm lý giải cho vấn đề này. Theo đó, họ cho rằng việc sinh

viên sử dụng rượu bia được coi như một giải pháp (tương tự như thuốc) được dùng để tự điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình. Nhiều nghiên cứu trong đó cho rằng, những người gặp vấn đề về trầm cảm, lo âu và các vấn đề khác, có khả năng sử dụng rượu bia cao hơn nếu họ tin rằng nó có thể giúp làm giảm căng thẳng hoặc áp lực. Đồng thời, những người sử dụng rượu bia vì các động cơ xã hội sẽ có nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến khí sắc, cảm xúc nhiều hơn (Colder, 2001; Dawson, Grant, Stinson, & Chou, 2005; Flyn, 2000; Geisner, Larimer, & Neighbors, 2004; Ross, 2004; Weitzman, 2004).

Thêm vào đó, các nghiên cứu của Hingson, Zha, & Weitzman (2009); Young, Grey, Abbey, Boyd, & McCabe (2008) cho thấy việc sử dụng rượu bia ở mức có hại có thể cịn là ngun nhân làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm lý sẵn có. Các nghiên cứu khác của Doumas, Turrisi, Sb, & Haralson (2007), Hingson (2009), Sullivan & Risler (2002) thì cho thấy, sử dụng rượu ở mức độ nguy cơ cao của sinh viên còn dẫn đến các hệ quả như hoạt động tình dục ngồi ý muốn, kết quả học tập thấp, tai nạn giao thơng, tấn cơng tình dục, thể chất và các hành vi phạm pháp.

Tóm lại, các nghiên cứu ở phương Tây đều cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trong nhóm sinh viên như làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu hoặc gây ra các vấn đề về hành vi như phạm pháp, lái xe nguy hiểm…Điều này giúp cho tác giả có thêm những ý tưởng để đi sâu nghiên cứu đề tài này trong nhóm đối tượng sinh viên Việt Nam.

1.5.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Cho đến nay, các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề rượu bia và sức khỏe tâm thần vẫn chưa thực sự rõ nét. Trong đó, các nghiên cứu về rượu vẫn tập trung chủ yếu vào những nguy cơ và tác hại từ việc sử dụng rượu bia về mặt thể chất, tần suất và liều lượng sử dụng hoặc những tác động có liên quan về mặt văn hóa và xã hội ( như tai nạn giao thơng, vấn đề bạo lực gia đình,

các hành vi tình dục nguy cơ…) mà ít quan tâm tới tác động về mặt sức khỏe tâm thần từ việc sử dụng rượu bia. Đặc biệt là mối tương quan này trong nhóm sinh viên Việt Nam. Trong khi đó, các nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy một tỉ lệ gia tăng đang ở mức báo động ở nhóm này. Theo thống kê của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) tại Việt Nam (2009), tỉ lệ người có sử dụng rượu bia đang có xu hướng “trẻ hóa”: 1/3 số người bắt đầu uống trước tuổi 20; tỉ lệ có uống rượu, bia trong độ tuổi 14 - 17 là 34% và trong độ tuổi 18 - 21 là 57%. Điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 (cỡ mẫu là 3.83) cũng cho thấy: “tỉ lệ thanh niên có uống rượu bia rất cao, trong đó có một nhóm nhỏ say bia rượu thường xuyên”.

Bên cạnh đó, trong báo cáo của SAVY (2003) cũng cho thấy một phần tương quan giữa cảm xúc và mức độ sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên. Theo đó, nếu thanh thiếu niên “có tâm trạng buồn chán vì cuộc đời nói chung hoặc có cảm giác rất buồn chán đến mức không muốn làm những việc thường ngày” có khả năng uống hết một cốc/ vại bia hoặc một ly/chén rượu là 70.4% trong khi ở nhóm khơng có tâm trạng này khả năng uống hết chỉ là 60.3%. Tuy nhiên, kết quả này chưa thực sự cho thấy một mối tương quan rõ ràng và toàn diện giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần với việc sử dụng rượu bia. Mặc dù vậy, sự thất vọng hoặc buồn chán cũng có thể được coi là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên. Cũng trong nghiên cứu này, khi so sánh những người uống nhiều rượu với những người uống ít cho thấy, tỉ lệ đối tượng uống nhiều rượu có xu hướng bị chấn thương do bạo lực nhiều hơn so với nhóm uống ít (21.2% so với 13.5%), có xu hướng hút thuốc nhiều hơn (78.6% so với 46%), và có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hành vi nguy cơ như đua xe, tham gia vào các băng nhóm phá rồi trật tự công cộng, đánh người khác bị thương và có mang vũ khí.

Một nghiên cứu khác của Huỳnh Văn Sơn, Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hảo (2013) cho thấy, trong số 470 khách thể được khảo sát (sinh viên chiếm

tỉ lệ 61.9%) về hành vi uống rượu bia, có 37,9% thuộc mức độ “sử dụng rượu bia một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Trong đó, khi thăm dị phản ứng về mặt hành vi của người sử dụng rượu bia thơng qua một số tình huống giả định. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới hơn 65% những người uống rượu bia có xu hướng lựa chọn các hành vi gây hấn như “cảnh cáo”, “dùng bạo lực” khi bị kích động trong các tình huống đang sử dụng rượu bia. [4]

Trong khi báo cáo của Vụ Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) trong “Hội thảo tổng kết năm năm thực hiện chương trình quốc gia phịng chống tội phạm” (2004) cũng cho thấy, có tới 90% các vụ vi phạm pháp luật trong học sinh sinh viên là do bia rượu gây ra; thì báo cáo nghiên cứu của Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, tại hội thảo “Thực trạng sử dụng rượu bia trong giới trẻ” do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP HCM (9/2015) cũng cho biết, 5% nhóm người bị lệ thuộc rượu ở Tp.HCM có xu hướng tìm đến ma túy nhiều hơn nhóm người thường gấp 6 lần và làm tăng cao tỉ lệ tự sát (chiếm 25% số vụ tự sát).

Có thể thấy, trong các nghiên cứu ở Việt Nam, những nhìn nhận về tác động và mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia với các vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong nhóm sinh viên. Các thông tin, tài liệu tham khảo về vấn đề này, do đó cịn hết sức hạn chế. Điều này có thể cho thấy những ý nghĩa đóng góp nhất định của đề tài ở Việt Nam, nhưng cũng phần nào cho thấy những khó khăn trong quá trình triển khai nghiên cứu của tác giả.

Tiểu kết chƣơng I

Trong phần này, luận văn đã hệ thống và cố gắng làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan như khái niệm về sức khỏe tâm thần, chất gây nghiện, đặc biệt là các khái niệm có liên quan tới chất có cồn. Bên cạnh đó, chương

này của luận văn cũng cố gắng tổng hợp và hệ thống lại các cách giải thích khác nhau đang được áp dụng phổ biến hiện nay xoay quanh cơ chế gây nghiện về mặt sinh học, cơ chế gây nghiện về mặt tâm lý xã hội. Cùng với đó, phần này cũng cố gắng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trên thế giới, đã được triển khai về những tác động từ việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trong giới sinh viên. Kết quả thu được cho thấy, mặc dù việc sử dụng rượu bia đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ rất nhiều các quốc gia, từ phía các nhà khoa học, các nhà giáo dục..trên thế giới, nhưng những đánh giá đầy đủ về tác động và ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ thói quen sử dụng rượu bia, đặc biệt là trong giới sinh viên ở Việt Nam, còn hết sức hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu này được triển khai nhằm đánh giá một cách sơ bộ mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

CHƢƠNG II

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và việc sử dụng rượu bia trong nhóm sinh viên, nên khách thể được lựa chọn tham gia nghiên cứu này là các sinh viên (không giới hạn năm học), đến từ 6 trường đại học, được chọn làm đại diện cho các khối ngành cơ bản như Khoa học xã hội, Kinh tế, Sư phạm, Y dược, Kỹ thuật, Nghệ thuật….tại Hà Nội. Mỗi trường đại học sẽ có khoảng 50 sinh viên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu.Vì đặc thù của mơi trường đào tạo nên sinh viên mỗi khối ngành được dự đốn ít nhiều sẽ có những đặc trưng riêng về tính cách, tư duy, lối sống và phong cách học tập. Điều này có thể sẽ có tác động tới các biến số sức khỏe tâm thần và việc sử dụng rượu bia. Chính vì thế, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu theo hướng này được xem như một cách thức để kiểm chứng mối tương quan có được trong q trình nghiên cứu của chúng tơi.

Tồn bộ khách thể nghiên cứu gồm 282 sinh viên đến từ 6 trường đại học trên địa bàn Hà Nội được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để mời tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 48 - 57)