Bảng nguy cơ sử dụng quá liều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 45 - 48)

Bảng 1 .1 Phân loại CGN theo tác động chủ yếu lên hệ thần kinh TW

Bảng 1.4 Bảng nguy cơ sử dụng quá liều

Nguy cơ sử dụng đồ

uống có cồn Nam Nữ

Ngƣời cao tuổi ( 65+)

Trong 1 lần > 4 cốc > 3 cốc > 1 cốc Trong 1 tuần > 14 cốc > 7 cốc > 7 cốc

Cốc/ ly tiêu chuẩn: là đơn vị đo lường được sử dụng để xác định lượng uống và mức độ an toàn trong việc sử dụng rượu bia. Các cốc/ ly rượu/ bia dưới đây mặc dù có các kích cỡ khác nhau nhưng đều cùng chứa khoảng 10g cồn. Sở dĩ chúng có kích cỡ khác nhau là do mỗi loại rượu bia có nồng độ

cồn khác nhau. Mỗi một cốc/ ly được tính là một đơn vị cốc/ ly tiêu chuẩn. (WHO)

Hình 1.7. Hình minh họa cho một đơn vị cốc/ ly tiêu chuẩn

1.4.3. Tác động của rượu bia và đồ uống có cồn lên cơ thể

Rượu bia ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách thức và mức độ khác nhau, tại những thời điểm sử dụng khác nhau. Các tác dụng này chủ yếu phụ thuộc vào:

 Liều lượng và loại rượu tiêu thụ

 Cá nhân người sử dụng (giới tính, chiều cao, cân nặng, tâm trạng, tình trạng sức khỏe…)

 Mơi trường uống (địa điểm, văn hóa, pháp luật…)

Các tác động này ảnh hưởng tới nhiều bộ phận và chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ xem xét những tác động gây ra trên não bộ, được xem là yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Theo đó, rượu bia gây ức chế quá trình sản xuất Glutamate (một chất dẫn truyền thần kinh cơ bản giúp tăng hoạt động cũng như năng lượng cho não bộ, giúp não xử lý thông tin rõ ràng và nhanh nhạy hơn). Việc thiếu chất

dẫn truyền Glutamate khiến thông tin truyền đi trong não bị chậm hơn bình thường. Bên cạnh đó, rượu bia làm tăng sản xuất GABA (một chất dẫn truyền thần kinh gây ức chế quan trọng trong não bộ. Chất này đóng vai trị như một “cái phanh”, giúp cơ thể có được sự thư giãn và thoải mái cần thiết mỗi khi rơi vào trạng thái căng thẳng). Việc ức chế quá trình sản xuất chất dẫn truyền Glutamate và tăng sản xuất GABA khiến cơ thể rơi vào trạng thái chậm chạp, trì trệ, xử lý thơng tin thiếu nhanh nhạy, chính xác, gia tăng mệt mỏi, lú lẫn và trầm cảm.

Rượu bia cũng làm tăng sản sinh ra Dopamine (chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm cho sự kích thích) khiến cho người sử dụng cảm thấy vui vẻ, phấn chấn. Điều này như một phần thưởng củng cố hành vi và làm gia tăng khả năng tái diễn lại việc sử dụng các loại đồ uống này.

Rượu bia cũng tác động đến khu vực hồi hải mã có nhiệm vụ lưu giữ thơng tin, hình thành ký ức trong trí nhớ và khả năng định hướng trong khơng gian dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời của những người say rượu.

Rượu bia cũng gây ra rối loạn cho hoạt động của vỏ não, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán và vỏ não thái dương, làm mất khả năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Ngồi việc gây biến đổi hóa chất ở não, uống rượu quá độ có thể làm teo và hủy hoại tế bào, làm biến đổi ngay cả cấu trúc của não.

Những tác động và biến đổi này ở não bộ được xem là nguyên nhân gây nên nhiều biến đổi về tâm thần của người sử dụng.

Những lý giải ở trên về tác động của rượu bia gây nên những tổn thương não bộ trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên nhân gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong Cẩm nang Thống kê và Hướng dẫn Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần (DSM-IV) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ và Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD-10) của Tổ chức Y tế thế giới cũng đã liệt kê hàng loạt các rối loạn tâm thần liên quan tới việc sử dụng các loại đồ uống này như

rối loạn khí sắc, rối loạn hành vi và tự sát, rối loạn nhân cách, loạn thần với ý nghĩ hoang tưởng…

1.5. Những nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa việc sử dụng rƣợu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần

1.5.1. Nghiên cứu ở phương Tây

Hai nghiên cứu chính của Mỹ đã đề cập về mặt dịch tễ học của các rối loạn đồng diễn là Khảo sát Quốc gia về Rối loạn đồng diễn (NCS) (Kessler et al. 1996) và Nghiên cứu Dịch tễ vùng lưu vực (ECA) (Regier et al. 1990). Trong đó, NCS là một cuộc khảo sát tại các hộ gia đình với những người ở độ tuổi 15-54 (1990-1991) và nghiên cứu ECA phản ánh dữ liệu những người trên 18 tuổi (1980-1984)

Bảng này cho thấy tỷ lệ xuất hiện đồng thời các rối loạn tâm thần trong số những người được chẩn đoán lạm dụng hay lệ thuộc rượu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 45 - 48)