.Những yếu tố tác động tới trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 27)

Tác động của bất cứ loại chất gây nghiện cụ thể nào cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Loại chất gây nghiện sử dụng: Mỗi loại chất gây nghiện sẽ có tác dụng khác nhau lên mỗi người.

Tần suất và liều lượng sử dụng: Nhìn chung, sử dụng chất gây nghiện với liều lượng càng lớn thì tác dụng càng mạnh. Người sử dụng có thể rơi vào tình trạng quá liều nếu sử dụng lượng chất gây nghiện nhiều hơn khả năng đáp ứng của cơ thể.

Cách thức sử dụng chất gây nghiện: Thông thường, sử dụng chất gây nghiện bằng cách chích hoặc hít hơi thì gây tác dụng nhanh và mạnh hơn. Trong khi đó, cách hít qua đường mũi, ăn hoặc nuốt thì tác dụng chậm hơn.

Những đặc tính thể chất của cá nhân: Chiều cao, cân nặng và giới tính cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của chất gây nghiện. Tỉ lệ mỡ của cơ thể, tốc độ chuyển hóa hay các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, tất cả đều có thể có ảnh hưởng đến cường độ và thời gian tác dụng của chất gây nghiện lên cơ thể.

Tâm trạng của người sử dụng và bối cảnh: Tâm trạng của người sử dụng và nơi họ sử dụng chất gây nghiện có thể có tác động đáng kể với tác dụng của chất gây nghiện. Người ta có thể dễ hưởng thụ trong khung cảnh thoải mái, có bạn bè xung quanh hơn là trong khung cảnh lo lắng sợ hãi.

Những chất gây nghiện khác cùng được sử dụng: Việc sử dụng kết hợp với các chất gây nghiện khác có thể làm tăng hoặc thay đổi những tác dụng thông thường của chất gây nghiện lên cơ thể.

Dựa trên đặc điểm chung của các yếu tố này, Zinberg (1984) đã đưa ra mơ hình tương tác về trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện của cá nhân gồm 3 yếu tố dưới đây [19]:

Hình 1.2. Mơ hình tương tác trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện của Zinberg

Mơ hình này của Zinberg cho thấy trải nghiệm sử dụng chất của một cá nhân không chỉ chịu sự tác động đơn thuần của từng yếu tố, mà chính sự tác động qua lại giữa các yếu tố này mới là điều quan trọng. Chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, cảm xúc được sử dụng trong những môi trường khác nhau, theo những hình thức khác nhau sẽ đưa đến những trải nghiệm sử dụng khác nhau. Do đó, đánh giá tác động của việc sử dụng chất gây nghiện lên một cá nhân không thể chỉ xem xét đơn lẻ từng yếu tố mà cần nhìn nhận chúng trong một mối quan hệ tương tác tổng thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm và xây dựng giải pháp điều trị cho các vấn đề có liên quan tới việc sử dụng chất gây nghiện.

1.3.5. Tác động và hậu quả từ việc sử dụng chất gây nghiện

Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng chỉ những người ở trạng thái lệ thuộc/ nghiện chất mới phát sinh các vấn đề do việc sử dụng chất gây nghiện gây ra. Mơ hình tác hại của Thorley cho thấy các vấn đề có thể phát sinh từ trạng thái nhiễm độc (say/ phê), sử dụng thường xuyên đến trạng thái

lệ thuộc. Ở mỗi trạng thái sẽ có những tác hại khác nhau và một cá nhân có thể gặp phải vấn đề trong một hoặc nhiều lĩnh vực.

Hình 1.3.Mơ hình tác hại của Thorley

Mơ hình tác hại của Thorley liệt kê các vấn đề phát sinh ở 3 trạng thái chính gồm [26]

Các vấn đề từ việc say/ phê: đây là những vấn đề có thể dễ dàng nhìn thấy và thường đến từ những tác động ngắn hạn của thuốc, chẳng hạn như: cảm thấy bị ốm, nôn mửa, đau dạ dày, tai nạn và thương tích xảy ra khi say/ phê (say rượu), lạm dụng tình dục, bạo lực/ bỏ rơi trẻ em, tai nạn giao thông….

Các vấn đề đến từ việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức: việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức trong một khoảng thời gian nhất định có thể khơng cho phép cơ thể của người sử dụng có thời gian phục hồi hoàn toàn từ lần cuối cùng họ sử dụng. Do đó, sức khỏe của họ ngày một trở nên tệ hơn sau mỗi lần sử dụng. Các vấn đề tiền bạc cũng có thể phát sinh do phải thường xuyên chi mua thuốc. Các vấn đề khác có thể phát sinh từ tình trạng này bao gồm: các vấn đề về y tế, gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội, tổn thương não, các vấn đề sức khỏe tâm thần, các vấn đề về tim, bệnh truyền

Hình 1.4.Mơ hình một tế bào thần kinh

nhiễm, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về hôn nhân và gia đình, việc làm, lương thực, trẻ em và các hành vi phạm pháp khác.

Các vấn đề từ việc sử dụng ở mức lệ thuộc: khái niệm phụ thuộc được chấp nhận rộng rãi bao gồm các dấu hiệu đặc trưng về nhận thức, hành vi và tâm lý của cá nhân. Trong đó, các yếu tố chính của sự lệ thuộc là cá nhân mất kiểm soát việc sử dụng chất gây nghiện và tiếp tục sử dụng mặc dù nhận thức rõ hậu quả và tác hại gây ra từ hành vi sử dụng. Đây là những khía cạnh mà tình trạng phụ thuộc gây nên những tổn hại theo cách đặc biệt nghiêm trọng đối với cá nhân và cộng đồng và được xem là mục tiêu tối ưu trong các dịch vụ điều trị. Tình trạng này cũng được xem như một rối loạn kinh niên thường xuyên tái phát đòi hỏi phải được điều trị lâu dài.

1.3.6. Cơ chế và nguyên nhân gây nghiện.

1.3.6.1. Cơ chế gây nghiện – Cơ sở sinh học của nghiện

Những nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học phân tử và các lĩnh vực có liên quan về nghiện chất ngày càng cho thấy rõ những mối liên hệ về bản chất và cơ sở sinh lý học của tình trạng nghiện. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng, cơ chế và nguyên nhân gây nên tình trạng nghiện chủ yếu nằm ở não bộ. [33]

Theo đó, chúng ta biết rằng, bộ não người là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng tỷ tế bào thần kinh (neuron). Các tế bào thần kinh này tiếp nhận và

truyền đạt thông tin cho nhau nhằm tiến hành các hoạt động cần thiết cho sự sống.

Mơ hình trên mơ tả chi tiết cấu tạo cắt lớp một tế bào thần kinh trong não. Tế bào này gồm có các bộ phận: thân nơ-ron, sợi nhánh, sợi trục, khe si- nap hay còn gọi là khớp thần kinh. Các nơ-ron này được não bộ sử dụng để kết nối và truyền đạt thông tin tới các bộ phận trong cơ thể. Chúng tiếp nhận và truyền đạt thông tin cho nhau qua hai cơ chế dẫn truyền: cơ chế điện học và cơ chế hóa học (bằng cách giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trung gian qua khe si-nap, từ đó dẫn truyền xung thần kinh/ thông tin tới các tế bào khác). Chiếm đa số trong hệ thần kinh là si-nap hóa học, chúng đóng vai trị vô cùng quan trọng trong việc dẫn truyền thơng tin.Đây cũng chính là cơ chế được áp dụng để giải thích q trình dẫn đến tình trạng lệ thuộc chất gây nghiện.

Hình 1.5. Mơ hình hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh

Theo đó, để tồn tại, não bộ của con người hình thành các đường liên hệ thần kinh giữa các hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự sống với các khoái cảm tự nhiên vốn có của mình như thức ăn, nước uống, tình dục, được yêu thương chăm sóc…, nhằm đảm bảo việc lặp lại các hoạt động cần thiết này

cho sự sinh tồn. (Ví dụ như ăn, uống để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng hoạt động cho cơ thể, ngủ để thư giãn và tái tạo năng lượng, hoạt động tình dục để tạo ra thế hệ sau nhằm duy trì nịi giống…. ). Khi thực hiện các hành vi này, não bộ sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh Dopamin, giúp điều hòa vận động, cảm xúc, nhận thức và mang lại cảm giác khoan khối, thích thú. Cụ thể, chất dẫn truyền thần kinh Dopamin sau khi được giải phóng qua khe si-nap sẽ tiến tới gắn với các thụ cảm thể (receptor) ở đầu tiếp nhận tế bào bên kia. Qúa trình này đem lại cho chúng ta cảm giác thích thú và sung sướng.

Khi cá nhân sử dụng chất gây nghiện, sự kích thích quá mạnh từ các chất này lên các đường dẫn truyền khoái cảm (đường tạo ra khoái cảm từ các hành vi có tính chất sinh tồn) đã tạo ra cảm giác phê sướng giống với cách mà não bộ đã hình thành trước đó gắn liền với các hành vi sinh tồn. Cụ thể, khi cá nhân sử dụng chất gây nghiện, các chất này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các tế bào thần kinh, gây tăng giải phóng Dopamin lên nhiều lần, tạo cảm giác hưng phấn, thoải mái và dễ chịu như khi người đó tiến hành các hoạt động sinh tồn… Nếu việc sử dụng chất gây nghiện kéo dài sẽ khiến não bộ phải tự điều hòa với tình trạng có q nhiều Dopamin (và các chất dẫn truyền thần kinh khác) bằng cách tạo ra ít hơn Dopamin hoặc bằng cách giảm số lượng các thụ cảm thể. Đến một lúc nào đó, người ta cần phải sử dụng chất gây nghiện chỉ để đưa chức năng Dopamin của họ quay trở lại bình thường. Điều này có nghĩa là não bộ của người nghiện đã bị đánh lừa theo cách làm cho người ta tin rằng các chất gây nghiện là cần thiết cho sự sống cịn của họ. Từ đó khiến họ cảm thấy cần phải tiếp tục lặp lại việc sử dụng các chất này.

Bảng 1.2. Chất gây nghiện và vị trí tác động [7]

Chất gây nghiện Vị trí/ tác động

Chất dạng thuốc phiện Đồng vận tại thụ cảm thể của chất dạng thuốc phiện: mu, delta và kappa.

Cocaine Ức chế vận chuyển Dopamine

Amphetamines

Kích thích giải phóng Dopamine, có thể cũng kích thích giải phóng noradrenaline và serotonin tùy thuộc vào loại Amphetamin được sử dụng

Rượu Tác động GABA-A và ức chế chức năng thụ cảm thể glutamat NMDA

Nicotine Đồng vận tại thụ cảm thể nicotinic acetylcholine Cannabinoids (cần sa) Đồng vận tại thụ cảm thể cannabinoid CB1 và CB2

Thuốc ngủ

Benzodiazepines Tác động chức năng GABA-A

Ngoài ra, khi sử dụng chất gây nghiện, ngoài việc cơ thể ngừng/ giảm đáng kể việc sản xuất Dopamin, não bộ của người nghiện cũng bị tổn thương, đặc biệt là vùng vỏ não trước trán, nơi chịu trách nhiệm đưa ra quyết định hoặc nhận thức đúng đắn, bị suy yếu, điều này dẫn tới việc người sử dụng dễ mất kiểm soát suy nghĩ và hành vi bản thân. Cùng với đó, vùng khối cảm gắn liền với việc củng cố hành vi, và vùng trí nhớ giúp ghi nhớ cảm giác phê sướng trước đó thơi thúc người nghiện tìm và sử dụng chất gây nghiện. Đây là lý do giải thích tại sao người sử dụng, khi đã rơi vào trạng thái lệ thuộc, thường rất khó từ bỏ và việc tái nghiện thường xảy ra trong quá trình điều trị.

Hình 1.6.Não bộ một người trước và sau khi sử dụng ma túy

Những lý giải trên cho chúng ta thấy, chất gây nghiện tác động đến cả não bộ và hành vi của người sử dụng, và đây được coi là cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp, cách thức điều trị cho phù hợp.

1.3.6.2. Các lý thuyết sinh học - tâm lý - xã hội về nghiện

Thuyết sinh học

Các nhà di truyền học cho rằng con người khi sinh ra đều đã mang trong mình những gien di truyền ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Đối với người sử dụng chất gây nghiện, họ cho rằng những người này đã có sẵn gien di truyền liên quan tới việc sử dụng chất, khiến họ có nguy cơ sử dụng cao hơn hoặc dễ bị lệ thuộc/ nghiện hơn người khác.Nhiều cơng trình nghiên cứu về gien di truyền cả trên người và động vật cũng đã cho thấy những số liệu ủng hộ lý thuyết này. Năm 1975, Zuker và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu về sự khác biệt giữa trẻ em trong gia đình nghiện rượu và khơng nghiện rượu và thấy rằng: những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ nghiện rượu có nguy cơ lệ thuộc cao hơn gấp 4 lần so với những đứa trẻ được sinh ra trong các gia đình khác. Một số nghiên cứu khác được tiến hành trên các trẻ sinh đơi có bố hoặc mẹ là người nghiện rượu. Người ta nuôi dưỡng hai đứa trẻ ở hai mơi trường hồn tồn khác nhau. Trong đó một đứa trẻ được ni trong

gia đình có bố mẹ ni không nghiện rượu và một đứa trẻ được ni trong gia đình có bố mẹ ruột nghiện rượu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ tương tự, trong đó, đứa trẻ là con ni cũng có nguy cơ nghiện rượu cao hơn rất nhiều so với các trẻ khác.

Lý thuyết này cũng đưa ra quan điểm cho rằng sự mất cân bằng sinh hóa cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự lệ thuộc chất gây nghiện ở cá nhân. Do một số người khi sinh ra đã bị mất cân bằng sinh hóa dẫn đến sự trao đổi chất không đầy đủ, và để tạo ra sự cân bằng cho cơ thể, họ có xu hướng sử dụng các chất để tạo ra sự thay đổi trong não bộ, giúp tạo nên sự cân bằng sinh hóa trong cơ thể. Chẳng hạn như trong một số nghiên cứu, người ta thấy rằng, một số người khi sinh ra bị thiếu chất dioxin và những người này thường có tâm trạng khơng vui. Do đó, họ có xu hướng sử dụng các chất tương tự như á phiện để giúp tạo ra sự cân bằng cho cơ thể, từ đó giúp đem lại cảm giác vui thích như người khác.

Những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền đã cho thấy gien đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng chất của cá nhân.Tuy nhiên, gien không phải là yếu tố quyết định đối với việc sử dụng hay lệ thuộc vào chất gây nghiện của một người. Nhiều nghiên cứu khác trong lĩnh vực tâm lý và xã hội đã chỉ ra nhiều yếu tố khác thuộc về tâm lý, hành vi và các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng tới việc sử dụng chất gây nghiện.

Thuyết phân tâm học

Lý thuyết này cho rằng, việc lạm dụng chất gây nghiện của cá nhân là một hình thức hóa giải những xung đột tâm lý mà cá nhân đó gặp phải trong giai đoạn đầu đời. Theo lý thuyết này, người ta trở nên nghiện là do sự mất cân bằng tâm lý, đặc biệt là do sự xung đột giữa cái Bản Năng (Id) và cái Siêu Tơi (Super Ego). Khi gặp phải một vấn đề khó khăn trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, đứa trẻ bị ức chế và căng thẳng thần kinh và có thể rơi vào trạng thái lo âu, ám ảnh . Khi đó, các cơ chế tự vệ sẽ xuất hiện để bảo vệ cái Tôi (Ego) bằng cách tìm kiếm và thỏa mãn cái Bản Năng để tạo sự cân bằng với

cái Siêu Tôi. Trong giai đoạn đầu sử dụng chất gây nghiện, cá nhân có thể chưa bị lệ thuộc, nhưng sau một thời gian, với tần suất và liều dùng tăng lên, cá nhân trở nên mất kiểm sốt đối với hành vi của mình và trở nên bị lệ thuộc. Lúc này, việc sử dụng chất gây nghiện chỉ còn là sự đáp ứng lại những nhu cầu của Bản Năng một cách vơ thức nhằm tìm kiếm những cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cái Tôi.

Cũng theo lý thuyết này, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng là một nguyên nhân thúc đẩy dẫn đến tình trạng lệ thuộc chất. Theo đó, cùng với thời gian và sự trưởng thành, đứa trẻ có xu hướng tách mình ra khỏi bố mẹ, chống lại sự lệ thuộc của bố mẹ để tìm kiếm sự độc lập và khẳng định cái Tơi trong xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên, khi sự tách rời này không thể thực hiện được, đứa trẻ bị rơi vào trạng thái lo lắng và sợ hãi bị bỏ rơi. Từ đó, chúng nảy sinh thái độ thù địch với cha mẹ dù vẫn biết rằng cha mẹ là người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 27)