Phân bố tỉ lệ sinh viên các trường theo giới tính và năm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 57)

Trƣờng

Giới tính Năm thứ Tuổi

trung bình

Nam Nữ Nhất Hai Ba Năm

ĐH Sư phạm HN 17 32 18 17 7 7 0 20

ĐH Y HN 24 19 16 15 12 0 0 20

ĐH KHXH & NV HN 18 33 17 15 11 8 0 21

ĐH Bách Khoa HN 35 12 15 18 7 5 2 20

ĐH Ngoại thương HN 23 27 39 0 4 7 0 20

ĐH Sân khấu Điện ảnh

Các bảng thống kê trên cho thấy số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu đến từ các trường khá đồng đều về mặt số lượng và có sự cần bằng về mặt giới tính. Đặc biệt, số lượng sinh viên theo giới tính ở từng trường cũng có tính đặc trưng theo khối ngành đào tạo. Theo đó, khối ngành xã hội và sư phạm, sinh viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn (Đại học sư phạm, sinh viên nữ chiếm 66 %, trong khi sinh viên nam chiếm 34%, Đại học Nhân văn, sinh viên nữ chiếm 64% trong khi sinh viên nam chiếm 36%). Tuy nhiên, số lượng sinh viên giữa các năm học khơng có sự đồng đều cần thiết (số lượng sinh viên tập trung vào năm nhất). Vì thế, trong q trình phân tích số liệu, chúng tơi sẽ khơng sử dụng việc tách mẫu khách thể theo yếu tố năm học nữa. Thay vào đó, chúng tơi sẽ sử dụng giới tính và trường học như là hai yếu tố chính trong việc phân tích và so sánh những khác biệt cần thiết trong nhóm mẫu nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của nhóm khách thể tham gia nghiên cứu này là 20 tuổi.

2.2. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần và việc sử dụng rượu bia hiện nay của sinh viên, chúng tôi sử dụng “Bản tự báo cáo sức khỏe tâm thần dành cho người trưởng thành” (Adult Self Report - ASR) của Achenbach và “Công cụ sàng lọc sử dụng chất có cồn” (AUDIT) của tổ chức Y tế thế giới vì độ tin cậy, tính phổ biến và sự phù hợp với mục đích của nghiên cứu này của hai cơng cụ này hiện nay.

2.2.1. Cơng cụ sàng lọc chất có cồn AUDIT

Có nhiều cách khác nhau giúp sàng lọc, đánh giá nguy cơ liên quan tới vấn đề sử dụng chất gây nghiện, trong đó bao gồm những phương pháp kiểm tra về mặt sinh học như đo nồng độ cồn trong hơi thở, nồng độ cồn trong máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc nước bọt và có cả những cách mà người được kiểm tra cho biết thông tin bằng cách tự báo cáo như phương pháp phỏng vấn hoặc trả lời bằng bảng hỏi. Tùy theo nhu cầu và mục đích kiểm tra mà người

đánh giá sẽ lựa chọn công cụ và cách thức phù hợp nhằm thu được những kết quả tốt nhất. Trong những điều kiện khơng có các cơng cụ kiểm tra về mặt sinh học, đồng thời nhằm thu thập những thông tin mà các cơng cụ sinh học khơng thể có được, những cách thức đánh giá thơng qua hình thức phỏng vấn và tự điền bảng hỏi được xem là tối ưu hơn cả. Tuy nhiên, trong hai phương pháp này, phỏng vấn sâu tuy có những ưu điểm của nó (đánh giá được tình trạng của cá nhân một cách chuyên sâu và chi tiết) nhưng cũng có một số mặt hạn chế nhất định, trong đó bao gồm việc khơng đồng thời đánh giá được trên nhiều người, mất nhiều thời gian, địi hỏi trình độ chun mơn của người đánh giá và cần nhiều người. Trong trường hợp này, một bảng hỏi ngắn gọn được xem là một công cụ sầng lọc tốt hơn cả.

Đặc điểm của bộ công cụ sàng lọc tốt bao gồm tính ngắn gọn (tối đa 10 câu hỏi), tính linh hoạt (dễ cho người đánh giá và người cần được đánh giá) và có “độ nhạy” (sensitivity) và “đặc trưng” (specificity) tốt.

Công cụ tự báo cáo có thể giúp đem lại bức tranh xuyên suốt từ thời điểm bắt đầu đánh giá trở về trước, giúp tiết kiệm, không mang tính “tấn cơng” đối với người trả lời và có tính nhạy cao trong việc xác định các vấn đề tiềm ẩn mà cá nhân sẽ khó chia sẻ thơng tin hơn nếu đó là q trình phỏng vấn.

Dựa trên những yếu tố này, có thể tìm thấy một số cơng cụ sàng lọc khá phổ biến được sử dụng trong đánh giá nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia hiện nay. Trong đó có thể kể đến bảng hỏi ASSIST, DAST-10, CRAFFT, CAGE, TWEAK và AUDIT.

Bảng 2.3. Một số công cụ sàng lọc và đánh giá việc sử dụng chất gây nghiện

Công cụ

sàng lọc Đối tƣợng áp dụng

Số câu

hỏi Đánh giá Bối cảnh chung nhất Loại hình

ASSIST

Người lớn, có hiệu quả trong nhiều nền văn hóa và ngơn ngữ

8 Sử dụng chất nguy hiểm, có hại và lệ thuộc (bao gồm cả tiêm chích)

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Phỏng vấn

AUDIT

Người lớn và thanh thiếu niên, có hiệu quả trong nhiều nền văn hóa và ngơn ngữ

10 Xác định các vấn đề có liên quan tới rượu bia, có thể dùng làm sàng lọc trước để xác định bệnh nhân cần sàng lọc sâu hơn

Trong các bối cảnh khác nhau Tự báo cáo, phỏng vấn hoặc phỏng vấn bằng máy tính DAST-10

Người lớn 10 Xác định các vấn đề có liên quan tới ma túy trong vòng 1 năm trước

Các bối cảnh khác nhau

Phỏng vấn hoặc tự báo cáo

CRAFFT Thanh thiếu niên 6 Xác định việc lạm dụng rượu và

các chất ma túy

Các bối cảnh khác nhau

Tự báo cáo

CAGE Người lớn và thanh niên

trên 16 tuổi

4 Xác định các dấu hiệu của sự phụ thuộc Chăm sóc sức khỏe ban đầu Phỏng vấn hoặc tự báo cáo TWEAK

Phụ nữ mang thai và cho con bú

5 Uống rượu ở mức nguy cơ trong thời gian mang thai và cho con

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Phỏng vấn hoặc tự báo cáo

Dựa trên sự đánh giá các yếu tố phù hợp với mục đích nghiên cứu như đối tượng áp dụng, độ tuổi, bối cảnh, tính ngắn gọn và loại hình sử dụng, chúng tôi quyết định lựa chọn bảng cơng cụ sàng lọc chất có cồn (AUDIT) của tổ chức Y tế Thế giới.

AUDIT (Alcohol Use Disorder Identification Test) là một công cụ đánh giá ngắn gọn bao gồm 10 câu hỏi, nhằm xác định nguy cơ và tác hại đối với một cá nhân liên quan đến việc sử dụng rượu bia và các chất có cồn. AUDIT được phát triển bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1989. Qua hơn 2 thập kỷ, sau nhiều nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng, cho đến nay, AUDIT đã được chấp nhận và sử dụng rộng bởi các nhân viên y tế và các nhà nghiên cứu tại nhiều nền văn hóa trên thế giới (Babor, Higgins-Biddle et al, 2001).

Bộ bảng hỏi AUDIT gồm 10 câu hỏi do người tham gia tự trả lời, thu thập các thông tin cở bản về liều lượng và tần suất sử dụng rượu bia cũng như những tác hại từ việc sử dụng trong vòng 1 năm trở lại, nhằm đưa ra những đánh giá tổng quát về tình trạng sử dụng của một cá nhân. Bộ bảng hỏi có ưu điểm là ngắn gọn (người tham gia chỉ mất từ 2-3 phút để trả lời) nhưng lại đưa ra được những đánh giá và đo đạc một cách cụ thể về thói quen sử dụng rượu bia của cá nhân thông qua khái niệm “cốc/ly tiêu chuẩn”. Ví dụ như: “Bạn có thường xuyên uống rượu/ bia không? Trong những ngày có uống rượu/ bia, trung bình một ngày bạn uống bao nhiêu ly/ cốc tiêu chuẩn? Trong một năm qua, trong mỗi lần uống rượu/ bia, bạn có thường uống từ 6 cốc/ ly tiêu chuẩn trở lên (đối với nữ) hoặc 8 cốc/ ly tiêu chuẩn trở lên (đối với nam) không?”…

Mỗi câu hỏi đều đều có 5 lựa chọn trả lời tương ứng với các mức độ điểm từ 0, 1, 2, 3, 4 (riêng câu số 9 và số 10 được tính điểm theo cách riêng).

Tổng điểm đánh giá được tính bằng cách cộng dồn điểm số ở các câu trả lời. Theo đó, tùy vào mức độ điểm số sẽ có 4 mức độ nguy cơ

 0-7 điểm: Nguy cơ thấp

 16-19 điểm: Nguy cơ/ tác hại cao

 Từ 20 điểm trở lên: Nguy cơ cao/ chẩn đoán lệ thuộc/nghiện AUDIT được xem là một công cụ đánh giá đáng tin cậy trong việc loại bỏ những rủi ro do khác biệt về giới tính, độ tuổi và các nền văn hóa khác nhau. Thông qua những nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng, AUDIT cũng được đánh giá là phù hợp với các khái niệm liên quan tới việc lạm dụng và lệ thuộc chất có cồn của một cá nhân theo Bảng phân loại bệnh tật (ICD-10).

2.2.2. Bản tự đánh giá sức khỏe tâm thần dành cho người trưởng thành ASR

Vấn đề nghiên cứu, sàng lọc và đánh gía sức khỏe tâm thần trong cộng đồng hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên Cẩm Nang Chẩn đoán và Thống kê Các Bệnh Tâm thần (DSM) của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, và Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD) của Tổ chức Y tế Thế giới thông qua các bộ câu hỏi. Tuy nhiên, các bộ câu hỏi này đa phần không phản ánh được sự khác biệt về phát triển, giới tính, độ tuổi và sự đa dạng về văn hóa trong việc chẩn đốn (Achenbach, 1995). Để khắc phục những hạn chế này, Achenbach đã đưa ra một phương pháp tiếp cận gọi là chẩn đoán dựa trên thực chứng và phương pháp này đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đồng thời, các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng cơ sở thực chứng cho các phương pháp chẩn đoán này bằng cách xây dựng hệ thống đánh giá dựa vào thực chứng Achenbach. Trong hệ thống này có khá nhiều bộ cơng cụ sàng lọc và đánh giá cho nhiều lứa tuổi khác nhau và đã được sử dụng một cách rộng rãi tại nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. ASR (Adult Self Report) là một công cụ nằm trong hệ thống này. Đây là bản đánh giá sức khỏe tâm thần tổng quát dành cho người trưởng thành từ 18-59 tuổi bao gồm các vấn đề về hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân do Thomas Achenbach phát triển, được xuất bản năm 2003 và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và đánh giá lâm sàng trên thế giới.

ASR có sự kết hợp nhiều items của hai bản đánh giá trước đó đã được sử dụng rộng rãi là YASR và YABCL (1997) của Achenbach. Giống như YSR hay CBCL, ASR yêu cầu cá nhân tham gia cho điểm phù hợp cho 126 biểu hiện được liệt kê dựa trên mốc thời gian trong vòng từ 06 tháng qua đến hiện nay. 126 biểu hiện này là 126 item, mỗi item là một hành vi hoặc biểu hiện có vấn đề của cá nhân như : “cảm thấy cô đơn”, “ tham gia nhiều cuộc cãi/ đánh nhau”, “có những suy nghĩ mà người khác nghĩ là khơng có”… .. Mỗi item được cho điểm từ 0 đến 2, tương ứng với mức độ tăng dần về tần suất xuất hiện của hành vi (0 = không đúng; 1 = thi thoảng đúng; 2 = rất đúng hoặc thường xuyên đúng). Điểm tổng của toàn bộ thang đo sẽ cho ra một biến số, được gọi là tổng điểm các vấn đề, cho biết mức độ có vấn đề chung về SKTT

Phạm vi đánh giá của ASR bao gồm 4 lĩnh vực chính:

 Chức năng thích nghi: đánh giá chức năng thích nghi của cá nhân thơng qua các mối quan hệ xã hội như: bạn bè, vợ chồng/ bạn tình, gia đình, cơng việc, giáo dục và điểm mạnh cá nhân.

 Các triệu chứng liên quan tới các rối loạn tâm thần bao gồm: lo âu, trầm cảm, thu mình, than phiền về cơ thể, các vấn đề tư duy, chú ý, hành vi hung tính, phá bỏ quy tắc, và các hành vi xâm khích.

 Lĩnh vực định hướng theo DSM bao gồm: trầm cảm, lo âu, các vấn đề cơ thể, nhân cách né tránh, tăng động giảm chú ý, nhân cách chống đối xã hội.

 Vấn đề sử dụng chất gây nghiện bao gồm: thuốc lá, rượu và ma túy

Điểm tổng các item trong một nhóm hội chứng cho ra điểm của từng tiểu thang.

Cả hai công cụ ASR và AUDIT đều là những bộ công cụ đánh giá đáng tin cậy và có hiệu lực, được xây dựng dựa trên các bằng chứng thực nghiệm và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Kèm theo hai thang đo trên, chúng tơi có bảng hỏi ngắn để thu thập các thông tin nhân khẩu của khách thể, bao gồm: trường học, giới tính, độ tuổi.

2.3. Chiến lƣợc xử lý số liệu

Số liệu khảo sát thực tiễn được chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học và xử lý bằng phần mềm thống kê xã hội SPSS phiên bản 22.0

Bước 1: Thống kê mô tả: Chúng tôi sử dụng các phép thống kê mơ tả để có được bức tranh tổng thể về tần suất, tỉ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn, điểm cực đại, điểm cực tiểu và các đặc điểm của mẫu nghiên cứu mà chúng tơi cho rằng ít nhiều có ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên, bao gồm: trường học, ngành học, năm học, giới tính.

Bước 2: Thống kê suy luận, bao gồm phân tích tương quan và phân tích hồi quy đa biến.

Phân tích tương quan: sử dụng phép kiểm định bằng hệ số tương quan (Pearson) cho các biến liên tục và phân phối chuẩn để có kết luận về mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần (các vấn đề hành vi, các vấn đề hướng nội, các vấn đề hướng ngoại…) và việc sử dụng rượu bia của sinh viên (sử dụng ở mức nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao, phụ thuộc…)

Hệ số tương quan này được tính theo cơng thức: 𝑟 = 𝑥 − 𝑥 𝑦 − 𝑦

𝑥 − 𝑥 2 𝑦 − 𝑦 2 = 𝑆𝑥𝑦 𝑆𝑥𝑥.𝑆𝑦𝑦

Bước 3: Sau khi có được bức tranh về mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và việc sử dụng rượu bia của sinh viên, chúng tôi tiến hành mơ hình kiểm định (với các vấn đề sức khỏe tâm thần là biến tác động và việc sử dụng rượu bia là biến phụ thuộc; hoặc việc sử dụng rượu bia là biến tác động và các vấn đề sức khỏe tâm thần là biến phụ thuộc, các biến đặc điểm

như: trường học, ngành học, năm học, giới tính là các biến tác động). Kết luận của phép kiểm định này cho biết dưới tác động của các biến đặc điểm, liệu mối tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần với việc sử dụng rượu bia của sinh viên cịn có ý nghĩa nữa hay không.

Tiểu kết chƣơng II

Trong chương này, luận văn cố gắng giới thiệu và trình bày khái quát về phương pháp tổ chức nghiên cứu đề tài này. Theo đó, đề tài nghiên cứu được thực hiện trên 282 sinh viên đến từ 6 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Mỗi trường có từ 40-50 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhiều ngành học khác nhau. Nghiên cứu cũng sử dụng một số công cụ sàng lọc phổ biến hiện nay bao gồm: bảng Cơng cụ Sàng lọc Chất có cồn (AUDIT) của tổ chức WHO, bảng Tự Đánh giá Sức khỏe Tâm thần Dành cho Người trưởng thành (ASR) của Achenbach nhằm đánh giá về thói quen sử dụng rượu bia cũng như những nguy cơ có thể có về mặt sức khỏe tâm thần của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng các phép tốn thống kê thơng qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý số liệu và đưa ra kết luận.

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên

Trong phần này, chúng tôi mô tả thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên dựa trên sự phân tách các đặc điểm về mặt nhân khẩu học như trường học và giới tính. Mục đích của chúng tôi trong phần này là nhằm mô tả một cách khái quát bức tranh sức khỏe tâm thần của sinh viên, những vấn đề phổ biến về sức khỏe tâm thần mà sinh viên hay gặp phải, các rối loạn tâm thần cụ thể phân bố theo giới tính, hoặc theo trường học (vì khơng có đủ tính đại diện trong sinh viên xét theo năm học nên chúng tôi sẽ khơng phân tích theo hướng này). Để làm được điều này, như đã trình bày trong phần tổ chức và phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thang đo sức khỏe tâm thần tổng quát ASR của Achenbach. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ lựa chọn đánh giá và phân tích các vấn đề sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 57)