- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá
2.1.4. Nguồn nhân lực
Trường ĐHNN – ĐHQGHN là nơi tập hợp lực lượng các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hố các nước. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, tổng số cán bộ viên chức toàn trường gồm 764 người, trong đó:
- Biên chế: 509 - Hợp đồng: 255 - Nam: 157 - Nữ: 607 - CBGD: 625 - Cán bộ phục vụ đào tạo: 139 - GS: 02 - PGS: 13 - TSKH: 01 - TS: 80 - Thạc sỹ: 374 - Cử nhân: 270 - GV: 484 - GVC và tương đương: 75 - GVCC và tương đương: 02 2.1.5. Một số thành tựu
2.1.5.1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, đặc biệt đào tạo “nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong ba hoạt động chính của nhà trường bên cạnh hoạt động NCKH và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Các hoạt động đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng về quy mô, phong phú về hình thức, đa dạng về chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người học cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực ngoại ngữ của xã hội. Nhà trường đào tạo từ bậc trung học phổ thông đến bậc tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực cho việc giảng dạy ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học.
Đối với chƣơng trình đào tạo cử nhân: bên cạnh các ngành đào tạo
truyền thống là sư phạm và phiên dịch ngoại ngữ đối với 1200 đại học chính quy mỗi năm, nhà trường cịn mở rộng chương trình đào tạo như chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao đối với các ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Nga, Sư phạm Tiếng Trung Quốc và Sư phạm Tiếng Pháp. Trong đó, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Sư phạm Tiếng
Anh đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng AUN-QA và chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Sư phạm Tiếng Pháp, Sư phạm tiếng Trung Quốc đã được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng cấp 1 theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của ĐHQGHN. Bên cạnh việc mở chương trình đào tạo cử nhân liên kết với Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Khoa Luật của ĐHQGHN để đào tạo bằng kép và ngành kép từ năm 2008 đến nay, nhà trường còn thực hiện chương trình đào tạo liên kết quốc tế với các trường đại học của Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ. Đào tạo chuyển tiếp tiếng Anh cho sinh viên các nước Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản.
Đối với chƣơng trình đào tạo sau đại học: nhà trường tổ chức đào tạo
trong nước để cấp bằng thạc sỹ cho 9 chuyên ngành: Ngôn ngữ học tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản; Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và cấp bằng Tiến sỹ cho 6 chuyên ngành: Ngôn ngữ học tiếng Anh, Nga, Pháp; Lý luận và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Nga, Pháp. Nhà trường còn liên kết đào tạo thạc sỹ với Trường Đại học Southern New Hampshire (Hoa Kỳ) và Đại học Waikato (New Zealand).
Đối với chƣơng trình đào tạo hệ vừa làm vừa học: hàng năm nhà
trường đã đào tạo khoảng 4000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông và cấp bằng Cử nhân ngoại ngữ hoặc Cử nhân Sư phạm ngoại ngữ Tiếng Anh, tiếng Nhật; đào tạo cấp bằng Cử nhân Sư phạm ngoại ngữ chương trình sau cao đẳng; đào tạo cấp bằng 2 Cử nhân ngoại ngữ hoặc Cử nhân Sư phạm ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung; tổ chức các lớp bổ túc kiến thức cấp Chứng chỉ đã hồn thành chương trình bổ túc kiến thức đạt chuẩn đại học chính quy; tổ chức các lớp cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp (chương trình A, B, C) cho các thứ tiếng.
Đối với đào tạo trung học phổ thông: nhà trường đã đào tạo mỗi năm
gần 500 học sinh năng khiếu ngoại ngữ, cung cấp nguồn ngoại ngữ “đầu vào” chất lượng cao cho chính nhà trường và nhiều trường đại học khác.
Ngoài ra, nhà trường được Hội đồng Khảo thí Anh thuộc đại học Cambridge Vương quốc Anh ủy quyền tổ chức thi cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế cho trẻ em. Phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức thi cấp chứng chỉ IELTS. Tổ chức đánh giá năng lực tiếng Anh cho giáo viên thuộc các trường phổ thông và bồi dưỡng giáo viên về năng lực tiếng, phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.
2.1.5.2. Về công tác nghiên cứu khoa học
NCKH là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với một trường đại học. Vì vậy, Trường ĐHNN - ĐHQGHN luôn chú trọng tăng cường và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện các đề tài NCKH phục vụ đào tạo đại học và sau đại học. Nhà trường đã thành công trong việc chuyển giao tri thức cho các đơn vị trong toàn quốc về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp kiểm tra - đánh giá và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ. Mỗi năm, nhà trường tổ chức ít nhất từ một đến hai hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng và quốc tế học thể hiện vai trò đầu tàu trong nghiên cứu về ngoại ngữ trong cả nước. Xuất bản trên 30 cuốn sách chuyên khảo phục vụ nghiên cứu về ngôn ngữ, giảng dạy ngoại ngữ và nghiên cứu quốc tế học. Thực hiện hàng trăm đề tài NCKH các cấp, trong đó có các đề tài cấp Bộ và ĐHQG, phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của Trường, của ĐHQG và của ngành. Hàng tháng, nhà trường phát hành chuyên san “Ngoại ngữ” và “Thơng tin Khoa học”. Bên cạnh đó, nhà trường cịn tổ chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế, đặc biệt là Hội nghị khoa học thường niên ASIA TEFL với gần 400 báo cáo của các học giả nước ngoài. Kết quả, Trường ĐHNN- ĐHQGHN đã hoàn thành hàng trăm đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp ĐHQGHN, cấp trường với hàng nghìn số lượt cán bộ giảng viên tham gia. Trường đã biên soạn 17 khung chương trình, 155 bộ giáo trình và 25 sách cơng cụ, biên soạn 11 bộ chương trình ngoại ngữ cho các bậc phổ thơng, tham gia viết hơn 30 sách giáo khoa ngoại ngữ giảng dạy trong các trường phổ thông.
2.1.5.3. Về hợp tác quốc tế
Xu thế hội nhập và tồn cầu hố là tất yếu của sự phát triển. Nó mang lại cơ hội nhất định cho công tác đào tạo và NCKH của nhà trường. Là trường chuyên đào tạo giáo viên và cán bộ nghiên cứu ngoại ngữ, Trường ĐHNN - ĐHQGHN xác định đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường. Nhà trường chú trọng tới các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi học giả với các đại học quốc tế và tổ chức các chương trình bồi dưỡng cán bộ. Hiện nay, nhà trường đã thiết lập quan hệ trao đổi, hợp tác chuyên môn và liên kết đào tạo với các trường đại học và tổ chức nước ngoài thuộc các châu lục trên thế giới. Hợp tác quốc tế đã giúp nhà trường xây dựng được nhiều quỹ học bổng như Quỹ học bổng Trường Đại học Dajeon và Hansu Kong của Hàn Quốc; Đại học Soka và Đại học Nữ Fukuoka của Nhật Bản. Ngoài ra, hợp tác quốc tế đã đem lại cho nhà trường rất nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại và nhiều tài liệu, đầu sách mới cho thư viện. Chủ trương của Nhà trường hiện nay là mở rộng phạm vi và nội dung hợp tác, tìm kiếm đối tác đào tạo, tìm hiểu trao đổi kinh nghiệm quản lý và cách thức tổ chức đào tạo quốc tế đồng thời đặt vấn đề với Chính phủ thơng qua các đại sứ quán tại Hà Nội hoặc ký kết thoả thuận với các trường đại học quốc tế mở thêm các mã ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
2.1.5.4. Về cơ sở vật chất
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của nhà trường, việc đầu tư chiều sâu cho cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy, học tập và làm việc của cán bộ và sinh viên luôn được nhà trường quan tâm đặc biệt. Nhà trường nằm trong khn viên rộng 9 ha, trong đó có 7 ha dành cho khu học tập và làm việc. Khu giảng đường của nhà trường gồm có 423 phịng được sử dụng trên diện tích 16.167m2. Thư viện, khu làm việc và khu sinh hoạt văn hoá thể thao của cán bộ, giảng viên khang trang, rộng rãi được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết.
Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy cassete, ti vi, projector phục vụ có hiệu quả cơng tác giảng dạy và học tập cho các phịng học chuẩn, phịng thực hành nghe - nhìn, phịng máy đa chức năng, phòng nghiên cứu và thực hành sư phạm, phòng thực hành phiên dịch, phịng thực hành tiếng chất lượng cao ln được nhà trường đặc biệt quan tâm. Trung tâm Học liệu gồm 4 phòng đọc khang trang, được trang bị phương tiện tra cứu hiện đại với hơn 37.581 bản sách và tạp chí, trong đó gồm 12.575 đầu sách ngoại văn; 2.788 cuốn luận văn, luận án; 3.647 tiểu luận tốt nghiệp và NCKH; 1.793 băng đĩa. Ngoài ra, nhà trường cịn có 8 phịng đọc chun ngành với gần 21.013 đầu sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước. Hàng năm nhà trường đầu tư từ 300 đến 500 triệu đồng để cập nhật các đầu sách và tu sửa nhà tập đa năng nhằm phục vụ tối ưu các hoạt động giảng dạy, học tập, vui chơi của cán bộ và sinh viên của nhà trường.