- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá
4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.
2.3.3. Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên
Điều tra về thực trạng công tác sử dụng ĐNGV ngoại ngữ của trường ĐHNN-ĐHQGHN, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá công tác sử dụng ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Mức độ đánh giá Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Tốt 6 4,5
Tương đối tốt 126 95,5
Chưa tốt 0 0
Qua khảo sát, 4,5% ý kiến được hỏi đánh giá rằng việc sử dụng ĐNGV ngoại ngữ tốt; 95,5% tương đối tốt và khơng có ý kiến nào đánh giá chưa tốt.
Thực tế, cơng tác bố trí, sử dụng ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường tương đối hợp lí, “đúng người”, “đúng việc”, “đúng chỗ”, “đúng lúc”, đúng chuyên môn, đúng khả năng. Việc phân công giảng viên phù hợp theo cơ cấu ngành đào tạo của từng khoa, của từng bộ môn. ĐNGV ngoại ngữ được bố trí giảng dạy phù hợp với sở trường và năng lực, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo qui định, đảm bảo tốt nhiệm vụ đào tạo giảng dạy và NCKH. Việc bổ nhiệm các giảng viên giữ chức vụ Trưởng phó bộ mơn, Trưởng phó các khoa đào tạo đều được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên năng lực quản lý và chuyên ngành đào tạo của từng giảng viên để đưa ra quyết định lựa chọn cho vị trí quản lí đang khuyết trên lược đồ tổ chức của các khoa đào tạo và của nhà trường. Công tác sắp xếp nhân sự, điều chuyển một số giảng viên tiếng Anh giữa 3 khoa: Sư phạm Tiếng Anh, NN&VH các nước nói tiếng Anh và Tiếng Anh để phù hợp hơn với tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường được tiến hành khá tốt. Điều đó, một phần giúp nhà trường khai thác được tiềm năng, thế mạnh, phát huy hết năng lực, sở trường của từng giảng viên ngoại ngữ mà cịn tạo được một mơi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, tạo sự an tâm trong cơng tác, nhiệt tình trong giảng dạy, năng động trong cách xử lý các tình huống ở từng giảng viên. Từ đó, các giảng viên sẵn sàng hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng tiến bộ, hạn chế được những khiếm khuyết, phát huy mặt mạnh để ĐNGV ngoại ngữ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Tuy nhiên, trong 1-2 năm trở lại đây, tình trạng phân cơng giờ dạy cho giảng viên trẻ, đặc biệt là giảng viên tiếng Anh quá nhiều, có giảng viên phải dạy tới 20 tiết/1 tuần. Vì vậy, quỹ thời gian dành cho học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và NCKH bị hạn chế. Hơn nữa, việc bố trí giờ dạy cho giảng viên chưa tính đến hồn cảnh cá nhân của từng người trong giai đoạn nuôi con nhỏ, ốm đau, hồn cảnh gia đình, nhà xa cơ quan cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy. Trước áp lực công việc, một số giảng viên trẻ đã phải xin thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển công tác và con số này không ngừng tăng lên theo thời gian.