- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá
1.4.4. Chun mơn, nghiệp vụ
Ngoại ngữ là một môn học đặc thù do gắn với những yếu tố văn hố nước ngồi. Vì vậy, bên cạnh những hoạt động giáo dục đào tạo nói chung, giảng viên ngoại ngữ cịn có một chức năng khu biệt, đó là hình thành năng lực ngoại ngữ cho người học bằng cách giảng dạy một ngơn ngữ nước ngồi thông qua rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Một năng lực chưa được hình thành ở người học. Đây là một cơng việc khó. Để giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả, người giảng viên bên cạnh phải có nghiệp vụ sư phạm tốt
cịn phải có chun mơn đào tạo về ngơn ngữ nước ngoài. Người giảng viên ngoại ngữ không chỉ cung cấp những kiến thức về ngơn ngữ để hình thành năng lực giao tiếp bằng tiếng nước ngồi ở sinh viên mà họ cịn là người có khả năng vận dụng những nét văn hoá, văn minh của một dân tộc khác kết hợp cùng với những nét văn hoá, văn minh của dân tộc Việt Nam trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên một cách phong phú, đa dạng tạo nền tảng cho sự hội nhập khu vực và thế giới. Chính vì vậy, có thể nói giảng viên ngoại ngữ là một “cơng dân tồn cầu”, có nguồn kiến thức phong phú, đa dạng về văn hoá, văn học, văn minh, kinh tế, chính trị của đất nước Việt Nam và các quốc gia có thứ tiếng được giảng dạy. Họ hiểu rất rõ các hiện tượng giao thoa văn hố, tình hình xã hội hiện tại và khuynh hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước.
Mặt khác, ngoại ngữ ln là công cụ hữu hiệu trong việc khai thác thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chun ngành. Chính vì vậy, giảng viên ngoại ngữ vơ hình chung đã tận dụng được lợi thế này, biến ngoại ngữ - mơn mình giảng dạy thành một phương tiện hữu ích để tiếp cận tri thức thế giới trong việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng tầm hiểu biết sâu sắc về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính họ.