- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá
1.6.1. Người lãnh đạo
Trong bất kỳ tổ chức nào, người lãnh đạo có một vị trí đặc biệt quan trọng. Người lãnh đạo khơng chỉ là người đứng đầu một tổ chức, có vai trò dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo mà còn xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định. Người lãnh đạo cần có “đạo” để “lãnh” và có con đường và hiểu con đường (đạo) để có thể nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ. Đối với cơ sở giáo dục chuyên đào tạo và nghiên cứu về ngoại ngữ trong thời kỳ bùng nổ thông tin của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn hội nhập quốc tế, người lãnh đạo trường ĐHNN - ĐHQGHN bên cạnh là một người quản lý giỏi thì cũng cần phải có khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Người lãnh đạo phải biết dùng tài năng, phẩm chất của mình để kêu gọi, lơi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, biết liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức và giữa tổ chức với hệ thống bên ngoài. Người lãnh đạo nhà trường phải đánh thức tiềm năng của giảng viên thành khả năng, rèn luyện khả năng thành kỹ năng và tích hợp kỹ năng tỏa sáng thành tài năng.
của nhà trường khơng đầu tư thích đáng cho đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng học hàm, học vị của mình. ĐNGV ngoại ngữ tự bằng lịng với những gì mình có vì u cầu của xã hội về ngoại ngữ chưa cao. Nhưng ngày nay, khi mặt sàn ngoại ngữ của người học được nâng lên, ai ai cũng biết và có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thì ngoại ngữ khơng cịn ở vị trí độc tơn. Ngoại ngữ chỉ cịn là cơng cụ, phương tiện làm việc. Và lãnh đạo Trường ĐHNN - ĐHQGHN đã nhận thức rõ điều đó và hai sứ mệnh song hành, ưu tiên của nhà trường là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đây là bản chất cốt lõi của trường đại học, cái làm nên giá trị đại học và tinh thần đại học để đào tạo “nguồn nhân lực chất lượng cao” và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Từ đó, lãnh đạo nhà trường có chính sách động viên, khuyến khích ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường tiếp tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt là chun mơn sâu về ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu mới của nhà trường và của toàn xã hội. Đồng thời, người lãnh đạo cũng cần có các biện pháp quản lý thích hợp để tạo động cơ, khơi dậy niềm đam mê giảng dạy, NCKH để ĐNGV ngoại ngữ cải thiện bằng cấp, nâng cao học hàm, học vị hiện có. Như vậy, vị thế và thương hiệu của trường ĐHNN - ĐHQGHN mới được giữ vững và được khẳng định.
1.6.2. Người học
Bên cạnh yếu tố người lãnh đạo, người học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV ngoại ngữ. Thứ nhất, hiện tại trình độ “đầu vào” của sinh viên ngoại ngữ rất cao. Đa số sinh viên, ngay từ năm thứ nhất, rất giỏi bốn kỹ năng đặc trưng của ngoại ngữ: nghe - nói - đọc - viết. Thứ hai, một xu hướng mới của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay là đào tạo nhân lực theo các chuẩn đầu ra, theo tiếp cận năng lực, có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt được các chuẩn tri thức và kỹ năng quy định: phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, có kiến thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, trong đó có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm và
chuẩn ngoại ngữ theo yêu cầu của từng chương tình đào tạo và bậc đào tạo. Vì vậy, ĐNGV ngoại ngữ của Trường ĐHNN - ĐHQGHN cũng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn về thế giới xung quanh để có những thay đổi phù hợp trong cách giáo dục, cách dạy thế hệ trẻ. Giảng viên đại học là thầy của thầy và giảng viên ngoại ngữ không phải ngoại lệ. Giáo dục đại học yêu cầu sinh viên ra trường phải đạt chuẩn. Vậy, ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường cũng phải tự đào tạo - bồi dưỡng và được đào tạo - bồi dưỡng để tự hoàn thiện bản thân sao cho năng lực sư phạm giảng dạy ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ được đào tạo ít nhất phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định.