- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá
4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.
2.3.5. Công tác đào tạ o bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Việc đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV sau công tác đánh giá không những giúp cho từng giảng viên ngoại ngữ hồn thiện chính mình, có cơ hội thăng tiến mà còn tạo đà cho nhà trường giữ vững sự ổn định và phát triển trong xu hướng đổi mới. Vì vậy, cơng tác đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV ngoại ngữ luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Thông qua việc xin ý kiến của 30 CBQL và 102 CBGD, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN-ĐHQGHN
Mức độ đánh giá Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Tốt 21 15,9
Tương đối tốt 96 72,7
15,9% phiếu được hỏi cho rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường tốt, 72,7% tương đối tốt và 11,4 % chưa tốt. Thực tế, lãnh đạo nhà trường luôn coi trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV, ln có ý thức xác định đúng hướng nội dung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực NCKH, kiến thức bổ trợ về tin học và công nghệ thông tin, ngoại ngữ 2 cho ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường bằng cách đa dạng hóa các hình thức đào tạo bồi dưỡng để nhanh chóng có được ĐNGV ngoại ngữ chuẩn hóa, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm từng bước phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ngang tầm với khu vực và thế giới. Cụ thể:
- Về nâng cao trình độ bằng cấp: Nhà trường luôn luôn sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để CBGD ngoại ngữ tham dự học bổng sau đại học, đặc biệt là học bổng ở nước ngồi vì nhà trường có đặc thù về chun ngành ngoại ngữ nên việc cọ sát, nghiên cứu ngôn ngữ ở các nước bản địa là điều vô cùng hữu ích. Việc ĐNGV ngoại ngữ tìm kiếm học bổng theo Đề án 322 hoặc 911 của Chính Phủ và các hình thức đào tạo khác ở trong và ngồi nước thường xuyên được lãnh đạo nhà trường khuyến khích, động viên. Hiện nay, nhà trường có 33 CBGD ngoại ngữ đi học thạc sĩ và 49 giảng viên học tiến sĩ ở nước ngoài.
- Về bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ: Nhà trường có đặc thù là trường sư phạm chuyên đào tạo giáo viên sư phạm ngoại ngữ nên giảng viên của nhà trường hầu hết được đào tạo từ hệ sư phạm chính quy, chỉ có một số ít giảng viên tốt nghiệp từ Khoa NN & VH Phương Đông và Khoa NN & VH Hàn Quốc trước đây khơng có hệ sư phạm thì phải tham gia các khóa bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trước khi tuyển dụng. Kết quả, 100% giảng viên ngoại ngữ của Trường tuyển dụng trước năm 2006 đã tham gia bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ giáo dục học đại học. Từ năm 2007 đến nay, Nhà trường đã cử 39 giảng viên tham gia khoá học Giáo dục đại học. Đa số giảng viên đều có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, chịu khó tự tìm tịi để tham gia các khóa học tập
ngắn, dài hạn, các cuộc hội thảo trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cụ thể, trong năm học 2012-2013, nhà trường đã có 78 lượt giảng viên ngoại ngữ tham dự hội thảo, các chương trình đào tạo ngắn ngày, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu ở nước ngoài. Trên 1000 lượt cán bộ tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau theo chỉ đạo của Đề án 2020 và 39 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.
- Về bổ trợ kiến thức công nghệ thông tin: Song song với việc bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng tới công tác bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho ĐNGV ngoại ngữ của Trường. 100% giảng viên ngoại ngữ của Trường đều sử dụng thành thạo các chương trình soạn thảo văn bản thông dụng, đa số thực hiện soạn thảo giáo án điện tử. Từ năm 2006 đến nay gần 400 lượt giảng viên của Trường đã tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, khai thác mạng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông do Nhà trường hoặc ĐHQGHN tổ chức. Một số giảng viên còn được cử tham dự các khóa bồi dưỡng cơng nghệ thơng tin ở nước ngồi.
- Về nâng cao trình độ lý luận chính trị: Vì nhà trường thuộc khối các ngành khoa học xã hội nhân văn mà ĐNGV ngoại ngữ đại đa số là sinh viên tốt nghiệp của trường nên 74,8% CBGD ngoại ngữ đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp và 7,1% đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp. Việc nâng cao trình độ lý luận chính trị là điều rất cần thiết nhưng thực tế chỉ tiêu được cử đi đào tạo lý luận chính trị cịn quá hạn chế và nhất là còn khống chế chỉ tiêu, tiêu chuẩn độ tuổi, vị trí quản lí. Chính vì vậy, nhà trường khó có thể cử cán bộ đi học kể cả đối tượng thuộc diện quy hoạch.
Bên cạnh những ưu điểm, công tác đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV ngoại ngữ vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất, nhà trường thiếu chủ động trong việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngoại ngữ. Số lượng giảng viên trẻ chiếm đa số ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường rất cần được đào tạo, bồi dưỡng thì nhà trường lại
khơng có kế hoạch đào tạo cụ thể. 100% giảng viên ngoại ngữ phải đăng ký học sau đại học theo lộ trình nhưng nhà trường chưa tìm được học bổng để phân chia, chưa tổ chức được các lớp đào tạo riêng cho ĐNGV ngoại ngữ, chưa có quy hoạch đào tạo ĐNGV ngoại ngữ theo quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo dẫn đến ĐNGV ngoại ngữ hồn tồn chủ động tham gia các khóa đào tạo để tự bồi dưỡng, tự đào tạo nâng cao trình độ cá nhân và đương nhiên chuyên ngành nào dễ thì họ sẽ đăng ký theo học. Nhà trường chỉ giữ vai trị là người đơn đốc, khuyến khích, cổ vũ, động viên và tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho giảng viên được đi đào tạo, bồi dưỡng. Hệ quả, có tới 92% CBGD ngoại ngữ được đào tạo từ chuyên ngành Ngơn ngữ học, trong khi đó Giáo học pháp chỉ có 0,4% và Văn học 0,4% và Quốc tế học 0%. Vì vậy, việc quy hoạch ĐNGV để cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch ngành và chuyên ngành là vấn đề vô cùng cấp bách của nhà trường trong giai đoạn hiện nay tránh tình trạng ngành thừa rất thừa, ngành thiếu thì chẳng có ai phải dựa hoàn toàn vào nhân lực bên ngoài. Thêm vào đó, một số khoa mới thành lập như Khoa NN&VH Phương Đông, Khoa NN&VH Phương Tây, Khoa NN&VH Hàn Quốc có một lực lượng CBGD trẻ đồng loạt đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài cũng gây nên áp lực về giờ dạy cho những giảng viên ở nhà. Bất cập thứ hai đó là nguồn lực về tài chính hỗ trợ cán bộ, giảng viên đi đào tạo bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ cịn rất hạn chế, giảng viên chủ yếu phải tự túc kinh phí hoặc chủ động tự xin học bổng. Khi đi học, phải tự thu xếp bố trí cơng việc giảng dạy và gia đình. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của ĐNGV ngoại ngữ mặc dù đào tạo, bồi dưỡng là một công việc không bao giờ kết thúc đối với một giảng viên trong xu thế “học tập suốt đời”. Vấn đề cuối cùng là nội dung đào tạo - bồi dưỡng vẫn nặng nề về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và thực hành.