Các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện cổ tích bậc trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 78 - 80)

2.3 .Dạy học truyện cổ tích qua biện pháp học trải nghiệm

2.3.4. Các hoạt động ngoại khóa

Khi sƣu tầm, ghi chép và chỉnh lý truyện cổ tích để cơng bố thành năm tập Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã phân truyện cổ

tích thành hai loại: một loại là tác phẩm văn học dân gian tồn tại trong môi trƣờng diễn xƣớng đƣợc gọi là “folklore sống động” còn một loại là những tác phẩm văn học dân gian đã đƣợc ghi chép, cố định hóa thành văn bản trong sách vở và đƣợc gọi là “folklore tĩnh tại”. Các truyện cổ tích đƣợc tuyển chọn trong sách giáo khoa môn Ngữ văn 6 thuộc loại thứ hai. Và thực tế đã cho thấy việc dạy và học truyện cổ tích hiện nay chủ yếu là dựa trên văn bản đã đƣợc ghi chép trong khi các tác phẩm văn học dân gian tồn tại trên thực tế đều gắn với môi trƣờng diễn xƣớng bao hàm cả thời gian và không gian diễn xƣớng mà nhƣ Hoàng Tiến Tựu khẳng định: “Văn học dân gian chỉ tồn tại một cách sinh động

và thực sự đầy đủ trong sự biểu diễn của quần chúng”. Vì vậy, khi dạy học TCT nếu có điều kiện để giảng dạy gắn liền với quá trình diễn xƣớng thì sẽ giúp HS hiểu đƣợc vai trị của thể loại này với đời sống văn học, đời sống tinh thần của ngƣời dân. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian trong một tiết học khá khó để triển khai nên theo ý kiến bản thân, tơi nghĩ có thể dạy học truyện cổ tích gắn với mơi trƣờng diễn xƣớng theo hình thức các câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa.

Một nhà văn đã viết: “Mùa xuân đã đến hãy hát bài ca. Mùa đông đã về hãy kể chuyện cổ tích”. Lời đề từ đó đã nói lên một thực tế: ca dao - dân ca thƣờng đƣợc cất lên vào mùa xuân, mùa của lễ hội. Cịn truyện cổ tích lại thƣờng đƣợc kể vào mùa đơng, bên lị sƣởi, trong cảnh tranh tối, tranh sáng của gia đình. Các truyện cổ tích thƣờng đƣợc kể vào ban đêm vì thời gian đó mới phù hợp tính chất hƣ ảo của truyện cổ tích. Chính Vũ Ngọc Phan trong một bài viết về truyện cổ tích đã từng tâm sự: lúc cịn nhỏ, một số truyện cổ tích tuy đã đƣợc học, đƣợc đọc ở trƣờng nhƣng tối đến lại bắt là kể lại khi mà bà cháu đã nằm khoanh trong chăn ấm, bên ngọn đèn dầu lạc đã khêu nhỏ thì giọng kể của bà với “ngày xửa, ngày xƣa” bắt đầu vang lên. Nghe bà kể về khơng khí đó, tơi thấy truyện hay hơn, hấp dẫn hơn khi đƣợc đọc trong lớp học và ban ngày. Mấy đứa trong nhà mê bà kể chuyện cổ tích tới mức đêm nào cũng bắt bà phải kể, có truyện nhƣ Tấm Cám, Sọ Dừa… nghe đi nghe lại mà không chán. Câu chuyện đƣợc bà kể trong bối cảnh ấy tạo cho chúng tơi hình dung một thế giới kỳ lạ có cả ma quỷ hiện hình đến nỗi buồn tiểu mà không dám đi, đành phải “tè cả ra quần”. Thực tế đó có lẽ thuở nhỏ nhiều ngƣời trong chúng ta cũng đã từng lớn lên bằng những cảm xúc nhƣ thế. Vì vậy, thay vì HS kể truyện trực tiếp ở trên lớp thì có thể kể cho học sinh nghe và thi kể truyện cổ tích vào dịp cắm trại có thể nếu có điều kiện xây dựng các góc cổ tích, vƣờn cổ tích với các mơ hình nhƣ lâu đài, cây cổ thụ, lị sƣởi với ánh sáng nhiều sắc màu… Nơi đó có những cụ già với vai trị là những nghệ nhân có nhiệm vụ kể cho các em nghe các truyện cổ tích đã đƣợc học trong

trƣờng hoặc chính các em hóa thân thành ngƣời kể chuyện. Điều này sẽ giúp các em tiếp cận với thế giới “folklore sống động”.

Một hoạt động bổ trợ khác là tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ văn học dân gian. Hình thức này đã và đang đƣợc nhiều trƣờng quan tâm thực hiện. Các trƣờng có thể tổ chức một buổi để các em thi diễn sân khấu hóa các tác phẩm truyện cổ tích đã học theo quy mơ khối lớp hoặc tồn trƣờng. Nhiệm vụ của thầy, cô giáo là phải hƣớng dẫn các em cách bài trí sân khấu sao cho phù hợp với đặc trƣng hƣ ảo của thể loại này: ánh sáng phải mờ ảo, có vài cảnh đặc trƣng của khơng gian cổ tích nhƣ cây cổ thụ, giếng nƣớc, miếu thờ… nghĩa là gần nhƣ dựng cảnh trong diễn kịch. HS đảm nhiệm việc kể truyện cổ tích cũng phải đƣợc chuẩn bị cơng phu, phải có giọng kể tốt, có diễn xuất tốt. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì việc học truyện cổ tích trong nhà trƣờng chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

Ngồi ra, nếu có điều kiện thì nên cho học sinh xem phim ảnh để mở rộng sự hiểu biết đối với truyện cổ tích mà trƣớc hết là các truyện đã và đang đƣợc học trong chƣơng trình Ngữ văn. Chẳng hạn, khi học truyện Thạch Sanh, các em nên xem bộ phim của Nga với tiêu đề Sáu cơ đi tìm hạnh phúc

vì trong phim này cũng có thế giới thủy cung, có vua thủy tề, có nhiều chi tiết giống với truyện Thạch Sanh hoặc xem phim Thạch Sanh đƣợc chuyển thể từ văn bản của Việt Nam để các em có sự so sánh, đối chiếu giữa văn bản với điện ảnh. Đƣợc xem phim cổ tích, chắc chắn sẽ là thú vui theo tinh thần “vừa chơi vừa học” đối với học sinh khi đến với từng truyện cụ thể.

Ngoài ra, ở một số trƣờng nếu có điều kiện, có thể cho HS sƣu tầm, ghi chép truyện cổ tích đƣợc lƣu hành ở địa phƣơng nơi các em sinh sống để các em có thể nhìn nhận truyện cổ tích từ phƣơng diện tồn tại trong môi trƣờng diễn xƣớng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện cổ tích bậc trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)