Dạy học truyện cổ tích qua các hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện cổ tích bậc trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 80 - 83)

2.3 .Dạy học truyện cổ tích qua biện pháp học trải nghiệm

2.4. Dạy học truyện cổ tích qua các hệ thống bài tập

Trong quá trình dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp, thông thƣờng, do thời gian quy định của 1 tiết học nên GV hay chú trọng đến việc đọc hiểu văn bản, xây dựng các câu hỏi và hoạt động trên lớp để truyền

Song thực tế, đây lại là phần rất quan trọng góp phần đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, tiếp nhận văn học của các em. Vì thế, với đề tài dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp, tôi thiết nghĩ chúng ta cũng cần xây dựng hệ thống các dạng bài tập để củng cố kiến thức cũng nhƣ phát huy đƣợc trí tƣởng tƣợng, năng lực sáng tạo cho HS.

2.4.1. Kể sáng tạo

Kể sáng tạo truyện cổ tích là sử dụng ngơn ngữ của bản thân mỗi HS để kể lại truyện. Và nhƣ vậy cơ chế sáng tạo bao hàm việc tích lũy tài liệu, xử lí tài liệu, sắp xếp lại những mối liên hệ giữa các yếu tố đã thu nhận đƣợc, thiết lập những mối liên hệ mới.

Kể sáng tạo đƣợc giải quyết ở hai góc độ:

- Vẫn giữ nguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú, sâu sắc truyện, không làm biến dạng truyện. Dựa vào thi pháp truyện để kể, căn cứ vào các yếu tố động, biến đổi của truyện để sáng tạo trong hoạt động kể.

- Kể sáng tạo cổ tích, làm thay đổi nội dung cốt truyện, sản sinh cốt truyện mới.

Ví dụ 1: Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em Ví dụ 2: Đóng vai Lí Thơng để kể lại truyện Thạch Sanh.

Ví dụ 3: Em hãy đóng vai cơng chúa tƣởng tƣợng kể lại cuộc chiến đấu giữa Thạch Sanh và đại bàng để cứu mình.

Ví dụ 4: Tƣởng tƣợng một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa em và Mã Lƣơng để kể truyện cây bút thần.

Ví dụ 5: Đóng vai mụ vợ kể lại câu chuyện Ơng lão đánh cá và con cá vàng.

2.4.2. Viết tiếp câu chuyện hoặc viết lại truyện

Dạng bài tập này nhằm mục đích phát huy sự sáng tạo, tƣởng tƣợng trong mỗi HS nhằm tạo ra những tình tiết mới hoặc kết thúc mới so với văn bản gốc.

Ví dụ 1: Em hãy viết tiếp hành trình của Mã Lƣơng sau khi Mã Lƣơng trừng trị đƣợc tên vua tham lam độc ác.

Ví dụ 2: Em hãy viết một kết thúc khác cho mẹ con Lí Thơng sau khi đƣợc Thạch Sanh tha tội.

Ví dụ 3: Tƣởng tƣợng một kết thúc mới cho truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

2.4.3. Vẽ tranh minh họa truyện

Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển tồn diện cho HS, thơng qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của HS đối với nhân vật, câu chuyện. Có những khi cảm xúc của các em chƣa biểu đạt đƣợc hết qua ngơn ngữ thì hội họa là phƣơng tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất.

Ví dụ 1: Vẽ tranh về một nhân vật em ấn tƣợng nhất trong truyện Thạch Sanh.

Ví dụ 2: Trong truyện Em bé thơng minh, tình tiết nào em thấy thú vị nhất. Hãy vẽ lại tình tiết đó.

Ví dụ 3: Để chọn một hình ảnh tiêu biểu làm biểu tƣợng cho nhân vật Thạch Sanh, em sẽ chọn hình ảnh vào và hãy tái hiện lại bằng tranh vẽ.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn đã xác định 4 nguyên tắc khi dạy học truyện cổ tích theo hƣớng tiếp cận thi pháp. Đây là những ngun tắc có tính chất định hƣớng để GV lựa chọn các biện pháp dạy học phù hợp đem lại hiệu quả cao đúng với đặc trƣng thi pháp của truyện cổ tích cũng nhƣ phát huy sự chủ động, tích cực nhằm phát triển cá tính sáng tạo và năng lực tƣởng tƣợng cho HS.

Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý thêm rằng sự vận dụng các biện pháp trên khơng phải là tuyệt đối vì trong dạy học, khơng có phƣơng pháp nào là vạn năng. Mỗi GV cần tự mình lựa chọn những biện pháp phù hợp với chính bản thân, năng lực nhận thức của HS cũng nhƣ điều kiện của nhà trƣờng để mỗi tiết học trôi qua nhẹ nhàng nhƣng để lại những ấn tƣợng sâu sắc trong trái tim mỗi HS. Đó mới chính là thành cơng của GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện cổ tích bậc trung học cơ sở theo hướng tiếp cận thi pháp (Trang 80 - 83)