2.1. Những định hƣớng tổ chức hoạt độngcủa học sinh trong giờ văn học sử(tác giả) ở
2.1.1. Xác định lại vai trò của GV trong giờ học VHS (tác giả) ở THPT
Trong giờ giảng văn truyền thống, thực chất “vai trò chủ đạo” của GV là truyền thụ tri thức. Nhà trường truyền thống coi đó vừa là chức phận vừa là quyền thiêng liêng cao quý của GV. Vì thế, muốn lên lớp GV phải thảo giáo án nghĩa là phải tìm kiếm, sưu tầm tri thức có sẵn, nhất là từ SGK, từ nhiều nguồn tài liệu khác. Do cơ chế cũ quy định, các phương pháp truyền thụ của GV thường mang tính chất áp đặt. Đó là phương pháp chỉ có quan hệ một chiều là thầy tác động đến trị. Gần đây, cũng có “gia giảm” một vài động tác đàm thoại, gợi mở. Nhưng thực chất vẫn chỉ để HS trả lời theo những kết luận có sẵn và áp đặt của GV mà thơi. Như vậy, vai trị chủ đạo của GV trong nhà trường truyền thống là áp đặt tri thức. Khoảng 75% thời gian một tiết học GV dùng để truyền giảng những tri thức có sẵn trong SGK và HS chỉ đóng vai trị là thừa nhận những tri thức đó như những điều tất yếu. Nếu nhìn một cách tổng quát thì từ thời trung cổ đến nay trên ghế nhà trường truyền thống, trị ln bị thầy tác động và luôn bị đẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại. Bởi vậy, hiệu quả dạy học và giáo dục rất hạn chế. Trong những điều kiện mới của xã hội hiện đại những phương pháp dạy học cũ khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy vai trị của GV trong dạy học văn cũng cần được xác định lại cho phù hợp với cơ chế dạy học văn hiện đại.
Trong cơ chế mới, GV là một liên chủ thể. Những tri thức được HS lĩnh hội nhờ một “hoạt động bên trong”, “một sự cấu trúc-lại”, “một sự sáng tạo- lại”. [12;tr77]. GV giữ vai trò là “định hướng, tổ chức, điều khiển” các
hoạt động của HS. Trên cơ sở đó, HS dần dần tự mình chiếm lĩnh các tri thức. Như vậy giờ học tpvc nói chung và giờ học VHS về tác giả nói riêng diễn ra như một hoạt động nhận thức. Trong hoạt động đó, các mối liên hệ tương tác giữa giữa chủ thể và đối tượng là nhằm thực hiện mục tiêu dạy học và giáo dục đã định trước.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, trước hết GV phải đóng vai trị “định hướng”, nghĩa là GV phải biết chọn những “vấn đề hay”, những “vấn đề mới” để kích thích trí tị mị, khêu gợi khả năng khám phá, tìm hiểu của HS. Đồng thời dưới sự dẫn dắt của GV, HS tự mình lĩnh hội và làm chủ các tri thức đó. Vậy vấn đề đặt ra là GV phải tổ chức lớp học để đạt được những u cầu đó. Thích hợp nhất với lớp học hiện nay ở nhà trường THPT là hình thức “giao tiếp, đối thoại và tranh luận” theo những nhóm nhỏ. Các hình thức này phải được tổ chức trên tinh thần khoa học, khách quan và thật sự dân chủ, bình đẳng - tự do. Nghĩa là mọi ý kiến riêng đều được tôn trọng, mọi cách lý giải khác nhau đều được trình bày, mọi vấn đề đều được bảo vệ và phản bác đến cùng nhưng khơng được phép chỉ trích cá nhân, xúc phạm con người. Có như thế hình thức hoạt động nhóm trong lớp học mới phát huy được hiệu lực tích cực hố hoạt động nhận thức của chủ thể - trò.
Như vậy, vai trò “định hướng, tổ chức, điều khiển” của GV là do cơ chế dạy học mới quy định và giới hạn một cách khách quan. Vai trò này của GV được xây dựng trên cơ sở những tiền đề khoa học như đã trình bày nhằm thực hiện chức năng và mục tiêu giáo dục. Nó sẽ mở ra một chân trời mới cho phương hướng tích cực hố các hoạt động bên trong của chủ thể- HS trong giờ học bài VHS về tác giả trong nhà trường THPT. Nhờ có vai trị “định hướng, tổ chức, điều khiển” một cách khoa học của GV mà quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục đạt được hiệu quả cao.