2.2. Những biện pháp tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh trong giờ VHS (tác giả) ở THPT.
2.2.1. Sử dụng hình thức dạy học nêu vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề
Hoạt động dạy học nêu vấn đề có thể được thực hiện bằng các biện pháp sau: khuyến khích học sinh nêu vấn đề thắc mắc qua từng phần bài học, tổ chức tranh luận trên thắc mắc, diễn đạt nội dung kiến thức trình bày theo lối tường thuật thành hình thức đặt ra các câu hỏi, vv… GV có thể nêu vấn đề và thuyết giảng giải quyết vấn đề khi cần thiết. Các vấn đề lớn đặt ra cần được giáo viên gợi mở để HS giải quyết; một số vấn đề có thể cho HS nghiên cứu, giải quyết ở nhà.
Khác với giảng văn, kiến thức VHS đã được khẳng định và tường minh trên các tiêu đề, các nhận định của bài học. Việc chuyển các khái niệm, các nhận định đó thành “vấn đề” khi nó có “tình huống”, tức là ở đó, có thể có những quan niệm khác nhau. Như vậy, HS sẽ có cơ hội đưa ra những ý kiến của bản thân và qua đó các em được rèn khả năng tư duy lập lập. Các tình huống có vấn đề sẽ được GV đưa ra qua các câu hỏi nêu vấn đề.
Trong thực tế giảng dạy ở THPT, bài VHS tác giả là tổng thể, ở đó có sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng, giữa tri thức khái quát và cụ thể, giữa con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận và thực tiễn sáng tác. Do đó câu hỏi nêu vấn đề theo hướng lịch sử – chức năng và hệ thống cấu trúc
là hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ và nhu cầu giải quyết vấn đề thực tế của người học.
Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên những mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của HS, mâu thuẫn giữa nhận thức của HS với tác giả, giữa HS với HS về một vấn đề nào của bài học. “Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một mâu thuẫn” [18; tr208]. Cho nên tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lơi kéo HS vào q trình tư duy. Tác giả nào cũng “có vấn đề nhưng khơng phải bất cứ vấn đề nào của tác giả cũng tự mình trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể đọc- trị” [18; tr208]. Vấn đề được đặt ra nhưng chỉ có thể có ý nghĩa khi được chủ thể tiếp nhận. Ngược lại, khi vấn đề được chủ thể tiếp nhận và hứng thú tìm tịi, khám phá chính là vì thực tại đã đặt ra những điều kiện cho phép giải quyết vấn đề. Vì thế khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề người ta phải chú ý đến những mối liên hệ, những cấu trúc có vấn đề của bài học về tác giả. Có như thế câu hỏi mới biến thành tình huống có vấn đề. Khi ấy nó sẽ đưa mỗi cá thể- trị vào những tình huống có vấn đề và buộc HS phải giải quyết các tình huống đó. Nhờ thế mà năng lực, phẩm chất, tài năng, nhân cách của HS được bộc lộ.
Bài VHS về tác giả cung cấp những kiến thức về quy luật của lịch sử văn học, về các chặng đường sáng tác, về sự hình thành tác giả, về nhân cách đặc biệt của người nghệ sĩ. HS thường cho rằng kiến thức của bài học này khó và rắc rối nên khơng mấy hứng thú khi tìm hiểu. Vì vậy, khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề GV cũng phải tính đến hứng thú của cá thể- trị. Phải đặt ra những tình huống có vấn đề để khêu gợi hứng thú tìm tịi của HS. Những tình huống có vấn đề được đưa ra phải phù hợp với khả năng và nhận thức của HS, khơng q khó nhưng cũng không quá dễ, tránh gây nhàm chán cho HS. Có thể nêu ra vấn đề một cách trực tiếp hoặc cũng có thể đưa ra dưới dạng một
“trò chơi” văn chương...Nếu xây dựng được như vậy sẽ tạo ra những câu hỏi độc đáo, sáng tạo và có khả năng tích cực hố hoạt động của HS trong giờ học VHS ở nhà trường THPT.
VD: Học bài VHS tác giả Xuân Diệu (Ngữ văn 11), sau khi tìm hiểu về phong cách của tác giả, GV có thể đưa ra tình huống với một câu hỏi nêu vấn đề như sau:
(?) Đối với nhận định: “Sự “thoát xác”ra khỏi hệ thống ước lệ của
thơ cũ, đến Xuân Diệu mới thật trọn vẹn”. So với một số nhà thơ lãng mạn
khác phải chăng là như vậy?
Trước một tình huống được đặt ra để trả lời được câu hỏi học sinh, ngoài việc vận dụng các kiến thức đã học, các em cịn cần phải huy động óc tư duy, tổng hợp để đưa ra những ý kiến đánh giá so sánh giữa đặc điểm phong cách thơ của tác giả Xuân Diệu với những tác giả khác đã học (như Tản Đà,Thế Lữ, Vũ Đình Liên...). Trên cơ sở đó các em đưa ra được những cách hiểu, cách lập luận của riêng mình.
Như vậy, vừa tạo được hứng thú tìm tịi, suy nghĩ vừa rèn được khả năng tư duy, lập luận cho HS đồng thời đưa các em ra khỏi tư thế thụ động trong mỗi giờ học. Khi HS hưởng ứng sôi nổi trong việc tranh luận và nêu ý kiến, khơng khí lớp học, nên chăng, sẽ bớt đi phần tẻ nhạt, nhàm chán và những áp lực căng thẳng.