Nêu vấn đề và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

2.2. Những biện pháp tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh trong giờ VHS (tác giả) ở THPT.

2.2.4. Nêu vấn đề và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm

động nhóm.

Bài khái quát về tác giả văn học có cấu trúc bề mặt và cả cấu trúc chiều sâu. Xét về cấu trúc bề mặt, kiểu bài này gồm hai phần chính: cuộc đời và sự nghiệp văn học. Đây là hai nội dung quan trọng không thể không nhắc tới trong bài dạy tác giả. Hai nội dung này có mối quan hệ nội tại gắn bó khăng khít với nhau. Trong phần cuộc đời tác giả khơng phải chỉ có những tháng năm, những sự kiện quan trọng trong đời sống, hoàn cảnh sinh hoạt của

nhà văn mà cịn có những đặc điểm về nhân sinh quan của nhà văn. Và cũng chính những điều kiện đó quyết định đến sự sáng tác văn học của nhà văn. Do vậy muốn tìm hiểu được sâu sắc nội dung các sáng tác của các tác giả ta khơng thể khơng tìm hiểu phần tiểu sử cuộc đời tác giả đó. Song kiến thức ở hai nội dung này lại rất dài và rộng,vì vậy khi học kiểu bài này GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm.

Để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm, GV chia lớp học thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người hoặc theo tổ và bầu nhóm trưởng, sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và cùng nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước tồn lớp, nhóm cử đại diện hoặc phân cơng các nhóm viên trình bày.

Cấu tạo của một hoạt động thảo luận nhóm có thể như sau: 1. Làm việc chung cả lớp:

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. 2. Làm việc theo nhóm:

- Phân cơng trong nhóm.

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm. 3. Tổng kết trước lớp.

- Thảo luận chung. - GV tổng kết.

Thông qua hoạt động trong tập thể nhóm, các ý kiến quan niệm của cá nhân được điều chỉnh và qua đó, người học nâng mình lên một trình độ

mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân cơng hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ.

2.2.5. Học sinh tập thuyết trình một đoạn.

Một bài văn học sử tác giả trong SGK thường bao hàm một khối lượng kiến thức rất lớn. Vì vậy,tập cho các em thói quen thuyết trình một đoạn trong văn bản sách giáo khoa là một yêu cầu quan trọng trong quá trình học tập.

Thuyết trình một đoạn Văn bản yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức, có kỹ năng tóm tắt văn bản, tự phát hiện và thâu tóm các luận điểm. Thơng qua việc thuyết trình sẽ phát huy được nội lực và tiềm năng tích cực hoạt động của HS.

Để có thể thuyết trình được một đoạn, HS cần nắm vững văn bản một cách tổng quan, đồng thời phát hiện và thâu tóm những luận điểm, luận chứng. Muốn vậy học sinh phải làm việc với SGK, lấy SGK làm căn cứ cơ bản để thuyết trình. Tức là, HS phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Việc chuẩn bị bài ở nhà sẽ giúp các em hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nếu rèn luyện cho học người học có phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội.

Bên cạnh đó, việc tập cho HS thuyết trình một đoạn còn rèn luyện cho các em năng lực tư duy gắn liền với kỹ năng nói. Q trình học tập sẽ chuyển từ thụ động sang chủ động, HS trở thành người trực tiếp tham gia và điều khiển quá trình học tập. Kiến thức bài học cũng được hấp thu và truyền tải một cách trực tiếp từ HS đến HS. HS buộc phải phát huy hết nội lực vốn có của mình, việc tích cực hố hoạt động của HS được nhân lên gấp bội.

Dựa vào cấu trúc của bài VHS (tác giả), GV có thể lựa chọn cho học sinh những đoạn thuyết trình phù hợp. Cụ thể: GV có thể lựa chọn phần tiểu

sử của tác giả để cho HS thuyết trình trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút hoặc có thể vận dụng biện pháp này vào dạy học phần kết luận hay tổng kết.

VD: Khi dạy học bài tác gia Nguyễn Tuân, GV có thể u cầu HS thuyết trình phần tiểu sử. Dựa vào kiến thức SGK và những hiểu biết của bản thân HS sẽ trình bày được những nét khái quát nhất về tiểu sử của tác giả Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987.

- Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ơng xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Trước cách mạng tháng Tám 1945: Ông đi học, đi du ngoạn, từng bị chính quyền thực dân phong kiến thời Pháp thuộc bắt vì tham gia bãi khố, vì đi qua biên giới Thái Lan khơng có giấy phép, vì giao du với những người hoạt động chính trị.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ những năm ba mươi của thế kỷ XX và nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời.

- Sau cách mạng tháng Tám 1945: Ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới; đã từng giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam (1948-1958); được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)