Giải pháp phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 86 - 87)

Từ những bài học của Thái Lan, để Việt Nam có thể từng bước tiến tới phát triển nông nghiệp hữu cơ thì cần có sự kết hợp của rất nhiều chủ thể, từ người nông dân, các tổ chức phi chính phủ đến các doanh nghiệp trung gian và chính phủ, các cơ quan ban ngành liên quan. Cụ thể:

3.3.1.1. Về phía người nông dân và các tổ chức phi chính phủ:

Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cần có những dự án đinh hướng, giúp đỡ bà con nông dân tiếp cận với những phương thức canh tác hữu cơ mới; trau dồi những kiến thức, kĩ năng liên quan đến nông nghiệp hữu cơ mà ở đó người nông dân có thể trao đổi, thực hành những kĩ năng này. Bên cạnh đó, người nông dân cần phải nâng cao ý thức của mình về trách nhiệm, đạo đức xã hội trong sản xuất nông nghiệp. Việc này thể hiện qua việc tích cực hưởng ứng những phong trào nông nghiệp hữu cơ, tích cực tham gia các khóa tập huấn và thực tế áp dụng trên cánh đồng của gia đình mình.

3.3.1.2. Về phía những doanh nghiệp trung gian

Những doanh nghiệp trung gian, chủ yếu là các doanh nghiệp xã hội, hoạt động có trách nhiệm với sự phát triển bền vững nông nghiệp, cần tích cực kết hợp với các

cơ quan ban ngành và các viện nghiên cứu đầu tư vào khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, những doanh nghiệp này còn là đầu mối liên kết với những tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế; nhờ đó, những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam mới dễ dàng xâm nhập vào thị trường quốc tế. Đây cũng là một trong những khâu quan trọng để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

3.3.1.3. Về phía chính phủ

Trước tiên, Chính phủ cần đầu tư vào dự án thí điểm nông nghiệp hữu cơ tại một số vùng trên cả nước trong vòng từ 2-3 năm để đánh giá hiệu quả và đưa ra những bài học quý báu khi áp dụng mô hình nông nghiệp mới này. Tiếp theo, nếu nhận thấy những tín hiệu tích cực, Chính phủ cần có những đề án cụ thể xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ và đưa vào chương trình nghị sự quốc gia như là một hướng phát triển trọng điểm của nông nghiệp nước nhà. Ngoài ra, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích những doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này với nhiều ưu đãi. Hơn thế nữa, ngân sách nhà nước cần có những khoản chi định kì cho công tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiêp; đặc biệt là nông ngiệp hữu cơ để luôn nâng cao hiệu quả giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 86 - 87)