Tổng quan về sản xuất mặt hàng gạo

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 42 - 48)

2.1.1.1. Điều kiện sản xuất, ca nh tác

Tổng quan về sản xuất mặt hàng gạo tại Thái Lan sẽ được xem xét tổng quát thông qua 5 yếu tố đầu vào của sản xuất là điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng.

2.1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Về điều kiện tự nhiên, nghề trồng lúa ở Thái Lan phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong đó các nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nguồn nước.

Về đất đai, Thái Lan có điều kiện thuận lợi về đất đai với tổng diện tích gieo trồng lúa vào khoảng 55% so với tổng diện tích đất trồng nông nghiệp hàng năm. Đặc biệt, Thái Lan có 2 vùng lớn là vùng phía Bắc và vùng đất trung tâm đều chiếm khoảng 20% diện tích đất trồng nông nghiệp thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa nước. Vùng phía Bắc với bốn con sông chính là Ping, Nam, Yom và Wang tạo nên những thung lũng màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt. Vùng trung tâm với đất đai phí nhiêu, giàu dinh dưỡng do phù sa bồi đắp rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Các cánh đồng bằng phẳng ở vùng trung tâm được bồi đắp bởi 3 con sông lớn là Chaophraya, Mekong và Thachin, được coi là vựa lúa của thế giới. (Thai land - The world Factbook, n.d)

Về khí hậu, Thái Lan thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000-2000 mm, ở vùng núi lên tới 5000mm. Độ ẩm hằng năm trên 80% phù hợp cho cây lúa sinh trưởng. Bên cạnh đó nhiệt độ trung bình 28 – 320C, tổng lượng bức xạ mặt trời lớn cung cấp lượng ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt ẩm phong phú cho cây trồng. (Thailand - Information And Amazing

Về nguồn nước, Thái Lan có nguồn nước dồi dào. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với hai con sông chính là Chao Phraya (372 km) và Mê Kông. Hệ thống sông Chao Phrayacó tổng lưu lượng dòng chảy vào khoảng 883 m3/s cung cấp nước tưới cho một diện tích khoảng 160.000 km2. Hệ thống sông Mê Kông chảy qua Thái Lan với diện tích lưu vực là 184.000 km2, đây là nguồn nước phong phú cung cấp lượng phù sa khổng lồ hình thành các đồng bằng cũng như các vùng chuyên canh nông nghiệp.

Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm do phải dành diện tích cho phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hóa. (Isvilanonda, S. 2012, pp.4)

Hình 2.1. Tình hình sử dụng đất ở Thái Lan năm 2008

1% 1% 3% 1% 2% Đất trồng lúa 21 % 2 1 % 50% Đất lâm nghiệp

Đất trồng cây ăn quả Đất trồng rau Đồng cỏ chăn nuôi

Đất dành cho khu vực nhà riêng

Đất bỏ hoang

Đất sử dụng mục đích khác

Nguồn: Office of Agricultural Economics, 2008

Như vậy, tính đến năm 2008, diện tích đất trồng lúa chỉ còn 50% so với tổng diện tích đất trồng nông nghiệp.

Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu cũng có những tác động nặng nề tới Thái Lan khiến cho nhiệt độ bề mặt tăng cao, các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn; đặc biệt là nước biển dâng cao đặt các cánh đồng lúa ở Thái Lan trong tình trạng ngập úng. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến các vấn đề về an ninh lương thực và sản xuất nông nghiệp cụ thể như diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tác động tiêu cực tới năng suất cây trồng, thời gian gieo vụ, làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại cây trồng,…

2.1.1.1.2. Vốn

Chính phủ Thái Lan đã quan tâm tăng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, có các chính sách hấp dẫn để khuyến khích người nông dân tâm huyết

35

với đồng ruộng góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Năm 1996, chính phủ đã thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (Bank for Agriculture and Agricultural Cooperatives - BAAC), đây được xem là bước ngoặt lớn trong việc đưa các nguồn vốn vay đến cho người nông dân với lãi suất thấp. Và cho đến năm 2011, BAAC đã mở rộng đến 2098 chi nhánh trên khắp cả nước. Ngân hàng đã cung cấp khoản vay lên tới 20.610 triệu USD cho hơn 4,67 triệu hộ nông dân và gần 1100 hợp tác xã nông nghiệp.

(Isvilanonda, S. 2012, pp.12)

Bên cạnh đó, về phía tư nhân, các doanh nghiệp đã chú trọng nhập khẩu trực tiếp các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như máy móc, phân bón, giống lúa để phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nông nghiệp ở Thái Lan. Thông qua đó, các nhà sản xuất trong nước thường tạo ra những sản phẩm tương tự với những sản phẩm ở nước ngoài nhưng có cải tiến thiết kế và quy trình sản xuất để giảm chi phí và phù hợp hơn với điều kiện của Thái Lan.

Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ phía nhà nước và khu vực tư nhân, còn có các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào nền nông nghiêp Thái Lan. Từ năm 1970 – 2006, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cho khu vực nông nghiệp là 291,901.7 triệu Baht, chiếm 5.3% trong tổng số vốn đầu tư từ nước ngoài (Suphannachart, W. n.d, pp. 53). Mặc dù tỷ lệ vốn nước ngoài đầu tư cho nông nghiệp tương đối nhỏ, nhưng mức độ tăng trưởng qua các năm của nguồn vốn này lại mang chiều hướng khá tích cực với 69,57%/năm trong giai đoạn 1974-2009. Tương tự, số lượng các dự án nước ngoài hỗ trợ cho nông nghiệp Thái cũng tăng trưởng nhanh kể từ năm 1988 với mức độ tăng trưởng trung bình một năm là 30,71%. Điều này đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển nhanh và bền vững của nền nông nghiệp Thái Lan.

2.1.1.1.3. Lao động

Về cơ bản Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, tuy đóng góp của nông nghiệp trong GDP dưới 10% nhưng nông nghiệp vẫn là ngành thu hút và tạo việc làm cho 44% lực lượng lao động toàn xã hội; đồng thời khu vực nông thôn còn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư.

Bảng 2.1. Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004

2000 2001 2002 2003 2004

Dân số (tr.người)

% dân số nông thôn

Lực lượng lao động (tr. người) % thất nghiệp người trên 15 tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

78,4 33,1 3,6 71,4 34,0 2,4 68,4 34,5 1,8 68,0 35,4 1,8 69,0 36,2 1,5

Cơ cấu phân bổ lao động (%) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 47,4* 18,6* 34,0* 45,1 18,9 35,2 44,6 19,3 36,1 43,4 20,7 38,0 44,0 21.2 38,9

Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN, 2004, 2005 * Số liệu dự báo năm 1999

Từ bảng số liệu 2.1 có thể thấy, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ở Thái Lan có xu hướng giảm và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng dần. Khu vực nông thôn có tới 73% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 27% phi nông nghiệp.

2.1.1.1.4. Khoa học công nghệ

Trước áp lực của việc gia tăng dân số, diện tích đất trồng ngày càng giảm, chính phủ Thái Lan đã chú trọng hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực, cũng như đưa nông nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Có thể kể đến cuộc “Cách mạng xanh” của Thái Lan, thời kì bùng nổ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào cuộc “Cách mạng xanh”, ở Thái Lan, sản lượng lương thực tăng đáng kể: diện tích canh tác tăng từ 3 triệu ha (1979-1981) tăng 63% lên tới 4,9 triệu ha năm 2002. Lượng phân bón tăng 89%, từ 18kg/ha lên 107kg/ha. Vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp được chú trọng, cơ khí hoá được đẩy mạnh từ 1,1 máy kéo/1.000ha lên 13,9 máy/1.000ha. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như nông dân sử dụng các giống cây trồng biến đổi gen, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả. Nhờ năng suất nông sản tăng cao, nhu cầu lương thực của người dân được đáp ứng, mức tiêu thụ thực phẩm theo đó tăng lên từ 2.260 kilocalo/ngày/người (1979-1981) lên 2.450 kilocalo (năm 2002). Mục đích ban đầu của cuộc “Cách mạng xanh” là đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân, nay đã có những kết quả ngoài mong đợi, đưa Thái Lan trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. (Hải Giang, 2008)

37

Không chỉ cơ giới hóa trong sản xuất, Thái Lan còn đặc biệt coi trọng khâu chọn giống đặc biệt là các loại giống tốt như gạo tám thơm, gạo Jasmine, … Những loại gạo này được nhà nước và nông dân đặc biệt quan tâm từ khâu chọn giống tới kĩ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ trên thị trường thế giới. Điều này đã đem lại lợi thế cạnh tranh về chất lượng và tăng giá bán cho gạo Thái Lan.

2.1.1.1.5. Cơ sở hạ tầng

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Do vậy, quá trình hiện đại hóa nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tẩng giao thông luôn được xem là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan hoàn thiện và đáp ứng được sự phát triển của khu vực nông thôn. Cơ sở hạ tầng ưu tiên phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, cùng với các hệ thống thủy lợi:

Xây dựng đường bộ nông thôn

Năm 1992 tổng chiều dài đường bộ cả nước là 168.448 km, trong đó 107.300 km đường nông thôn. Từ kế hoạch 5 năm lần ba (1972 – 1976) mạng lưới giao thông nông thôn đã được quan tâm phát triển, đặc biệt là các đường nối liền khu sản xuất với các thị trường chế biến, tiêu thụ. Tính đến năm 1976, năm cuối cùng của kế hoạch đã xây dựng mới và nâng cấp 16.569 km đường nông thôn, phần lớn tập trung vào các vùng có tiềm năng sản xuất. (Đỗ Xuân Nghĩa, n.d, pp.2)

Xây dựng hệ thống thủy lợi

Chính phủ Thái Lan trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều cho các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp, đồng thời nâng cấp hệ thống quản lý, dự trữ nước, hệ thống dự báo thời tiết để phù hợp với thực trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao hiện nay. (Bùi Căn, n.d)

Ngày 27/12/2012, Nội các Thái Lan (trong phiên họp thường kỳ) đã duyệt chi khoản ngân sách 350 tỷ baht (khoảng 11,6 tỷ USD) để nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, hệ thống quản lý nước, xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết, lũ lụt điện tử và cảnh báo sớm thiên tai khác. Các kế hoạch bao gồm: cải thiện và nâng cấp hệ thống quản lý, điều hành, trữ nước và hoạt động của các đập nước; khôi phục và tăng cường hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có; công tác chuẩn bị dự phòng và các hoạt động cứu trợ khẩn cấp; nâng cấp tổ chức bộ máy và thiết bị cho các cơ quan có trách nhiệm liên quan.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục, y tế, văn hóa thông tin,… cũng được chính phủ chú trọng xây dựng, nâng cấp, và cải thiện góp phần nâng cao đáng kể đời sống của nông dân, đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho quá trình hiện đại hóa nông thôn.

2.1.1.2. Năng suất, sản lượng

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với quá trình tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa ở Thái Lan tăng nhanh và đều qua các năm. Bên cạnh đó, sự mở rộng và ngày càng phổ biến của các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao cùng với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của chính phủ Thái Lan đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng năng suất lúa ở nước này. Năm 2009 – 2011, năng suất lúa trung bình của Thái Lan là 2.84 tấn/ha; tăng 0.9% so với năng suất lúa 10 năm trước đó.

Hình 2.2. Năng suất lúa của Thái Lan giai đoạn 1999 – 2012

Nguồn: USDA (Đơn vị: tấn/ha)

Thực tế là, năng suất lúa của Thái Lan thấp hơn năng suất lúa của rất nhiều nước nông nghiệp khác trên thế giới. So với Việt Nam, trong khi năng suất lúa của Thái Lan 1999 – 2001 là 2.58 tấn/ha, thì con số này ở Việt Nam là 4.18 tấn/ha (USDA); năm 2009 – 2011, năng suất lúa trung bình của Thái Lan là 2.84 tấn/ha còn Việt Nam là 5.52 tấn/ha (USDA). Năm 2012, năng suất lúa của Thái Lan là 2.82 tấn/ha, thấp hơn năng suất bình quân của thế giới là 4.48 tấn/ha. Lý do của việc năng suất lúa ở Thái Lan thấp hơn một cách tương đối so với các nước khác là nông dân nước này thường lựa chọn gieo trồng các giống lúa truyền thống, năng suất thấp nhưng bán được với giá cao hơn so với các giống lúa mới, ngắn ngày năng suất cao ở các nước khác.

39

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 42 - 48)