Thành công của Thái Lan trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 82)

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những tiền đề để các sản phẩm gạo của Thái Lan tiến tới đạt được chứng nhận TMCB. Sự tương đồng giữa những mục tiêu của TMCB và mục tiêu của sản xuất hữu cơ đã giúp cho gạo Thái Lan dễ dàng thâm nhập vào mạng lưới quốc tế của TMCB nhờ những nỗ lực từ phía các chủ thể tham gia TMCB như nông dân, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và chính phủ Thái Lan.

3.2.1.1. Nông dân và các tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan

Tại Thái Lan, nông dân và các tổ chức phi chính phủ là những người đầu tiên khởi xướng nền nông nghiệp hữu cơ do tính cấp thiết cần có một phương thức mới thay thế phương thức canh tác sử dụng nhiều chất hóa học hiện hành. Năm 1980, TMCB ra đời, khởi xướng bởi mạng lưới nông nghiệp thay thế (The Alternative Agriculture Network – AAN) với mục đích thúc đẩy hoạt động nông nghiệp bền vững ở Thái Lan. Một trong những chương trình hiệu quả nhất của ANN là dự án thí điểm nhằm thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ với sự hợp tác của Green Net và hiệp hội hỗ trợ nông dân tỉnh Surin. Trong khuôn khổ dự án này, những khóa học như “Trường học dành cho Nông dân” (The Farmer-Field-School – FFS) và “Tham gia phát triển khoa học công nghệ” (Participatory Technological Development – PTD) giúp đỡ người nông dân phát triển những kỹ năng canh tác hữu cơ đồng thời vẫn kết hợp những kinh nghiệm vốn có của họ.

3.2.1.2. Những doanh nghiệp trung gian địa phương

Phong trào nông nghiệp hữu cơ ở Thái Lan cũng đã được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp địa phương có kết nối với thị trường nước ngoài. Những doanh nghiệp này đóng vai trò là cầu nối giữa nông dân và những nhà nghiên cứu địa phương, các cơ quan chính phủ trong việc giúp đỡ chuyển đổi canh tác của nông dân. Những doanh nghiệp này cũng thường sử dụng dịch vụ cấp giấy chứng nhận hữu cơ của các tổ chức nước ngoài (như Fairtrade hay UTZ-certificated) theo đề nghị của đối tác thương mại ở nước ngoài để định hướng canh tác hữu cơ cho nông dân theo một tiêu chuẩn nhất

72

định. Một ví dụ điển hình là doanh nghiệp Capital Rice Co. bắt đầu thực hiện dự án lúa hữu cơ vào năm 1991, được Bioagricert cấp chứng nhân hữu cơ và bắt đầu bán gạo Jasmine hữu cơ ở Thái Lan và ở nước ngoài vào năm 1994.

Mặc dù những doanh nghiệp tiên phong tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm hữu cơ là những doanh nghiệp quy mô lớn với định hướng xuất khẩu, nhưng hiện nay, khi nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm này ngày càng mở rộng, thì cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương tấn công vào thị trường này là rất lớn

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 82)