Triển vọng phát triển TMCB gạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 77 - 81)

Bên cạnh những vấn đề còn tồn tại trong nông nghiệp mặt hàng gạo, thực tế đã cho thấy những dấu hiệu tích cực về TMCB tại Việt Nam.

3.1.3.1. TMCB tại Việt Nam

3.1.3.1.1. Các tổ chức TMCB tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích nhân đạo, giúp đỡ những nông dân, các nhà sản xuất ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn điển hình như CARE International, Oxfam hay Helvetas Swiss

Intercooperation. Các tổ chức này chủ yếu hỗ trợ đào tạo, vốn, cách thức hoạt động cho các nhà sản xuất nhỏ giúp họ có thể đáp ứng những điều kiện cơ bản để được chứng nhận TMCB.

68

Những dự án của các tổ chức phi chinh phủ đã có nhiều tác động tích cực tới sản xuất cũng như đời sống của người nông dân. Cụ thể như chương trình phát triển ca cao hữu cơ và Thương mại Công bằng tại Việt Nam (Ecco cacao) do tổ chức Helvetas Swiss Intercooperation điều phối. Sau hơn 2 năm thực hiện, tại hội nghị sơ kết dự án (08/04/2013) một số thành tựu rất khích lệ trong năm 2012 được công bố với hầu hết các chỉ tiêu về tiến độ, quy mô, hiệu quả đều đạt và vượt yêu cầu đề ra:

·

· ·

·

·

Thu hút được sự tham gia của 04 doanh nghiệp tư nhân (so với 01 doanh nghiệp năm 2011). Đây là một lực lượng góp phần tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị, giải quyết tốt việc tiêu thụ sản phẩm, tạo được sự tin tưởng cao đối với nông dân.

1022 số hộ nông dân đạt chứng nhận, vượt so với kế hoạch 70%.

600 lượt người tham gia các đợt tổ chức huấn luyện; từ đó chuyển giao cho hơn 1.000 nông dân (trong đó có 157 là phụ nữ) về các lĩnh vực thực hành nông nghiệp tốt, phương pháp liên kết - tổ chức sản xuất gắn với thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Năng suất bình quân năm 2011 tăng 25% và năm 2012 tăng 17%, bình quân mỗi năm tăng 21%.

Giá trị tăng thêm từ sản xuất theo UTZ13 của năm 2012 so với năm 2011 đạt 18,7%. Riêng tại huyện Mỏ Cày Bắc cho thấy sau 2 năm áp dụng chương trình sản xuất ca cao chứng nhận UTZ năng suất của các hộ tham gia cao hơn 50% so với đại trà và giá trị tăng thêm 61%.

Những kết quả bước đầu triển khai đã cho thấy tiềm năng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp theo hướng TMCB. Không chỉ giúp đỡ về những biện pháp canh tác, khoa học kĩ thuật trong sản xuất mà những dự án như vậy còn giúp cải thiện nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, giúp họ ngày càng tiếp cận với thị trường quốc tế.

Ngoài ra, hầu hết những những tổ chức phi chính phủ đều có những chuỗi cửa hàng phân phối sản phẩm TMCB riêng, chủ yếu tại các quốc gia phát triển, nơi người dân tiêu dùng có ý thức hơn. Ví dụ như đối với Oxfam thì có hơn 1.200 cửa hàng trên UTZ Certificated là chứng nhận chất lượng tốt bên trong của sản phẩm nông nghiệp, hiện nay UTZ chỉ chứng nhận cà phê, cacao, trà, dầu cọ trên phạm vi toàn cầu. Về cơ bản thì chứng nhận UTZ giống với những chứng nhận của FLO (Fairtrade Certificated); tuy nhiên, các chứng nhận UTZ thì không đặt mức giá thấp nhất như FLO mà các mức giá hoàn toàn là sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua (không có sự can thiệp của UTZ).

toàn thế giới. Trong đó, có những cửa hàng chuyên bán sản phẩm TMCB như Oxfam Bỉ (210 cửa hàng), Oxfam Úc (với hơn 20 cửa hàng), Oxfam Hồng Kông (2 cửa hàng)… (Oxfam International, 2011). Đây là một trong những kênh phân phối tiềm năng cho sản phẩm TMCB Việt Nam.

Bên cạnh những tổ chức phi chính phủ quốc tế, tại Việt Nam các tổ chức phi chính phủ địa phương cũng có những hoạt động tích cực cho sự phát triển TMCB tại Việt Nam như Craft Link – thành viên của WFTO được thành lập năm 1995. Với mục tiêu là bảo vệ lợi ích của người nghệ nhân, các hoạt động của Craft Link xoay quanh việc hỗ trợ, giúp đỡ những nhà sản xuất nhỏ trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là những nhà sản xuất ở khu vực nghèo khó để họ có nguồn thu thỏa đáng. Hiện nay, Craft Link đã và đang hỗ trợ cho 63 nhóm nghệ nhân sản suất trong đó có 45% người dân tộc thiểu số, 25% người khuyết tật và 30% đến từ các làng nghề truyền thống. Năm 2008, Craft Link đã kinh doanh 55 nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nhau đem lại việc làm cho khoảng 80 người ở mỗi nhóm sản phẩm, chủ yếu là phụ nữ, với mức thu nhập bình quân từ 800.000 – 1.000.000 đồng/tháng/người. (Lê Thu Thủy, 2008, pp. 51)

3.1.3.1.2. Các nhà sản xuất và doanh nghiệp trung gian thương mại

Năm 2008, chỉ có 3 nhà sản xuất được chứng nhận và có 2 doanh nghiệp trung gian thương mại được chứng nhận (Công ty Vi-Vang và công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thị trường Quốc tế - MDI Jsc). So sánh cùng thời điểm thì Thái Lan đã có 11 tổ chức được chứng nhận (Dr. Pham Hong Duc Phuoc, 2008, pp. 13-14).

Theo nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc năm 2011 (Nguyen Stevenin, 2011) Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thị trường Quốc tế - MDI (được thành lập tháng 4 năm 2007) là doanh nghiệp đầu tiên từ một quốc gia đang phát triển được cấp giấy phép phát triển và bán các sản phẩm dán nhãn TMCB trong nước và quốc tế. Đến nay, mạng lưới của họ có khoảng 1000 hộ gia đình với số nhân khẩu khoảng 4500 – 5000 người. Với 90% sản phẩm xuất khẩu và 10% tiêu thụ nội địa, các sản phẩm mang thương hiệu Betterday của MDI được canh tác thân thiện môi trường và đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp châu Âu về an toàn thực phẩm và sử dụng hóa chất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc phát triển TMCB tại Việt Nam bước đầu đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do việc tiếp cận thông tin về thị trường và các sản

70

phẩm của TMCB cũng như lợi ích đi kèm mà việc phát triển TMCB ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

3.1.3.2. Nông nghiệp hữu cơ – Hoạt động tiền đề cho sự phát triển TMCB

Nông nghiệp hữu cơ14 là hệ thống canh tác chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi.

Hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều sản phẩm canh tác theo nông nghiệp hữu cơ như cà phê, ca cao, gạo, rau, thủy sản, rượu hay thực phẩm chức năng. Đã có rất nhiều dự án thành công trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ như dự án Eco cacao của Helvetas. Riêng đối với mặt hàng gạo, đã có một số mô hình phát triển hữu cơ điển hình là mô hình Thực phẩm hữu cơ Hoa Sữa của công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Viễn Phú. Đến nay, Hoasua Food (thương hiệu riêng của công ty Viễn Phú) đã có 4 loại sản phẩm là gạo, rau, thủy sản hữu cơ và sản phẩm homemade. Sản xuất của nông trại hữu cơ Viễn Phú cho 2 vụ/năm với sản lượng lúa đạt 2000 tấn/năm. Hơn thế nữa, quy trình canh tác lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản của công ty đã được Tổ chức giám định quốc tế Control Union Group Hà Lan giám sát và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn Sản Phẩm Hữu Cơ của Châu Âu và Hoa Kỳ. Các sản phẩm của công ty được phân phối trong và ngoài nước nhờ các kênh phân phối của Betterday (công ty MDI), các chuỗi hệ thống siêu thị trong nước; đặc biệt đã và đang xuất khẩu sang các thị trường Anh, Mỹ, Nga, Hà Lan, Úc, Singapore,…(Võ Minh Khải, 2014).

Những thành công bước đầu của các dự án trồng gạo hữu cơ nói riêng và nông nghiệp hữu cơ đang tạo tiền đề cho một nền sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam. Đây đang là một hướng đi mới, hướng đi phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam; không chỉ cải thiện đời sống nông sân mà còn đảm bảo hài hòa giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Đó cũng là những mục tiêu hướng tới của TMCB.

Theo FAO năm 1999, “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện, thúc đẩy và tăng cường sự lành mạnh cho hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu kỳ sinh học và hoạt tính sinh học của đất. Hoạt động canh tác này chú trọng vào việc sử dụng các biện pháp quản lý để ưu tiên sử dụng các yếu tố đầu vào phi nông nghiệp, có tính đến các điều kiện cần thiết để phù hợp với từng địa phương. Những hoạt động này được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp trong nông học, sinh học, cơ khí, trái ngược với việc sử dụng các vật liệu tổng hợp, thực hiện bất kỳ chức năng cụ thể trong hệ thống.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 77 - 81)