Sự cần thiết phát triển TMCB gạo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 77)

Từ những nghiên cứu về lý thuyết TMCB ở chương 1, thực trạng TMCB sản xuất mặt hàng gạo tại Thái Lan cũng như những thách thức hiện có của nông nghiệp Việt Nam, ta thấy được TMCB thực sự là một kênh thương mại hữu ích và đầy tiềm năng dành cho những nhà sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam.

3.1.2.1. Những vấn đề về kinh tế

Xét trên khía cạnh kinh tế, ngành sản xuất gạo của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc sản xuất và thương mại mặt hàng gạo.

3.1.2.1.1.Vấn đề trong sản xuất

Thứ nhất, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo còn ít, không tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp ở nước ta. Mặc dù tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua liên tục tăng mạnh song mới chỉ đáp ứng được 65-75% yêu cầu tăng trưởng. Nếu tham gia vào TMCB, vấn đề về vốn sản xuất dành cho nông dân sẽ được giải quyết phần nào khi mà ngoài vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ dành cho phát triển TMCB thì những nhà sản xuất còn có nhận được những khoản phúc lợi từ giá bán; cũng như hỗ trợ tài chính từ phái người mua thông qua việc trả trước một phần giá trị hợp đồng.

Thứ hai, trình độ áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất gạo còn nhiều hạn chế. Trong khi nhiều nước trong khu vực như Thái Lan đang chuyển định hướng nông nghiệp sang nâng cao chất lượng gạo để lấy giá cao thì hiện tại Việt nam vẫn chỉ chú trọng vào gia tăng sản lượng. Khi tham gia vào thị trường vốn có yêu cầu cao về chất lượng như TMCB, nhà sản xuất sẽ phải chú trọng hơn trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến để vừa đạt năng suất cao, vừa đảm bảo chất lượng. (PGS,TS. Nguyễn Thị Hường, 2013)

65

3.1.2.1.2. Vấn đề trong thương mại

Thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu đang chiếm giữ phần lớn lợi nhuận sinh ra từ chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu; trong khi đó lợi ích của người sản xuất (nông dân) thì không được chú trọng. Việc quá nhiều doanh nghiệp thương mại tham gia xuất khẩu gạo đã tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thông qua nhiều tầng trung gian nên lợi nhuận của nông dân bị giảm (Trần Tiến Khai, 2010). Nếu áp dụng TMCB tại Việt Nam, với hệ thống kênh phân phối tối giản hóa trung gian thương mại của TMCB, người nông dân sẽ luôn được đảm bảo một mức giá tối thiểu với mức thu nhập ổn định để tập trung vào sản xuất.

Thứ hai, theo GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp: “Hiện nay mặt hàng gạo của Việt Nam không có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu thô mặt hàng gạo mà không hình thành chuỗi giá trị gia tăng để nâng giá trị và định vị thương hiệu gạo của Việt Nam”. Với các nhãn hiệu TMCB được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, gạo Việt Nam sẽ dần xây dựng và quảng bá được thương hiệu và uy tín của mình (GS. Võ Tòng Xuân, 2013).

Thứ ba, các hiệp hội sản xuất lúa gạo và mô hình HTX hoạt động chưa hiệu quả. Về mặt số lượng, số HTX tăng từ 14.270 năm 2003 lên 18.244 năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp của kinh tế HTX vào GDP thì lại giảm. Năm 2005, tỷ trọng đóng góp của kinh tế HTX chỉ chiếm 5,76% trong GDP và đến năm 2010, con số này chỉ còn 5,22%. Nguyên nhân của sự tụt lùi của khu vực kinh tế HTX là do quy mô các HTX nhỏ, lượng vốn quá thấp đồng thời trình độ quản lí chưa cao, số lượng thành viên HTX tích cực tham gia ít. (Sự phát triển của hợp tác xã và vai trò của Hợp tác xã đối với an sinh xã hội, 2012)

Khi tham gia vào hệ thống TMCB thì vai trò của HTX sẽ được cải thiện rõ rệt. Họ sẽ là một tổ chức kết nối người sản xuất với thị trường, quản lý và giúp đỡ các thành viên về vốn, công nghệ cũng như đại diện cho họ trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong nền kinh tế.

3.1.2.2. Những vấn đề về xã hội

Ở khía cạnh xã hội, tình trạng nghèo đói, thu nhập thấp của người nông dân đã và đang diễn ra tại nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Đời sống của người nông dân vẫn chưa được đảm bảo cả mặt vật chất lẫn tinh thần.

Thứ nhất, chênh lệch thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng có xu hướng tăng lên. Cuộc sống của đa số người nông dân, đặc biệt là các hộ thuần nông gặp rất nhiều khó khăn; trong khi đó giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ngày càng tăng cao.

Bảng 3.5. Thu nhập bình quân năm của dân cư

2012/2002 Tiêu chí 2002 2004 2006 2008 2010 2012 (lần) Ch ung cả nướ c 4.273 5.813 7.632 11.940 16.645 23.997 5,62 Thành thị 7.464 9.785 12.696 19.260 25.554 35.868 4,81 Nông thôn 3.302 4.537 6.072 9.144 12.844 18.952 5,74 Lệch tuyệt đối 4.162 5.248 6.624 10.116 12.71 16.916 Thành thị/Nông 2,3 2,16 2,09 2,11 1,99 1,89 thôn (lần)

Nguồn: Tổng cục Thống kê – Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012. Đơn vị tính 1.000 đồng

Bảng 3.5 cho thấy thu nhập khu vực nông thôn mặc dù đã có nhiều cải thiện (năm 2012/2002 đã tăng lên 5,74 lần cao hơn so với thành phố) nhưng chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn vẫn rất lớn (1,89 lần) và độ lệch tuyệt đối ngày càng có xu hướng tăng lên (từ 4.162 nghìn đồng/năm lên 16.916 nghìn đồng/năm). Nhưng với TMCB thì người nông dân được hưởng một mức thu nhập ổn định, đảm bảo điều kiện làm việc nên họ có thể tái đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ hai, phúc lợi xã hội ở khu vực nông thôn vẫn còn yếu kém, đặc biệt về giáo dục. Tính chung cả nước có 99,4% số xã nông thôn có trường tiểu học nhưng chủ yếu giáo viên chỉ có bằng trung cấp sư phạm. Bên cạnh giáo dục, mạng lưới thông tin, văn hóa tại các cùng nông thôn tuy có phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp được nhu cầu của bà con nông dân. Thực tế cho thấy cứ 4 xã thì chưa đến 1 xã có nhà văn

hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng. Ở Trung du miền núi Bắc bộ, tỷ lệ này còn chưa đạt 1/3. Tỷ lệ xã có thư viện năm 2011 cả nước mới đạt 11,6% và tăng không đáng kể qua 10 năm (năm 2006 đạt 9,7% và năm 2001 đạt 7,5%). (Tổng cục thống kê, 2011, pp. 26)

Khi tham gia vào TMCB, người nông dân sẽ có một khoản vốn có được từ giá phúc lợi để đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển cộng đồng, xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế hay thư viện. Dù không thể giải quyết

toàn bộ vấn đề nhưng TMCB sẽ là một giải pháp giúp người nông dân chủ động cải thiện đời sống cho bản thân và cộng đồng.

3.1.2.3. Những vấn đề về môi trường

Thứ nhất, vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Theo kết qua điều tra tại ĐBSCL (Phạm Văn Toàn, 2013, pp. 47- 53) trên 85% nông hộ được phỏng vấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong việc khống chế sâu bệnh vì hiệu quả tức thì của nó. Ngoài ra, người nông dân còn sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại (50% thuốc thuộc nhóm có độ độc II và III theo phân loại của tổ chức Y tế Thế giới).

Thứ hai, ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón hóa học. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân/ha ở một số địa phương có mức độ thâm canh cao đã gây áp lực cho môi trường đất. Sử dụng phân vô cơ liên tục, không kết hợp với bón phân hữu cơ có thể làm cho đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Nông dân khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. (ThS. Trần Văn Hiến, 2013)

Những vấn đề này có thể được giải quyết phần nào nếu những tiêu chuẩn về môi trường trong TMCB được áp dụng ở Việt Nam. Khi đó, người nông dân sẽ được hướng dẫn sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật sao cho hiệu quả mà vẫn thân thiện với môi trường, khuyến khích giảm sử dụng phân bón hóa học, và thay thế bằng các biện pháp xen canh, gối vụ hoặc dùng phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho đất.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 73 - 77)