Một số khó khăn khi dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề phương trình lượng giác ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 53 - 54)

Khó khăn Đồng ý Phân vân Khơng

đồng ý

Mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như

thời gian trên lớp. 10 giáo viên 2 giáo viên Khơng có Khó tạo ra tình huống có vấn đề. 9 giáo viên 1 giáo viên 2 giáo viên Khó hướng dẫn cho học sinh GQVĐ. 7 giáo viên 2 giáo viên 3 giáo viên Chưa có kinh nghiệm dạy học GQVĐ. 4 giáo viên 1 giáo viên 7 giáo viên

Qua các bảng số liệu 1.2 và 1.3 ở trên, chúng tơi thấy chỉ có 13/48 (27,1%) số lượt giáo viên chọn phương án thường xuyên dạy học GQVĐ, trong khi đó có 21/48 (43,8%) số lượt giáo viên chọn phương án đôi khi dạy học GQVĐ. Về hiệu quả của dạy học GQVĐ có đến 25/48 (52,1%) lượt giáo viên cho rằng dạy học GQVĐ có hiệu quả cao, trong khi đó có 9/48 (18,8%) lượt cho rằng hiệu quả còn thấp. Về dạy học GQVĐ theo chiều hướng tăng cường các hoạt động của học sinh có số lượt giáo viên chọn lại theo hướng giảm dần. Các giáo viên hầu hết lựa chọn cách sử dụng mức 1 và mức 2 để thường xuyên giảng dạy trên lớp. Về các khó khăn trong quá trình dạy học GQVĐ, hầu hết các giáo viên đều cho rằng có khó khăn về mặt thời gian, thời lượng trên lớp nhiều tiết học không đủ để giáo viên truyền tải kiến thức đến học sinh thì làm sao thiết kế được bài giảng cho học sinh tự phát hiện, khám phá để chiếm lĩnh tri thức. Các khó khăn khác một phần là do các giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm hay được tập huấn chuyên sâu về dạy học GQVĐ. Theo chúng tôi, dạy học GQVĐ của các giáo viên Toán trong nhà trường hiện nay đã được áp dụng, tuy nhiên về mức độ sử dụng còn chưa nhiều, hiệu quả còn chưa thực sự cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề phương trình lượng giác ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 53 - 54)