3.1. Thực trạng nhận thức của người bệnh trầm cảm về rối loạn này
3.1.3. Nhận thức của bệnh nhân về các nguyên nhâ n– yếu tố nguy cơ
Khi được hỏi “Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nào gây ra vấn đề của bạn?” thì có 93 bệnh nhân (tỉ lệ 85,3%) cho rằng mình biết nguyên nhân
gây ra vấn đề hiện tại. Tỉ lệ này cao đều ở cả 2 bệnh viện, với VSKTT là 49 trường hợp (89,1%) và BVTTTPHCM là 44 trường hợp (81,5%). 60,4 6,2 14,6 14,6 4,2 15,5 40 26,7 8,9 8,9 38,7 22,6 20,4 11,8 6,5 0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Kém Thấp Trung bình Khá NIMH BVTTTP Tổng
Cụ thể, xử lý thơng tin định tính về các loại ngun nhân người bệnh xác định là các yếu tố gây ra vấn đề của mình sẽ được trình bày trong bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5: Nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm do người bệnh tự nhận định
Nguyên nhân VSKTT n=55 BVTTTPHCM n=54 Tổng N=109 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tâm lý 37 67,3 32 59,3 69 63,3 Y-Sinh học 17 30,9 13 24,1 30 27,5
Môi trường-Xã hội 9 16,3 10 18,6 19 17,4
Tôn giáo/ Tâm linh 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Theo số liệu, tỉ lệ cao nhất (63,3%) thuộc về nguyên nhân có nguồn gốc Tâm lý (thường suy nghĩ nhiều, bi quan, cảm thấy áp lực trong cuộc sống hoặc công việc, xung đột trong các mối quan hệ…), kế đến là nguyên nhân thuộc về mặt Y khoa hay Sinh học (cơ thể yếu, thần kinh yếu, bệnh não, rối loạn nội tiết tố,v.v… hay thứ phát từ những bệnh lý cơ thể như thiếu máu, viêm gan, v.v…) với tỉ lệ 27,5%. Thứ ba là nhóm nguyên nhân tác động từ Mơi trường-Xã hội bên ngồi với tỉ lệ là 17,4%. Không ai chọn nguyên nhân Tôn giáo-Tâm linh gây ra vấn đề của mình.
Như vậy, kết quả điều tra bằng câu hỏi mở cho thấy nhận thức của bệnh nhân về vấn đề của mình khá tích cực và khoa học.
Tiếp tục phân tích số liệu định lượng, trong 22 nguyên nhân được chúng tôi đưa ra hỏi bệnh nhân về mức độ nhận diện chúng là nguyên nhân gây ra trầm cảm theo 5 mức độ từ 0 - Khơng có đến 4 - Ln ln. Kết quả cho thấy, nguyên nhân Giữ kín cảm xúc tiêu cực được nhận định là nguyên nhân gây ra
trầm cảm nhiều nhất (2,3; ĐLC=1,2), tiếp đến là do Suy nghĩ tiêu cực gần 2,3 (ĐLC=1,2); Gặp khó khăn trong cơng việc (1,8; ĐLC=1,2), Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh (1,6; ĐLC=1,2), Bệnh lý cơ thể (1,6; ĐLC=1,1), Thay đổi nội tiết và Bị ảnh hưởng bởi vấn đề xã hội (bằng nhau là 1,5; ĐLC=1,3).
Khác với kết quả điều tra định tính, tuy khơng cao nhưng vẫn có nhận định nguyên nhân gây ra trầm cảm nhất thuộc về các yếu tố tâm linh bao gồm Bùa/ phép (0,39; ĐLC= 0,83); Ma Quỷ (0,5; ĐLC=0,9) và do Ý trời/Phật/Chúa (0,58; ĐLC=0,93). Bên cạnh đó, nguyên nhân do nhiễm trùng cũng có điểm trung bình thấp là 0,5 (ĐLC=0,8).
Kết quả gần như tương tự ở từng bệnh viện ngoại trừ mẫu ở VSKTT, điểm trung bình cao nhất thuộc về nguyên nhân hay Suy nghĩ tiêu cực, kế đến là Giữ kín cảm xúc đau khổ.
Cụ thể hơn, khi chia 22 ngun nhân thành 4 nhóm ngun nhân chính là Y-Sinh học, Tâm lý, Môi trường – Xã hội và Tơn giáo-Tâm linh thì số liệu thu được qua bảng 3.6 như sau.
Bảng 3.6: Mức độ nhận diện nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm
Các nhóm nguyên nhân gây trầm cảm VSKTT BVTTTPHCM Tổng n=50 n=50 N=100 ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tâm lý 1,8 ,8 1,6 0,9 1,8 0,9
Môi trường-Xã hội 1,6 1,1 1,4 0,9 1,5 0,9
Y-Sinh học 1,3 0,7 1,0 0,6 1,2 0,7
Tôn giáo-Tâm linh 0,4 0,7 0,5 0,8 0,5 0,8 Như vậy, điểm trung bình cao nhất thuộc về nguyên nhân Tâm lý là 1,8 (ĐLC=0,9), kế đến là nguyên nhân do Môi trường-Xã hội (1,5; ĐLC=0,9), thứ ba là nguyên nhân Y-Sinh học (1,2; ĐLC=0,7) và thấp nhất là nguyên
nhân Tôn giáo-Tâm linh là 0,5 (ĐLC=0,8). Thứ tự cao thấp này cũng tương tự ở mỗi bệnh viện.
Như vậy, số liệu định lượng và số liệu định tính có một chút khác biệt. Nếu qua các câu hỏi mở, bệnh nhân đề cao nguyên nhân Tâm lý sau đó là nguyên nhân Y-Sinh học thì đối với số liệu định lượng thu được qua các câu hỏi đóng, bệnh nhân khẳng định các nguyên nhân tâm lý là nhóm gây ra trầm cảm cao nhất, kế đến là nhóm ngun nhân Mơi trường - Xã hội, thứ ba mới đến nhóm nguyên nhân Y-Sinh học.
Chúng ta sẽ tiếp tục kiểm tra sự khác biệt này trong cách tìm kiếm các dịch vụ can thiệp trị liệu ở phần sau.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được xác định mà thiên nhiều về giả thuyết đa nguyên. Do đó, mức độ hiểu biết về trầm cảm cũng được xác định vào số lượng nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dựa vào chứng cứ khoa học được chọn. Trong phần dưới đây, chúng tôi khảo sát nhận thức của người bệnh về các nguyên nhân gây ra trầm cảm. Trừ nguyên nhân về Tôn giáo-Tâm linh, bệnh nhân càng nhận diện nhiều nguyên nhân thuộc các nhóm Y-Sinh học, Mơi trường-Xã hội hay Tâm lý thì chứng tỏ năng lực nhận thức càng cao. Số liệu được trình bày trong biểu đồ 3.3 dưới đây.
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ % nhận thức về nguyên nhân khoa học gây ra trầm cảm 39,6 25 22,9 12,5 35,4 20,8 22,9 20,8 37,5 22,9 22,9 16,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
3 nguyên nhân 1 nguyên nhân 2 nguyên nhân Không biết NIMH BVTTTP Tổng
Như vậy, tỉ lệ bệnh nhân nhận diện được cả 3 nhóm nguyên nhân là 37,5% cao nhất trong 4 nhóm, tiếp đến bệnh nhân nhận diện được 1 và 2 nhóm nguyên nhân với cùng tỉ lệ là 22,9%, cuối cùng có 16,7% bệnh nhân không chọn nguyên nhân nào hoặc chỉ chọn ngun nhân Tơn giáo-Tâm linh. Khn mẫu chung này hồn toàn tương đồng với địa bàn nghiên cứu tại VSKTT. Tại BVTTTPHCM thì nhóm chọn 1 ngun nhân chiếm tỉ lệ thấp hơn 2 nguyên nhân (20,8% so với 22,9%) và bằng với nhóm khơng hiểu biết ngun nhân khoa học của trầm cảm. Ngoài ra, tỉ lệ người bệnh chọn 3 nguyên nhân gây ra trầm cảm cũng ít hơn so với VSKTT (35,4% so với 39,6%).