Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 49 - 52)

2.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học:

(chi tiết xin xem Phụ lục 1A đính kèm)

1) Tuổi trung bình của cả mẫu nghiên cứu là 37,2 tuổi (độ lệch chuẩn ĐLC là 12,8), dao động từ 17 đến 79 tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình của mẫu ở VSKTT là 37,3 (ĐLC=12,5) cao hơn mẫu ở BVTTTPHCM với tuổi trung bình là 36,7 (ĐLC=13,1).

2) Giới tính: Nữ nhiều hơn nam gấp 1,6 lần (67/42), trong đó tỉ lệ nữ nhiều hơn nam trong mẫu ở VSKTT gấp 1,9 lần, cịn ở BVTTTPHCM thì tỉ lệ này là 1,3 lần.

3) Dân tộc: Hầu hết là người Kinh (94,5%), cịn lại 1 số rất ít dân tộc Tày, Nùng và Hoa.

4) Tôn giáo: Đại đa số khách thể nghiên cứu không theo tôn giáo nào với tỉ lệ (68,8%). Tiếp đến là những người theo đạo Phật (22,9%) rồi đến đạo Chúa (5,5%), trong đó, người theo Phật giáo trong mẫu tại BVTTTPHCM có tỉ lệ (29,6%) cao hơn so với mẫu tại VSKTT (16,4%). Tại mẫu BVTTTPHCM có xuất hiện người theo đạo Cao Đài nhưng tỉ lệ rất thấp (1,8%).

5) Nơi cư trú: Người cư trú tại các tỉnh thành khác (ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm tỉ lệ khá cao (65,1%) và gấp 2,3 lần so với người ở tại nội thành. Đặc biệt là ngoại thành chiếm tỉ lệ rất thấp (6,4%). Điều này tương tự tại cả 2 địa bàn.

6) Trình độ học vấn: Trong mẫu nghiên cứu chung, tỉ lệ khách thể ở trình độ cấp 3 chiếm tỉ lệ cao nhất là (32,1%) tương tự với mẫu ở BVTTTPHCM

với tỉ lệ 46,3%, kế đến là trình độ Đại học trở lên (24,8%), ít nhất là trình độ cấp 1 (7,3%).

7) Nghề nghiệp: kết quả khảo sát cho thấy người bệnh trầm cảm thuộc nghề lao động trí óc như nhân viên văn phòng, luật sư, kỹ sư… chiếm tỉ lệ cao nhất (31,2%), kế đến là người làm lao động chân tay (24,8%), hai thứ tự này tương tự ở mẫu VSKTT với tỉ lệ lần lượt là 40% và 18,2%. Tỉ lệ thấp nhất thuộc về nhóm lao động tự do (5,5%) và nhóm thất nghiệp (5,5%). Với mẫu ở BVTTTPHCM thì nhóm lao động chân tay lại chiếm tỉ lệ cao nhất (31,5%) và kế đến là lao động trí óc (22,2%). Thấp nhất ở mẫu VSKTT là hưu trí (3,6%) và BVTTTPHCM là thất nghiệp (1,9%).

8) Thu nhập: Nhóm bệnh nhân có thu nhập thấp (dưới 5 triệu VND) chiếm tỉ lệ cao nhất (35,8%), kế đến là thu nhập thấp-trung bình (5-dưới 10 triệu VND) với tỉ lệ 29,4%, tỉ lệ thấp nhất là nhóm có thu nhập trung bình-khá (10-dưới 15 triệu). Kết quả này tương tự ở mẫu BVTTTPHCM.

9) Tình trạng hơn nhân: Phát hiện đặc biệt trong nghiên cứu này khác với y văn là ở cả 2 địa bàn, tỉ lệ người bệnh trầm cảm đã kết hôn và sống cùng bạn đời là 65,1%, kế đến là người sống độc thân (32,1%).

2.4.2. Mức độ trầm cảm:

Tỉ lệ người bệnh trầm cảm mức độ nặng tại BVTTTPHCM cao nhất (57,4%) rồi đến nhóm trung bình (29,6%). Hai thứ hạng này đổi ngơi ở mẫu VSKTT với mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 41,8% và nhóm nặng chiếm tỉ lệ 34,5%. Nhóm nặng chiếm tỉ lệ khá cao ở BVTTTPHCM có thể ảnh hưởng kết quả chung nên thứ tự tương đồng với tổng mẫu nghiên cứu. Kết quả trên được trình bày ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2: Mức độ trầm cảm Mức độ Mức độ trầm cảm VSKTT n= 55 BVTTTPHCM n=54 Tổng N=109

Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%

Nhẹ 13 23,6 7 13,0 20 18,3

Trung bình 23 41,8 16 29,6 39 35,8

Nặng 19 34,5 31 57,4 50 45,9

2.4.3. Mức độ trầm cảm gây ảnh hưởng hoạt động chức năng trong cuộc sống: sống:

(chi tiết xin xem Phụ lục 1B, 1C, 1D)

Khi xét từng phạm vi hoạt động chức năng thì mức độ ảnh hưởng do trầm cảm gây ra chỉ ở mức độ khơng cao với điểm trung bình dao động từ 3,5-4,4 (độ lệch chuẩn ĐLC từ 2,3-2,6), điểm tối thiểu là 0 và điểm tối đa là 8. Tuy nhiên, khi tính tổng điểm thang WSAS - xét tất cả các lĩnh vực hoạt động chức năng thì điểm trung bình là 18,6 (ĐLC=10,1) cho thấy bệnh lý có sự ảnh hưởng rõ ràng lên chức năng hoạt động chung của người bệnh. Ngồi ra, số bệnh nhân có điểm trung bình là 20 thường gặp nhất (8,3%). Ngồi ra, điểm số cũng dao động khá lớn ở các bệnh nhân, thấp nhất là 0 điểm (điểm tối thiểu của thang) và cao nhất là 40 điểm (điểm tối đa của thang)

Khi phân chia theo mức ảnh hưởng thì kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân (43,1%) tự đánh giá vấn đề mình đang gặp (trầm cảm) ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cuộc sống (WSAS>20) trên nhiều lĩnh vực hoạt động chức năng. Nhóm này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất cũng gặp ở VSKTT (56,4%) nhưng tại BVTTTPHCM thì nhóm bị ảnh hưởng mức độ trung bình (WSAS từ 10-20) lại nhiều nhất (40,7%). Bảng 2.3 thể hiện kết quả trên như sau: Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng

Mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng VSKTT n= 55 BVTTTPHCM n=54 Tổng N=109 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Không rõ ràng (WSAS <10) 8 14,5 16 29,6 24 22,0 Trung bình (WSAS 10-20) 16 29,1 22 40,7 38 34,9

Rõ ràng

(WSAS >20) 31 56,4 16 29,6 47 43,1

2.4.4. Nguồn thông tin người bệnh được tiếp cận để biết đến trầm cảm:

(chi tiết xin xem Phụ lục 1E)

Khi được hỏi về những nguồn thông tin người bệnh tiếp cận để có kiến thức về trầm cảm thì truyền thơng (báo, đài, tivi) chiếm tỉ lệ cao nhất với 70,6%. Thứ hạng này tương tự ở mỗi địa bàn. Vị trí thứ hai thuộc về nhóm khác gồm phim ảnh, sách truyện, học ở trường y (điều dưỡng) chiếm tỉ lệ 19,3%. Thông tin từ nhân viên y tế lại đứng hàng thứ ba sau 2 nguồn trên với tỉ lệ 16,5%. Khi xét tổng số nguồn thơng tin mà người bệnh có thể tiếp cận để biết về trầm cảm, ta có tỉ lệ cao nhất thuộc về nhóm bệnh nhân chỉ có 1 nguồn thơng tin về trầm cảm (51,4%), nhóm nhận được 2 nguồn là 33% và tỉ lệ này giảm rất nhiều khi tăng tổng nguồn thông tin, thấp nhất là 4 nguồn (1,8%). Điều này cho thấy, sự kém phong phú về nguồn thông tin cung cấp kiến thức về trầm cảm cho người bệnh.

Cụ thể, kết quả biểu hiện qua bảng 2.4 sau đây: . Bảng 2.4: Tổng các nguồn thông tin

Tổng các nguồn thông tin VSKTT n=50 BVTTTPHCM n=50 Tổng N=100

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1 nguồn 32 58,2 24 48,0 56 51,4

2 nguồn 14 25,5 22 44,0 36 33,0

3 nguồn 4 7,3 2 4,0 6 5,5

4 nguồn 0 0 2 4,0 2 1,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 49 - 52)