Mức độ nhận thức cách điều trị trầm cảm theo khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 74)

Số lượng các phương pháp khoa học được nhận diện VSKTT n=50 BVTTTPHCM n=50 Tổng N=100 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4 45 90,0 12 24,0 57 57,0 2 1 2,0 12 24,0 13 13,0 3 2 4,0 9 18,0 11 11,0 0 0 0,0 10 20,0 10 10,0 1 2 4,0 6 12,0 8 8,0

Như vậy, kết quả cho thấy số người bệnh chọn 1 phương pháp chiếm tỉ lệ thấp nhất (8%), nhóm hiểu biết 4 cách chiếm tỉ lệ cao nhất (57%). Đặc biệt, nhóm khơng hiểu biết (hoặc không chọn cách thức nào hoặc chỉ chọn cách điều trị chưa được chứng minh khoa học) chiếm tỉ lệ 10% và chỉ xuất hiện tại BVTTTPHCM.

3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm về trầm cảm

Trong phần này, do giới hạn về dung lượng số trang, chúng tôi chỉ báo cáo số liệu phân tích của các phép kiểm định chỉ rõ có ý nghĩa thống kê và không báo cáo số liệu phân tích sự khác biệt của các biến số khơng có ý nghĩa thống kê.

3.2.1. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi

Chúng tơi muốn tìm hiểu sự khác nhau về nhận thức trầm cảm có thật sự bị ảnh hưởng bởi nhóm tuổi khơng. Khi chia tuổi thành các nhóm: Thanh niên,

Trưởng thành, Trung niên, Tuổi già thì với phép kiểm định Oneway-ANOVA, chúng tơi có các kết quả thể hiện qua từng khía cạnh hiểu biết về trầm cảm (triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị) như sau.

3.2.1.1. Nhận thức về nhận diện trầm cảm qua biểu hiện/triệu chứng

Kết quả phân tích ANOVA về sự khác biệt nhận thức triệu chứng trầm cảm theo nhóm tuổi cho thấy chỉ có duy nhất 1 triệu chứng có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (F=3,28; p=0,02) là Suy nghĩ chậm hơn/ khó ra quyết định với người bệnh ở nhóm tuổi Thanh niên nhận diện nhiều nhất (2,42), rồi đến tuổi trưởng thành (2,38), thứ ba là Trung niên (1,82) và cuối cùng là Tuổi già (1). Ngồi ra, các triệu chứng hay nhóm triệu chứng trầm cảm khác khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhóm tuổi.

3.2.1.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Tương tự như trên, phân tích ANOVA về sự khác biệt nhận thức nguyên nhân và nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm theo nhóm tuổi được thể hiện trong bảng. Kết quả như bảng 3.9 sau đây.

Bảng 3.9: Khác biệt trong nhận diện nguyên nhân và nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi

Nguyên nhân/ Nhóm nguyên nhân F p

Bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng 8,19 0,00

Tang tóc/mất mát 6,22 0,00

Bị ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 4,37 0,01 Gặp khó khăn trong mối quan hệ 4,39 0,01 Gặp khó khăn trong cơng việc 3,74 0,01 Nhóm ngun nhân Mơi trường-Xã hội 8,29 0,00

Nhóm nguyên nhân Tâm lý 3,74 0,01

Qua bảng trên ta thấy, hiểu biết những nguyên nhân trầm cảm như người Tuổi già (Do bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng, do tang tóc/mất mát, Do ảnh hưởng từ vấn đề xã hội và Gặp khó khăn trong cơng việc có bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhóm tuổi một cách có ý nghĩa thống kê. Cũng tương tự

vậy khi kết quả cho thấy hiểu biết về 2 nhóm nguyên nhân Tâm lý và Môi trường-Xã hội chịu ảnh hưởng của nhóm tuổi với nhóm Thanh niên là đồng tình cao nhất. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.

3.2.1.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm

Liên quan đến nhóm tuổi, chúng tơi cũng muốn xem sự khác biệt về hiểu biết cách điều trị trầm cảm có chịu ảnh hưởng của yếu tố này không thông qua phép kiểm định Oneway-ANOVA.

Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy người bệnh ở độ Tuổi trung niên đồng tình chọn Uống thuốc theo toa nhiều nhất (3,06; ĐLC=0,93), thấp nhất là Thanh niên (2,26; ĐLC=1,05); Người già và Trung niên cầu nguyện nhiều nhất (2; ĐLC lần lượt là 0 và 1,13), ít nhất là Thanh niên (1,11; ĐLC=0, 88), trong khi đó Thanh niên chọn nhiều nhất ở cách Thay đổi hành vi khơng có ích (2,32; ĐLC=1,20), cịn thấp nhất là ở Tuổi già (1; ĐLC=1,41).

Bảng 3.10: Khác biệt về nhận thức về các cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi

Cách ứng phó, tìm kiếm giúp đỡ/điều

trị F p

Uống thuốc theo toa 4,12 0,01

Cầu nguyện 2,98 0,04

Thay đổi hoặc bỏ hành vi khơng có ích 2,75 0,05 Nhóm điều trị theo hướng Y khoa 3,19 0,03

Từ đó, cho thấy người trẻ đồng tình chọn cách thay đổi bản thân cao hơn người có tuổi; cịn người trung niên sẽ chọn cách ít cần thay đổi nhưng có tính khoa học như uống thuốc theo toa và người già chọn cầu nguyện. Điều này cũng lặp lại kết quả cho thấy nhóm Tuổi trung niên đồng tình nhiều nhất hướng Điều trị theo y khoa còn thấp nhất là nhóm Tuổi già. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05.

3.2.2. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của giới tính

Chúng tơi dùng phép kiểm định Independent Samples t-test để xem sự khác biệt về hiểu biết trầm cảm có chịu ảnh hưởng của giới tính Nam hay Nữ khơng. Kết quả trên từng khía cạnh nhận thức về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trầm cảm được thể hiện dưới đây.

3.2.2.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm

Khi xem xét sự khác biệt của nam và nữ về nhận thức trầm cảm ở từng triệu chứng hoặc từng nhóm triệu chứng thì kết quả cho thấy nữ có xu hướng nhận diện triệu chứng về Ý tưởng/ Hành vi tự sát nhiều hơn nam một cách có ý nghĩa thống kê (t=-2,02 và p=0,05). Khơng có sự khác biệt về giới trong nhận diện các triệu chứng còn lại.

3.2.2.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Khi kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của nhận thức bệnh nhân về từng nguyên nhân hoặc nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm có bị ảnh hưởng bởi giới tính khơng, chúng tơi có kết quả như sau theo bảng 3.11. Bảng 3.11: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của giới tính

Nguyên nhân t p

Lạm dụng chất 2,21 0,03

Gặp quả báo 2,37 0,02

Bị cư xử tồi tệ hoặc quá được chiều chuộng 2,91 0,00 Gặp khó khăn trong mối quan hệ 2,05 0,04

Bùa/ phép 2,03 0,05

Nhóm ngun nhân Mơi trường-Xã hội 2,56 0,01 Nhóm ngun nhân Tơn giáo-Tâm linh 2,14 0,04

Kết quả cho thấy có sự khác biệt về giới trong nhận diện nguyên nhân gây ra trầm cảm. Cụ thể là nam có xu hướng nhận diện các nguyên nhân (i) Do lạm dụng chất; (ii) Gặp quả báo; (iii) Bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng; (iv) Gặp khó khăn trong mối quan hệ; (v) Bùa/ phép cao hơn nữ giới một cách có ý nghĩa thống kê.

Tương tự, khi xem xét các nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm, nam giới cũng có xu hướng nhận diện các nhóm ngun nhân Mơi trường-Xã hội và Tôn giáo-Tâm linh cao hơn nữ giới. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy p<0,05.

3.2.2.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm

Khi xét sự ảnh hưởng của giới tính lên nhận thức về các cách ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều trị trầm cảm, ta có kết quả khơng có sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các cách thức ở 2 giới. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong nhận thức về bất kỳ cách ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều trị trầm cảm nào.

3.2.3. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn học vấn

Để xem xét sự khác biệt nhận thức về trầm cảm có chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn hay không, chúng tôi dùng phép kiểm định One-way ANOVA. Với trình độ học vấn, chúng tôi chia thành 5 mức độ là: Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3, Trung cấp-Cao đẳng và Đại học/Sau Đại học. Kết quả khác biệt theo yếu tố này được thể hiện qua những phần dưới đây.

3.2.3.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm

Kết quả sự khác biệt có ý nghĩa về nhận thức triệu chứng cũng như các nhóm triệu chứng trầm cảm theo trình độ học vấn được trình bày qua bảng 3.12 chỉ ra trình độ học vấn của người bệnh có thể dẫn đến sự khác biệt trong

nhận thức về triệu chứng trầm cảm. Cụ thể là những bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học có xu hướng nhận diện các dấu hiệu như Có ý tưởng hoặc lên kế hoạch tự sát, Khó hồn thành nhiệm vụ, Đi lại hoặc hoạt động chậm hơn, Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định, Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị, Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức, không phù hợp, Gặp các vấn đề cơ thể, Thiếu động lực trong cuộc sống, Giảm tập trung-chú ý hoặc hay quên, Kích động là triệu chứng thường gặp của trầm cảm. Năng lực nhận diện các triệu chứng trên của nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn.

Bảng 3.12: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn

Các triệu chứng F p

Có ý tưởng/ kế hoạch hoặc hành vi tự sát 2,65 0,04

Khó hồn thành nhiệm vụ 2,65 0,04

Đi lại hoặc hoạt động chậm hơn 2,85 0,03

Suy nghĩ chậm hơn hoặc khó ra quyết định 3,50 0,01 Cảm thấy trống rỗng hoặc bản thân khơng có giá trị 3,52 0,01 Cảm thấy hối hận hoặc tội lỗi quá mức 2,73 0,03

Thiếu động lực trong cuộc sống 3,01 0,02

Giảm tập trung-chú ý hoặc hay quên 2,63 0,04

Kích động 2,40 0,06

Khí sắc trầm hoặc Mất/giảm hứng thú 2,54 0,05

Nhóm triệu chứng

Tăng/giảm Vận động-Hành vi 2,63 0,04

Giảm giá trị bản thân 3,56 0,01

Tương tự, xu hướng nhận diện các nhóm triệu chứng đặc trưng của trầm cảm như Khí sắc trầm hoặc Mât/giảm hứng thú, Tăng/giảm Vận động-Hành vi, Giảm giá trị bản thân và Giảm khả năng Tập trung-Suy nghĩ thì nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cũng cao hơn các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.3.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Chúng tôi cũng kiểm định sự khác biệt về hiểu biết nguyên nhân trầm cảm có chịu ảnh hưởng của Trình độ học vấn, kết quả được hiển thị trong bảng 3.13.

Số liệu cho thấy nhóm bệnh nhân có trình độ Đại học-Sau Đại học có xu hướng nhận diện tốt hơn các triệu chứng do Giữ kín cảm xúc đau khổ, Ảnh hưởng từ vấn đề xã hội, Từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần và Tang tóc/mất mát là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Nhóm trình độ học vấn cấp I có xu hướng nhận diện Lạm dụng chất là nguyên nhân gây ra trầm cảm cao nhất.

Bảng 3.13: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn

Nguyên nhân F p

Giữ kín cảm xúc đau khổ 3,24 0,02

Lạm dụng chất 4,99 0,00

Bị ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 3,74 0,01

Thay đổi nội tiết 3,91 0,01

Từng bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần 3,74 0,01

Tang tóc/mất mát 3,44 0,01

Gặp khó khăn trong mối quan hệ 2,74 0,03

Chế độ ăn uống 2,71 0,04

Nhóm nguyên nhân

Y-Sinh học 3,50 0,01

Tâm lý 4,6 0,00

Nhóm trình độ Trung cấp-Cao đẳng có xu hướng nhận diện yếu tố Thay đổi nội tiết, Gặp khó khăn trong mối quan hệ và do Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Khi xếp theo từng nhóm ngun nhân thì người bệnh trình độ Trung cấp- Cao đẳng nhận diện nhóm Y-Sinh học cao nhất. Bệnh nhân có trình độ Đại học-Sau Đại học nhận diện nhóm ngun nhân do Tâm lý và do Mơi trường- Xã hội cao hơn các nhóm cịn lại. Những khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.3.3. Nhận thức về cách điều trị trầm cảm

Kiểm định One-way ANOVA cho kết quả sự khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn như sau.

Kết quả cho thấy người bệnh có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học nhận diện cách điều trị như Khám ở bệnh viện, Uống thuốc theo toa, Đến khám BS chuyên khoa Tâm thần, Giảm hoặc bỏ hành vi khơng có ích, Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền cao hơn các nhóm cịn lại. Bên cạnh đó, nhóm người bệnh có trình độ học vấn Đại học-Sau Đại học cũng nhận diện các nhóm điều trị Tự giúp mình, Điều trị theo hướng y khoa và Nhận hỗ trợ, chia sẻ từ xã hội cao hơn các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn.

Bảng 3.14: Khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn

Phương pháp ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều

trị F p

Khám ở bệnh viện 2,66 0,04

Uống thuốc theo toa 2,75 0,03

Đến khám BS chuyên khoa Tâm thần 2,66 0,04

Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội 2,97 0,02

Thay đổi hoặc bỏ hành vi khơng có lợi 2,99 0,02

Cải thiện hoàn cảnh sống 3,48 0,01

Luyện tập kỹ thuật thư giãn hoặc thiền 3,19 0,02

Nhóm các điều trị

Điều trị y khoa 2,65 0,04 Nhận hỗ trợ và chia sẻ về mặt xã hội 2,49 0,05

Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân có trình độ cấp I nhận diện cách thức Tham gia và nhận hỗ trợ xã hội, Cải thiện hoàn cảnh sống là cách thức can thiệp cho trầm cảm cao nhất, tiếp theo đó là nhóm bệnh nhân có trình độ Trung cấp-Cao đẳng. Tất cả những kiểm định trên khác biệt với mức ý nghĩa thống kê p<0,05.

3.2.4. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân hơn nhân

Chúng tơi phân chia tình trạng hơn nhân thành 3 nhóm là Độc thân, Kết hơn và Ly thân/Ly dị/Góa. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của yếu tố này lên nhận thức về trầm cảm, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm định One-way ANOVA và các kết quả như sau.

3.2.4.1. Nhận thức về triệu chứng trầm cảm

Kiểm định sự khác biệt nhận thức về triệu chứng trầm cảm có bị ảnh hưởng bởi tình trạng hơn nhân hay không, kết quả cho thấy nhóm Ly thân, Ly dị, Góa nhận diện triệu chứng Khó hồn thành nhiệm vụ là một triệu chứng của trầm cảm cao nhất so với các nhóm cịn lại.

Bảng 3.15: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân

Triệu chứng F p

Khó hồn thành nhiệm vụ 3,38 0,04

Nhóm triệu chứng

Giảm Hoạt động chức năng 3,28 0,04

Vậy nhóm Độc thân lại có xu hướng nhận diện nhóm triệu chứng Giảm hoạt động chức năng cao hơn 2 nhóm cịn lại. Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.4.2. Nhận thức về nguyên nhân trầm cảm

Khi kiểm định sự khác biệt trong nhận thức về nguyên nhân trầm cảm chịu ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân, chúng tơi có kết quả như sau.

Bảng 3.16: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hơn nhân

Nguyên nhân F p

Do ảnh hưởng từ vấn đề xã hội 5,66 0,01

Gặp quả báo 5,84 0,00

Gặp khó khăn trong cơng việc 3,43 0,04

Do bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng 9,62 0 Gặp khó khăn trong mối quan hệ 4,56 0,01

Do ý Trời/ Phật/ Chúa 3,67 0,03

Do ma/ quỷ 5,35 0,01

Do bùa phép 4,84 0,01

Nhóm nguyên nhân

Tâm lý 3,465 0,04

Môi trường-Xã hội 8,907 0

Tôn giáo-Tâm linh 6,683 0,00

Vậy từ bảng 3.16 như trên cho thấy những người bệnh đang trong tình trạng Ly thân hoặc Ly dị hay Góa nhận diện nguyên nhân tâm lý, xã hội và tâm linh như do Ảnh hưởng từ vấn đề xã hội, Gặp quả báo, Gặp khó khăn trong cơng việc, Gặp khó khăn trong mối quan hệ, Do ý Trời/ Phật/ Chúa, Do ma/ quỷ, Do bùa phép cao hơn các nhóm cịn lại.

Riêng những người bệnh cịn Độc thân thì nhận diện nguyên nhân gây ra trầm cảm là do bị cư xử tồi tệ hoặc được quá chiều chuộng cao hơn các nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 74)