Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 46 - 49)

Chúng tôi chọn Viện sức khỏe Tâm thần (Hà Nội) và Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này. Số liệu cụ thể trình bày ở bảng 2.1 sau cho thấy lượng khách thể khá tương đồng ở 2 nơi. Mẫu nghiên cứu chúng tôi chọn là các bệnh nhân đến khám lần đầu tiên tại Phòng khám ngoại trú của mỗi bệnh viện.

Bảng 2.1: Số lượng khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu VSKTT BVTTTPHCM Tổng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Tham gia nghiên cứu 55 50,5 54 49,5 109 100 Nói biết trầm cảm 50 90,9 50 92,6 100 91,7

Sau đây, tôi xin được nêu khái quát tình hình của 2 Bệnh viện này.

2.3.1. Đặc điểm các bệnh viện Tâm thần

2.3.1.1. Viện Sức khỏe Tâm thần (Hà Nội)

Năm 1969, Khoa Tâm thần chính thức được hình thành trên cơ sở tách ra từ Khoa Tâm-Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Viện có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và chỉ đạo các cơ sở chuyên khoa nghiên cứu những vấn đề về Tâm thần học và tâm lý xã hội cấp bách hiện nay.

- Đào tạo và bổ túc cán bộ chuyên khoa Tâm thần bậc đại học và sau đại học để phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng. - Kết hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương trong công tác chỉ đạo

chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa Tâm thần học trong cả nước.

- Cùng với Bệnh viện Tâm thần Trung ương thực hiện nhiệm vụ giám định pháp y tâm thần.

- Hợp tác về khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Tâm thần học với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm phát triển và nâng cao hoạt động của chuyên ngành Tâm thần học ở nước ta.

- Phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương và các cơ quan hữu quan tuyên truyền giáo dục kiến thức phổ cập về cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhân dân.

Từ đó, Viện hướng tới duy trì và phát triển vị thế là một Viện đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước với nhiều khoa phòng điều trị tại Viện [24].

Tại đây, chúng tôi tiến hành chọn mẫu khách thể tại Phòng khám và tư vấn, điều trị ngoại trú và thực hiện các thang đo và bảng hỏi khảo sát tại Phòng Tâm lý lâm sàng.

2.3.1.2. Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Bệnh viện Chợ Qn được xây dựng vào năm 1862 [2] và hiện nay là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành cao nhất về Tâm thần tại TP.HCM với gần 400 nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ:

- Phòng chống, phát hiện và quản lý điều trị tất cả rối loạn tâm thần cho hơn 8 triệu dân TP.HCM.

- Thực hiện các giám định chuyên khoa tâm thần theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

- Đào tạo và bồi dưỡng chuyên khoa Tâm thần ở mọi mức độ cho sinh viên y khoa, bác sĩ đa khoa, v.v…

- Hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu về bệnh Tâm thần. - Hoạt động nghiên cứu khoa học thường niên.

Với bệnh viện này, chúng tôi chọn mẫu khách thể nghiên cứu tại Khoa khám ngoại trú người lớn và thực hiện các thang đo, bảng hỏi tại Khoa Tâm lý Y học.

2.3.2. Mẫu nghiên cứu

Chúng tôi phát 120 phiếu cho các bệnh nhân tại Phòng khám của hai bệnh viện và thu lại được 109 phiếu hợp lệ. Trong đó, 50/55 bệnh nhân tại Viện sức khỏe Tâm thần và 50/54 bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh cho rằng mình biết trầm cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 46 - 49)