Nhận thức của bệnh nhân về cách ứng phó và điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 71 - 74)

3.1. Thực trạng nhận thức của người bệnh trầm cảm về rối loạn này

3.1.4. Nhận thức của bệnh nhân về cách ứng phó và điều trị

Khi được hỏi “Theo bạn, những cách nào có ích để giúp bạn ứng phó và/

hoặc điều trị vấn đề này?” thì kết quả cho thấy có 88 trường hợp (chiếm

80,7%) người bệnh cho rằng họ biết cách ứng phó hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ và can thiệp. Tại VSKTT, có 37 người bệnh cho là mình biết cách ứng phó/ tìm kiếm sự giúp đỡ (67,3%) và tại BVTTTPHCM tỉ lệ này 94,4% (51 khách thể).

Khi được hỏi, trên thực tế, bệnh nhân đã áp dụng cách nào để ứng phó và vượt qua trầm cảm thì có 89 người bệnh (81,7%) từng áp dụng ít nhất 1 phương cách. Như vậy, có người bệnh khơng chắc chắn lợi ích của phương pháp nhưng họ vẫn thực hiện để ứng phó với vấn đề mình đang mắc phải.

Trong đó, số trường hợp được khảo sát ở VSKTT cho thấp áp dụng (78,2%) nhiều hơn so số trường hợp cho rằng mình biết cách điều trị phù hợp (67,3%). Điều này cho thấy tuy người bệnh chưa dám chắc cách ứng phó hay điều trị thì họ vẫn chọn thử cách nào đó để ứng phó với trầm cảm. Tỉ lệ này thì ngược lại ở nhóm BVTTTPHCM khi tỉ lệ áp dụng (85,2%) thấp hơn tỉ lệ nói mình biết cách (94,4%) cho thấy có thể người bệnh chưa đủ tin cậy vào những phương cách mà họ cho rằng họ hiểu biết.

Kết quả xử lý số liệu cho câu hỏi mở này cụ thể trong biểu đồ 3.4 như sau.

Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ % lựa chọn cách ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều trị Kết quả cho thấy điều trị theo hướng y khoa-hóa dược (uống thuốc chuyên khoa, nhập viện) lại là cách thức được người bệnh trầm cảm chọn nhiều nhất (56,9%), kế đến là những phương pháp tự giúp mình (đọc sách báo tìm hiểu những cách vượt qua trầm cảm, tập thể dục, uống thuốc bổ/ thực phẩm chức năng, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập suy nghĩ tích cực hơn…) chiếm tỉ lệ 44%, thấp nhất là điều trị tâm lý (2,8%).

Điều này đáng lưu ý khi đa số người bệnh - chiếm tỉ lệ cao nhất (63,3%) cho rằng nguyên nhân gây ra vấn đề của mình là từ căn nguyên Tâm lý nhưng tỉ lệ nghĩ đến cần điều trị tâm lý lại là thấp nhất, chỉ chiếm 2,8%. Hơn nữa, mặc dầu khơng có bất cứ người bệnh nào cho rằng nguyên nhân vấn đề hiện tại của mình do yếu tố Tơn giáo hay Tâm linh nhưng vẫn có một tỉ lệ (7,3%) người bệnh tìm đến sự hỗ trợ, chia sẻ liên quan vấn đề tôn giáo như đến chùa, niệm Phật…như một cách ứng phó của mình cao hơn cả số người lựa chọn điều trị tâm lý. Ngoài ra, 9,2% người bệnh còn chọn cách điều trị theo cổ

47,3 36,4 9,1 1,8 7,3 3,6 66,7 51,9 9,3 13 1,9 1,9 56,9 44 9,2 7,3 4,6 2,8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Điều trị y khoa Tự giúp mình

Tự điều trị theo cách cổ truyền

Nhận hỗ trợ liên quan tôn giáo, tâm linh Nhận hỗ trợ xã hội Điều trị Tâm lý

truyền như uống lá dong, tâm sen, thảo dược, v.v… Tuy nhiên, ở VSKTT, tỉ lệ thấp nhất là nhóm chọn cách hỗ trợ từ Tơn giáo -tâm linh (1,8%).

Để kiểm tra các kết quả thu được từ câu hỏi mở của bệnh nhân, chúng tôi đưa ra 19 phương pháp ứng phó và điều trị trầm cảm để hỏi về mức độ có ích của từng phương pháp theo thang điểm từ 0: Hồn tồn khơng có ích đến 4 Rất có ích. Kết quả thu được cho thấy điểm trung bình của phương pháp Đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần cao nhất (2,9, ĐLC=0,9), kế đến là Khám ở bệnh viện (2,8; ĐLC= 0,8) rồi đến Uống thuốc theo chỉ định Bác sĩ (~2,8; ĐLC=0,9), sau đó mới đến Tham vấn Tâm lý (2,7; ĐLC= 0,8), Tham gia trị liệu tâm lý (2,6; ĐLC=0,8), thấp nhất là Tìm lời khun liên quan Tơn giáo hoặc Tâm linh (1,4; ĐLC=1,1). Điều này cho thấy người bệnh có khuynh hướng chọn việc đến khám tại cơ sở y tế hoặc chuyên khoa tâm thần, nơi họ tin tưởng có thể chăm sóc tốt vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Khuôn mẫu chung này tương tự ở từng địa bàn nghiên cứu tại VSKTT hay BVTTTPHCM. Để có cái nhìn tồn diện hơn về các phương pháp ứng phó/ điều trị trầm cảm, chúng tơi gộp 19 phương pháp trên thành 5 nhóm phương pháp với kết quả cụ thể được nêu trong bảng 3.7 như sau.

Bảng 3.7: Mức độ nhận diện các cách ứng phó/ điều trị trầm cảm Nhóm phương pháp Nhóm phương pháp ứng phó/ điều trị VSKTT BVTTTPHCM Tổng n=50 n=50 N=100 ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Y khoa 3,2 0,5 2,2 0,5 2,7 0,7 Tâm lý 3,1 0,5 2,2 0,5 2,6 0,7 Xã hội 3,0 0,6 2,0 0,6 2,5 0,7 Tự giúp mình 2,9 0,5 1,9 0,4 2,4 0,7

Tôn giáo-Tâm linh 2,0 0,8 1,1 0,9 1,6 0,9

Như vậy, điểm trung bình cao nhất thuộc về điều trị theo hướng y khoa là 2,7 (ĐLC=0,7), kế đến là điều trị tâm lý với 2,6 (ĐLC=0,7) và thấp nhất là tìm đến sự hỗ trợ tơn giáo-tâm linh với 1,6 (ĐLC=0,9). Thứ bậc này tương tự với kết quả ở mỗi bệnh viện.

Vì nguyên nhân gây ra trầm cảm hiện nay chủ yếu theo thuyết đa nguyên nên việc điều trị phù hợp cũng là sự kết hợp các cách ứng phó và điều trị. Dựa vào tổng số cách ứng phó và điều trị được chứng minh khoa học (y khoa, tự giúp mình, tâm lý, xã hội) và mức độ nhận diện tương đối (trên 2 điểm), chúng tôi chia thành các mức độ như sau.

Bảng 3.8: Mức độ nhận thức cách điều trị trầm cảm theo khoa học

Số lượng các phương pháp khoa học được nhận diện VSKTT n=50 BVTTTPHCM n=50 Tổng N=100 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4 45 90,0 12 24,0 57 57,0 2 1 2,0 12 24,0 13 13,0 3 2 4,0 9 18,0 11 11,0 0 0 0,0 10 20,0 10 10,0 1 2 4,0 6 12,0 8 8,0

Như vậy, kết quả cho thấy số người bệnh chọn 1 phương pháp chiếm tỉ lệ thấp nhất (8%), nhóm hiểu biết 4 cách chiếm tỉ lệ cao nhất (57%). Đặc biệt, nhóm khơng hiểu biết (hoặc không chọn cách thức nào hoặc chỉ chọn cách điều trị chưa được chứng minh khoa học) chiếm tỉ lệ 10% và chỉ xuất hiện tại BVTTTPHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này (Trang 71 - 74)