BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH DO ĂN PHẢI ẤU TRÙNG TRONG THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 39 - 45)

- Bệnh Toxocara sp khơng điển hình

BỆNH ĐỘNG VẬT KÝ SINH DO ĂN PHẢI ẤU TRÙNG TRONG THỰC PHẨM

ẤU TRÙNG TRONG THỰC PHẨM

Thực phẩm là một khâu trung gian trong vòng đời của vật ký sinh. Dạng gây nhiễm là một giai đoạn ấu trùng nằm trong ký chủ trung gian (rau, cua, tôm, cá, thịt,...), không sao rửa sạch đƣợc, chúng chỉ bị diệt khi các thực phẩm đó đƣợc nấu chín mà thơi.

1. Đơn bào

39

Toxoplasma gondii bình thƣờng ký sinh ở mèo dƣới dạng sinh sản hữu tính, ký

sinh ở ngƣời trong tƣ thế “ngõ cùng”. NGUYÊN NHÂN

Ngƣời bị nhiễm chủ yếu là do ăn thịt sống có chứa nang giả, cịn nhiễm trứng nang từ phân mèo chủ yếu gặp ở những ngƣời có tiếp xúc, gần gũi với mèo.

ĐỊA LÝ PHÂN BỐ

Bệnh Toxoplasma đƣợc phân bố rộng rãi, thƣờng gặp ở các nƣớc có tập quán

ăn thịt sống. Ở Pháp, có khoảng từ 50-80% dân số bị nhiễm ký sinh trùng này. Đa số khơng có biểu hiện lâm sàng nhƣng mang tính chất quan trọng là do bệnh có thể để lại di chứng trầm trọng ở thai nhi. Ở nƣớc ta, tuy ngƣời có tiếp xúc với mèo nhƣng khơng có tập quán ăn thịt sống nhiều nên bệnh không phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh này trên bệnh nhân nhiễm HIV, AIDS tại nƣớc ta có khuynh hƣớng gia tăng nên có thể coi đây là một bệnh nhiễm trùng cơ hội.

TẦM QUAN TRỌNG

Bệnh do Toxoplasma thể hiện dƣới 2 dạng có tầm quan trọng khác nhau:

Bệnh Toxoplasma mắc phải, thƣờng nhiễm vào khoảng từ 5-25 tuổi, do 2

phƣơng thức nhiễm vừa mô tả ở trên:

- Ăn phải thịt sống có chứa nang giả (thịt cừu, bị,...),

- Nuốt phải trứng nang ở giai đoạn có chứa thoa trùng, sinh ra từ chu trình phát triển hữu tính ở mèo (vai trò của tay bẩn, trẻ em chơi với đất cát, ngƣời lớn làm vƣờn,...).

Bệnh thƣờng khơng có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện nhƣ một bệnh cấp tính với triệu chứng duy nhất là hạch to hoặc giống nhƣ bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng với các triệu chứng nhƣ sốt, hạch sƣng, tăng lympho bào kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khi đáp ứng miễn dịch tăng lên thì tỷ lệ ký sinh trùng trong máu giảm nhƣng các nang trong mơ vẫn cịn chứa các ký sinh trùng cịn sống. Các nang này có thể hoạt động trở lại nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thƣơng. Ở những ngƣời có hệ thống suy giảm, nhiễm Toxoplasma nguyên phát hoặc

40

thứ phát có thể dẫn tới viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim, tổn thƣơng hệ vận động,... dễ đƣa đến tử vong.

TRIỆU CHỨNG

Khoảng 90% trƣờng hợp, bệnh Toxoplasma mắc phải khơng có biểu hiện lâm sàng, chỉ có huyết thanh miễn dịch dƣơng tính hoặc tai biến ở mắt bất ngờ phát hiện đƣợc mà thơi. Nếu có thì cũng là những biểu hiện lâm sàng nhẹ nên thƣờng bị bỏ qua.

Cũng phải nói đến một số trƣờng hợp thật hiếm nhƣng rất nặng, đó là những trƣờng hợp nhiễm do sơ xuất, tai nạn trong phịng thí nghiệm (nhiễm với khối lƣợng lớn). Bệnh thể hiện bằng sốt rất cao, phát ban, gây tử vong với biến chứng tim, não.

Toxoplasma gondii nhiễm từ ngƣời mẹ sang bào thai hoặc do nhau thai bị tổn

thƣơng, hoặc bằng một cách gián tiếp từ một ổ viêm nhau, nhƣng dù sao đi nữa thì sự nhiễm qua bào thai cũng phụ thuộc vào trạng thái của nhau thai. Tỷ lệ nhiễm bẩm sinh này khác nhau tùy theo tuổi của thai:

- Hiếm ở thời kỳ 0-3 tháng;

- 50% vào thời kỳ trung bình của bào thai; - Hầu nhƣ 100% vào thời kỳ cuối.

Tính chất trầm trọng của bệnh thì tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nhiễm bẩm sinh: - Nhiễm vào thời kỳ 3 tháng đầu, thai nhi sẽ chết “in utero”.

- Nhiễm trong thời gian từ 3-6 tháng tuổi, bào thai sẽ bị bệnh cấp tính “in utero”, sinh ra ở thời kỳ bệnh mãn tính với những di chứng khơng thể hồn hồi lại đƣợc: tràn dịch não, co giật kiểu động kinh, chậm phát triển tâm thần vận động.

- Nếu nhiễm vào thời kỳ trễ hơn nữa, đứa trẻ có thể sinh ra với vẻ bình thƣờng, nhƣng vào khoảng 2-3 tháng sau, các triệu chứng nhƣ trên mới bắt đầu xuất hiện; trong những trƣờng hợp nhiễm nhẹ, các triệu chứng sẽ không xuất hiện đầy đủ.

- Nhiễm vào thời kỳ cuối của thai kỳ, đứa trẻ sinh ra cùng với bệnh ở giai đoạn cấp; bệnh thể hiện với các triệu chứng: vàng da, gan lách to, ban xuất huyết và thiếu máu với sự hiện diện của hồng cầu non.

41

- Cuối cùng, cũng có thể gặp những dạng tiềm ẩn, lúc sinh ra thì hồn tồn bình thƣờng nhƣng vài tháng sau, thậm chí vài năm sau thì xuất hiện viêm hắc võng mạc sắc tố. Phải nghĩ đến khả năng liên quan bệnh Toxoplasma bẩm sinh.

CHẨN ĐỐN

Chẩn đốn cận lâm sàng chủ yếu dựa vào xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học. Để xác định bệnh đang ở giai đoạn cấp, cần phát hiện kháng thể lớp IgM. ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị chỉ cần thiết trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu hoặc còn đang tiến triển:

- Ở ngƣời phụ nữ có thai, chỉ nên dùng spiramycine (Rovamycine) liều cao 3-6 g/ngày. Dùng nhiều đợt cách nhau 1 tháng cho đến khi sinh.

- Trong những trƣờng hợp có biểu hiện lâm sàng dùng spiramycine + pyriméthamine + sulfamid (Sulfamerazine).

- Trƣờng hợp trẻ em sinh ra bình thƣờng nhƣng huyết thanh dƣơng tính cao, để tránh di chứng, cho uống 100mg/kg/ngày: spiramycine, 1 tháng uống, 1 tháng nghỉ trong thời gian 3 đến 6 tháng.

PHỊNG BỆNH

Để phịng bệnh, nên lƣu ý đến việc phòng bệnh cá thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai mà chƣa có miễn dịch: ăn thịt chín, ăn rau rửa thật sạch, tránh tiếp xúc với mèo, rửa tay trƣớc khi ăn, theo dõi huyết thanh hàng tháng cho đến khi sinh.

2. Giun

Trichinella spiralis

NGUYÊN NHÂN

Giun xoắn là một loại giun ký sinh ở động vật có vú, đặc biệt là lồi ăn thịt. Chu trình phát triển chỉ có một ký chủ và khơng có giai đoạn tự do. Giun trƣởng thành sống trong ruột non.

PHƢƠNG THỨC GÂY BỆNH

Sau khi ấu trùng vào máu, sẽ theo hệ tuần hồn động mạch, lƣu thơng khắp nơi trong cơ thể nhƣng chủ yếu tập trung ở hệ cơ vân. Khi đến cơ, ấu trùng đƣợc bọc

42

trong nang, cuộn lại nhƣ một lị xo. Nếu khơng đƣợc chuyển qua ký chủ khác, nang sẽ hóa vơi. Khi ngƣời hay một động vật khác ăn thịt thú có chứa ấu trùng giun xoắn cịn sống trong nang, vào đến ruột, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang và phát triển thành giun trƣởng thành. Trong trƣờng hợp ngƣời bị nhiễm giun xoắn, ấu trùng giun xoắn ký sinh trong cơ thể ngƣời không chuyển qua đƣợc bất kỳ ký chủ nào khác, không thể tiếp tục đƣợc chu trình phát triển, tạo nên hiện tƣợng ngõ cùng ký sinh.

Bệnh giun xoắn không phải là một bệnh phổ biến. Với xu hƣớng kiểm tra chăn nuôi và thịt trƣớc khi bán ra thị trƣờng, bệnh giun xoắn đƣợc khống chế dần. Tuy vậy, có 4 sự việc cần đƣợc quan tâm trong bệnh này:

- Đặc tính của bệnh giun xoắn là biểu hiện bằng một hội chứng viêm cấp nặng; - Nếu nhiễm một số lƣợng lớn ký sinh trùng thì dễ tử vong;

- Do nhu cầu thịt trên thị trƣờng quốc tế ngày càng cao, việc xuất nhập khẩu thịt trở nên cần thiết, do đó thỉnh thoảng có những trƣờng hợp xảy ra một cách bất ngờ ở những nơi bình thƣờng khơng có ổ bệnh;

ĐỊA LÝ PHÂN BỐ

- Hiện nay, một số ổ bệnh còn tồn tại ở vùng Trung Cận Đông, Phi châu, Á châu nhƣ ở Lào. Ở Việt Nam, giun xoắn đã gặp ở Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc. TRIỆU CHỨNG

Về mặt bệnh học, nếu nhiễm ít giun, bệnh sẽ khơng rõ nét, có khi âm thầm. Nếu nhiễm nhiều, giun xoắn phóng thích trong cơ thể ký chủ những chất chuyển hóa có độc lực cao và gây dị ứng. Bệnh có tính trầm trọng, thƣờng đi đến tử vong.

Giai đoạn xâm nhập hay giai đoạn viêm ruột:

Sau một thời gian ủ bệnh âm thầm và rất ngắn từ 1-2 ngày, giai đoạn viêm ruột thể hiện bằng:

- Những rối loạn tiêu hóa dữ dội, khởi đầu bằng những cơn đau vùng thƣợng vị, ói mửa, tiêu chảy nhiều, phân xám, hơi giống phân tả;

- Sốt cao 40-41ºC liên tục;

- Ngƣời mệt đừ, đổ mồ hôi nhiều, ăn mất ngon, khát nƣớc dữ dội; Xét nghiệm lâm sàng cho thấy tăng γ-globulin, tăng bạch cầu toan tính.

43

Trong những trƣờng hợp cực nặng, tiêu chảy liên tiếp giống nhƣ bệnh tả và bệnh nhân chết sau 24-48 giờ.

Giai đoạn bệnh toàn phát hay giai đoạn dị ứng:

- Ngƣời bệnh kiệt sức, mê sảng; - Sốt vẫn duy trì 40-41ºC;

- Mí mắt, mặt xuất hiện một trạng thái phù nề trầm trọng;

- Có những cơn đau cơ làm khó thở, nhai khó, động tác nói bị rối loạn.

Xét nghiệm lâm sàng cho thấy γ-globulin và bạch cầu toan tính tiếp tục tăng song song với tính trầm trọng của bệnh.

Thể nặng dẫn đến tử vong nhanh do phù phổi cấp, hoặc viêm cơ tim hay viêm não. Nếu nhẹ, bệnh chỉ đƣa tới thiếu máu, mất cân và suy nhƣợc.

Các thể nhẹ hơn sẽ tiến triển trong vòng 2-4 tuần, rồi đến giai đoạn cuối cùng là giai đoạn mãn tính.

Giai đoạn mãn tính hồn tồn tập trung vào các cơ:

Đó là giai đoạn mà ấu trùng đóng kén. Khi hội chứng viêm giảm đi, nhiệt độ trở lại bình thƣờng thì hiện tƣợng xơ hóa bắt đầu. Cơ viêm bắt đầu bớt đau dần nhƣng lại thay thế bằng co thắt cơ, cơ cứng, biến dạng và teo đi => chức năng cơ bị hạn chế.

Ở giai đoạn này, nếu làm sinh thiết cơ sẽ thấy những ấu trùng đóng kén, có thể có đến hàng nghìn ấu trùng trong 1g cơ. Khi các ấu trùng bị vôi hóa rồi thì có thể quan sát bằng X-quang, các ấu trùng sẽ thấy nhƣ những hạt tấm li ti.

CHẨN ĐỐN

Về chẩn đốn, rất hiếm khi bệnh đƣợc nghĩ đến. Cũng khó tìm đƣợc giun trƣờng thành trong phân ở giai đoạn đầu, hay ấu trùng trong máu, trong dịch lympho, trong dịch não tủy ở giai đoạn trễ hơn. Nếu làm sinh thiết cơ, có thể thấy ấu trùng trong kén. Đứng trƣớc hiện tƣợng tăng bạch cầu toan tính, nếu nghĩ đến huyết thanh miễn dịch thì xét nghiệm sẽ cho kết quả dƣơng tính.

44

Ở giai đoạn đầu, lúc ký sinh trùng cịn đang ở trong ruột thì một loại thuốc trị giun nào cũng có thể dùng đƣợc; nhƣng trên thực tế, ở giai đoạn này, bệnh hầu nhƣ không bao giờ đƣợc phát hiện. Ở giai đoạn ấu trùng, ngày nay chỉ có thiabendazole là tƣơng đối có hiệu quả. Để chống lại các hiện tƣợng viêm và dị ứng dùng thêm thuốc kháng viêm.

PHÒNG BỆNH

Trong vùng bệnh lƣu hành phải ăn thịt heo, thịt rừng nấu chín. Cần quan tâm đến việc chăn nuôi thú, không thả rong.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 39 - 45)