Sán lá lớ nở gan Fasciola sp

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

- Bệnh Toxocara sp khơng điển hình

3. Sán lá lớ nở gan Fasciola sp

Fasciola hepatica Fasciola gigantica

NGUYÊN NHÂN

Fasciola hepatica và Fasciola gigantica là loại sán lá lớn, bình thƣờng sống

ký sinh trong ống mật của các lồi ăn cỏ. Ngƣời có thể ngẫu nhiên lọt vào trong chu trình phát triển của sán lá này mà mắc bệnh.

Fasciola sp sống trong ống mật của các động vật ăn cỏ (trâu, bò, cừu,...), đẻ

trứng, trứng theo mật rồi theo phân ra mơi trƣờng bên ngồi. PHƢƠNG THỨC GÂY BỆNH

Trong chu trình phát triển, sán lá Fasciola sp phải qua một ký chủ trung gian

là ốc sống dƣới nƣớc thuộc giống Lymnaea. Sau giai đoạn ở ốc, hậu ấu trùng sẽ

bám vào các loại thực vật thủy sinh, đặc biệt là các loại rau ăn sống. Các loài động vật ăn cỏ và ngƣời ăn phải những loại rau này có chứa hậu ấu trùng là dạng gây nhiễm của sán sẽ mắc bệnh.

ĐỊA LÝ PHÂN BỐ

Sán Fasciola hepatica phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp. Ở Đông nam

châu Á, loại sán thƣờng gặp là Fasciola gigantica.

Ở Việt Nam, tuy sán Fasciola gigantica đã tìm thấy ở trâu bị từ cả trăm năm nay nhƣng rất hiếm gặp ở ngƣời trong suốt thời gian ấy. Khoảng mƣơi năm trở lại đây, bệnh ở ngƣời bỗng nhiên bộc phát, trải dài từ các tỉnh miền Bắc cho tới miền

45

Trung: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa (Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung). Vấn đề đặt ra là do môi sinh thay đổi hay do những chủng sán từ trâu bị mới nhập về có khả năng xâm nhập vào ngƣời. Một điều tra năm năm 2000 ở Bình Định (Lê Quang Hùng và cs), sử dụng huyết thanh chẩn đoán, cho biết tỷ lệ nhiễm là 0,56%.

Bệnh do sán Fasciola sp ở ngƣời có thể là dạng tiềm ẩn, chỉ phát hiện đƣợc

nhân dịp tình cờ xét nghiệm phân, tìm thấy trứng. Trong những vùng mà trâu bò hay mắc bệnh, bệnh có biểu hiện lâm sàng khá rõ ở ngƣời nên cần phải nghĩ đến loại sán này có thể là nguyên nhân.

TRIỆU CHỨNG

Sau thời kỳ ủ bệnh âm thầm khoảng 15 ngày, bệnh sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn xâm nhập

Với những dấu hiệu nhiễm trùng độc (toxi-infection) khơng có gì đặc biệt: sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, đau dần dần tập trung vào vùng gan, dị ứng. Bạch cầu toan tính trong máu tăng cao, có khi lên đến 70-80%.

Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tháng. Đó là giai đoạn di chuyển của sán cịn non trong mơ gan cho đến lúc trƣởng thành trong ống mật.

Giai đoạn viêm ống mật mạn tính

Bệnh thể hiện nhƣ một bệnh gan: đau bụng vùng hạ sƣờn phải, trong đa số các trƣờng hợp thì gan khơng to, rối loạn chức năng tiết mật, tiêu chảy xen kẽ với bón, vàng da, dị ứng (nổi mẩn). Tổng trạng suy dần, mất cân, mệt mỏi, bạch cầu toan tính vẫn cịn cao nhƣng hạ hơn giai đoạn trƣớc (khoảng 10%).

Nếu không điều trị, bệnh sẽ dây dƣa trong nhiều năm, tuy nhiên ít khi bệnh tiến đến xơ gan.

Đặc biệt, ngồi vị trí gan, sán Fasciola gigantica có thể di chuyển lạc chỗ,

định vị ở các cơ quan khác nhƣ mô dƣới da, vách ruột. Sán nằm trong vách ruột tạo thành khối u làm hẹp lòng ruột, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

46

Điều cơ bản là phải chẩn đoán đƣợc bệnh sớm, ngay trong giai đoạn mà sán cịn non; vì lúc đó bệnh điều trị có hiệu quả hơn. Bạch cầu toan tính tăng cao là dấu hiệu nghi vấn để địi hỏi một chẩn đốn miễn dịch học: hiện nay thƣờng sử dụng kỹ thuật ELISA nhằm phát hiện kháng thể trong huyết thanh.

Ở vào thời kỳ bệnh mạn tính, tùy theo vùng, chỉ có khoảng từ 5-35% số bệnh nhân có trứng sán trong phân. Cần cẩn thận loại trừ những trƣờng hợp dƣơng tính giả do ăn phải gan bò, cừu bị bệnh sán lá, trứng gặp trong phân không phải là của sán đang gây bệnh cho ngƣời. Muốn bảo đảm kết quả, nên xét nghiệm lại 8 ngày sau khi ngƣng ăn gan bò.

Siêu âm gan cho thấy những sang thƣơng phản âm không đều, dầy và trống lẫn lộn, bờ không rõ. Nếu điều trị đáp ứng tốt sẽ hồi phục nhanh.

Dựa vào các cơng trình nghiên cứu thực tế trong nƣớc (Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung), để xác định bệnh do sán lá lớn ở gan nên dựa lần lƣợt vào 4 yếu tố sau:

- Biểu hiện lâm sàng;

- Tỷ lệ bạch cầu toan tính máu tăng cao;

- Siêu âm gan: hình ảnh echo dầy, trống lẫn lộn, bờ không rõ, dễ lầm với ung thƣ gan;

- Huyết thanh miễn dịch học.

Ghi chú: xét nghiệm phân tìm trứng khơng cần thiết.

ĐIỀU TRỊ

- Trƣớc kia dùng dehydro-emetine, tiêm bắp 1mg/kg/ngày x 10 ngày. Tái khám sau 45 ngày. Điều trị đợt 2, đợt 3 nếu cần (vì khi sán đã định vị trong ống mật, điều trị một đợt chƣa đủ để diệt sán). Thuốc hiện đã khơng cịn đƣợc sản xuất.

- Thuốc đặc trị là triclabendazole (Egaten), viên uống. PHÒNG BỆNH

Cách tốt nhất là không ăn những loại rau sống mọc hoang, nhất là rau đƣa về từ vùng chăn ni trâu, bị, cừu,... Theo dõi, kiểm soát thƣờng xuyên bệnh trên trâu bò ở gần những nơi cung cấp rau.

47

4. SÁN DẢI

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 45 - 48)