Sán dải ký sin hở người dạng trưởng thành 4.1 Sán dải cá Diphyllobothrium latum

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 48 - 51)

- Bệnh Toxocara sp khơng điển hình

A. Sán dải ký sin hở người dạng trưởng thành 4.1 Sán dải cá Diphyllobothrium latum

4.1 Sán dải cá Diphyllobothrium latum

NGUYÊN NHÂN

D. latum còn gọi là sán dải cá, là một loại sán Cestoda lớn, sống ký sinh chủ

yếu trong ruột non ngƣời. Ngồi ngƣời, sán cịn ký sinh ở chó, gấu và các động vật có vú ăn cá.

D. latum trƣởng thành là một loại sán dải lớn nhất mà ta có thể gặp ở ngƣời.

Đầu sán nhỏ, không dĩa hút, thay vào đó là một rãnh kẹp. D. latum có chiều dài

nhiều mét, các đốt sán không dài nhƣ T. solium mà có bề ngang lớn hơn bề dài.

D. latum sống trong lịng ruột non. Các đốt già khơng rời khỏi thân sán. Trứng

sán đƣợc đẻ từ lỗ đẻ ở đốt sán rồi theo phân ra ngồi. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

Trong q trình phát triển, D. latum địi hỏi phải qua 2 ký chủ trung gian sống dƣới nƣớc:

- Một giáp xác (Cyclops hay Diaptomus): trứng sán mới nở (coracdium) đƣợc Cyclops hay Diaptomus nuốt và chuyển thành ấu trùng procercoid trong thân giáp xác.

- Kế tiếp, một con cá ăn phải giáp xác có mang ấu ấu trùng procercoid. Ấu trùng này sẽ biến thành ấu trùng plerocercoid và nằm chờ trong mô của cá.

Trƣớc khi chuyển sang ký chủ vĩnh viễn, một số ấu trùng plerocercoid có thể đến tích lũy thêm trong cùng một con cá, hoặc con cá nhỏ này bị một cá lớn khác ăn, ấu trùng plerocercoid sẽ sang cá lớn và vẫn ở trạng thái nằm chờ dịp bị nuốt bởi ký chủ vĩnh viễn.

Chu trình sẽ đƣợc khép kín khi ngƣời hoặc chó, mèo, chồn,... ăn phải thịt cá sống có chứa ấu trùng plerocercoid. Vào ruột non, ấu trùng plerocercoid sẽ trở thành sán trƣởng thành trong vòng 1 tháng.

ĐỊA LÝ PHÂN BỐ

Sán D. latum đƣợc gặp ở các nƣớc thuộc Châu âu, Châu phi, Châu á dƣới mọi vùng khí hậu. Gần đây, sán này lại du nhập vào Châu mỹ, có những vùng mà sán

48

này rất phổ biến nhƣ các hồ ở Thụy Điển, Phần Lan, Liên Xô cũ, Ba Lan và vùng châu thổ sông Danube.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh sán dãi D. latum có đặc điểm là bệnh gây ra một hội chứng thiếu máu kết hợp với sự hiện diện của sán dải D. latum trong ruột non.

Sự hiện diện của D. latum mang tính chất nhẹ, khơng có triệu chứng nếu chỉ bị

nhiễm một vài con. Triệu chứng bệnh rõ ràng hơn khi bị nhiễm nhiều: những dấu hiệu rối loạn cơ học sẽ rõ nét hơn và cuối cùng có thể đi đến những biến chứng nặng nhƣ tắc ruột, ói mửa ra nhiều thƣớc sán làm nghẹt thở và đôi khi gây trụy tim.

Hội chứng thiếu máu gặp trong khoảng 5% trƣờng hợp, tập trung trong một số vùng hay trong một tập thể nào đó, nhƣ ở Phần Lan. Thiếu máu do D. latum, trƣớc hết là một trạng thái thiếu máu do thiếu hụt sinh tố B12, hồng cầu to và non, tăng sắc.

CHẨN ĐOÁN

Thƣờng dựa vào lâm sàng, khái niệm vùng bệnh lƣu hành, xét nghiệm phân tìm trứng để xác định bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Để điều trị, trong mọi trƣờng hợp, diệt sán bằng praziquantel. Nếu thiếu máu, dùng thêm vitamine B12 tùy theo nặng nhẹ (100-1000g/tuần), cho đến khi công thức máu đƣợc hồi phục.

PHỊNG NGỪA

Để phịng ngừa, khơng ăn cá sống hoặc cá nấu chƣa chín kỹ.

4.2 Sán dải heo Taenia solium, sán dải bò Taenia saginata

NGUYÊN NHÂN

Taenia solium và Taenia saginata là hai sán dải Cestoda ký sinh ở ngƣời dƣới

dạng trƣởng thành, cịn gọi là sán xơ mít.

Đây là những loại sán dải to, T. solium lớn hơn T. saginata và có thể dài đến

10m. Cả hai, ở dạng trƣởng thành đều ký sinh đặc hiệu ở ngƣời và sống trong ruột non. Đốt sán khi già sẽ rụng đi và đƣợc tống ra ngoài: đốt sán T. solium già thì thụ

49

động theo phân ra ngồi, cịn đốt sán Taenia saginata thì lại tích cực chui ra khỏi

hậu mơn, vì thế thƣờng hay gặp chúng trong quần ngủ, giƣờng, chiếu. Ngƣời bị

Taenia solium ký sinh thì ít khi tự phát hiện bệnh mình.

Trứng từ đốt sán phát tán trên cỏ, trên đất rồi đƣợc ký chủ trung gian nuốt. Ký chủ trung gian của Taenia solium là heo, của Taenia saginata là bị.

Ngƣời ăn thịt chƣa chín, nuốt phải gạo sán (gạo sán là một cái bọc trong có chứa đầu sán), với tác động của các men tiêu hóa, đầu sán đƣợc phóng thích ra khỏi bọc và phát triển thành sán trƣởng thành trong ruột non trong vòng 2-3 tháng. Đặc biệt sán dải trƣởng thành chỉ tồn tại đơn độc.

Ngoài dạng trƣởng thành, sán dải Taenia solium còn có thể ký sinh ở ngƣời

dƣới dạng ấu trùng, còn sán dải Taenia saginata chỉ ký sinh ở ngƣời dƣới dạng

trƣởng thành mà thôi.

PHƢƠNG THỨC GÂY BỆNH

Tùy thuộc vào tập quán ăn uống (ăn thịt sống) cả hai loại đều có thể gặp đƣợc ở mọi nơi. Tuy nhiên, ở các nơi do đạo giáo (đạo Hồi, Do Thái) kiêng khơng ăn thịt heo, nơi đó khơng có Taenia solium. Ở những nơi khác (Nam Mỹ, Phi châu, Trung âu,...) tỷ lệ mắc bệnh Taenia solium còn khá cao.

Do tính chất bệnh ấu trùng Taenia solium có thể định vị ở não, ở mắt, sán này đáng đƣợc đặc biệt quan tâm, nhất là ở những nơi mà việc chăn ni heo cịn mang tính chất gia đình, đồng thời việc quản lý phân cịn lỏng lẻo.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng có thể gặp: buồn nôn, đau vùng thƣợng vị, tiêu chảy từng đợt, ăn có thể mất ngon, ngƣợc lại có khi đói cồn cào, ăn nhiều, mất cân. Những triệu chứng nói trên thƣờng biểu hiện rõ nét hơn khi sán ở trong giai đoạn đang tăng trƣởng. Khi bắt đầu xuất hiện các đốt sán trong phân thì các biểu hiện lâm sàng giảm đi.

CHẨN ĐOÁN

Bệnh chủ yếu là xét nghiệm phân tìm đốt sán hoặc tìm trứng sán dƣới kính hiển vi. ĐIỀU TRỊ

50

Có nhiều loại thuốc nhƣng praziquantel đƣợc xem là thuốc rất có hiệu quả để điều trị bệnh do sán trƣởng thành.

PHỊNG BỆNH

Cần phải giám sát các lị mổ, tìm ấu trùng trong thịt; ăn thịt heo, bị nấu chín; vệ sinh chăn ni heo bị và quản lý chặt chẽ phân ngƣời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh chung cho nhiều loài vật nuôi (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)