Trung học cơ sở
1.5.1. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Mục tiêu của đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và
trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS phải thoả mãn đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Vì vậy, phát triển độ ngũ CBQL ở các trường THCS phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
(1) Lấy phát triển bền vững làm trung tâm. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài cho tương lai.
(2) Việc phát triển đội ngũ CBQL phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
(3) Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục phải phù hợp với đặc trưng của cấp học, của loại hình trường.
(4) Bảo đảm sự chủ động, sáng tạo trong việc lập quy hoạch cũng như sự chủ động, tích cực của cấp quản lý trong việc thực hiệnnhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL, sao cho các nhà trường có đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
(5) Đảm bảo môi trường dân chủ trong việc phát triển đội ngũ, bồi dưỡng toàn diện về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, năng lực tổ chức điều hành của đội ngũ CBQL dần dần đi vào chun mơn hố đội ngũ CBQL.
(6) Phát triển đội ngũ CBQL phải bám sát vào nhu cầu, cơ cấu sử dụng của đơn vị. Đồng thời lấy lợi ích của người lao động là nguyên tắc phát triển.