1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán
bán trú
Sự phát triển đội ngũ CBQL chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như điều kiện phát triển KT-XH, chế độ chính sách của địa phương và Nhà nước, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, trình độ, năng lực của CBQL… Nhưng chủ yếu là những yếu tố sau:
1.3.6.1. Yếu tố khách quan
* Điều kiện KT-XH, văn hóa và trình độ dân trí, trình độ phát triển giáo dục
Các nhân tố về KT-XH có tác động trực tiếp đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú. Sự phát triển kinh tế của địa phương với những chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đồng thời là cơ sở quan trọng để phát triển quy mơ giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú về số lượng. Mặt khác kinh tế phát triển kéo theo đòi hỏi sự phát triển về chất lượng giáo dục, do đó chất lượng quản lý của CBQL cần phải được nâng lên để đáp ứng yêu
cầu của sự phát triển về KT-XH. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và đời sống đội ngũ CBQL.
Sự gia tăng dân số và số dân trong độ tuổi đến trường cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc phát triển đội ngũ CBQL. Những thông tin về sự phát triển dân số là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự báo được sự phát triển về quy mô học sinh, mạng lưới trường, lớp, giáo viên từ đó xây dựng phát triển đội ngũ CBQL một cách sát thực, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng có sự ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ CBQL.
Ngồi ra các nhân tố giáo dục khác như tình hình giáo dục của địa phương, chất lượng giáo dục qua các năm học, số lượng học sinh lên lớp, bỏ học, lưu ban; sự phân cấp quản lý nhà nước về công tác giáo dục; nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giáo dục; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú nói riêng.
* Công tác dự báo và quy hoạch giáo dục
Công tác dự báo và quy hoạch sẽ đảm bảo định hướng, tầm nhìn; tính hoạch định, chủ động, tiên liệu trong phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục.
Hiện nay, các CSGD trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang thực hiện Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 28/4/2010 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án “Xây dựng trường PTDT bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015”.
* Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và công tác cán bộ
Các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về GD&ĐT, về cơng tác cán bộ là những căn cứ có tính chất định hướng, là những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ CBQL.
Chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD&ĐT của Nhà nước với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể là những căn cứ để các địa phương xây dựng chiến lược và xây dựng phát triển GD&ĐT, xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
Để xây dựng phát triển đội ngũ CBQL thì các địa phương cần phải bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của ngành GD&ĐT và các ngành có liên quan.
Bên cạnh đó các chương trình phát triển giáo dục, các đề án trên từng lĩnh vực cụ thể của địa phương trên cơ sở thể chế các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên là định hướng quan trọng để ngành GD&ĐT triển khai thực hiện nhằm đưa sự nghiệp giáo dục địa phương phát triển.
* Nguồn lực đầu tư cho giáo dục; năng lực quản lý điều hành giáo dục; nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tồn xã hội
Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục là điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục. Trên cơ sở cơ chế, chính sách thì năng lực quản lý của các cấp QLGD; nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của giáo dục để có trách nhiệm, quan tâm thỏa đáng của các cấp ủy, chính quyền các cấp có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển giáo dục và đội ngũ CBQL giáo dục.
* Xu hướng mới trong giáo dục, yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế của giáo dục
Thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành TW 8 khóa XI về đổi mới, căn bản, tồn diện GD&ĐT có quan
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm … Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học… từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả… Ưu tiên đầu tư phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số… Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Xác định mục tiêu:“Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; … Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực… định hướng nghề nghiệp cho học sinh. … chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời...”.
Xu hướng trong giáo dục theo hướng: “học thường xuyên, suốt đời làm nền móng”; xây dựng 04 trụ cột của giáo dục “học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để chung sống” hướng tới “xã hội học tập”; quá trình giáo dục hướng tới người học; nội dung giáo dục sáng tạo, theo nhu cầu người học, công nghệ hóa và sử dụng tối đa tác dụng của công nghệ thông tin; tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học; đổi mới đánh giá kết quả học tập trong trường học để có những phán quyết thật sự chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học. Các xu hướng đó đặt ra yêu cầu mới đối với công tác QLGD và năng lực của CBQL.
1.3.6.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL chính là đội ngũ CBQL, trong quá trình thực thi công việc một số CBQL còn ngại thay đổi, tư tưởng yên vị, thoả mãn thành tích, khơng chịu tham gia học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ; Một số CBQL khó thay đổi quan điểm, thói quen quản lý, lo lắng việc đổi mới, ngại cải tiến… Do đó, việc đổi mới phương pháp
quản lý gặp khơng ít khó khăn; Thói quen thụ động của giáo viên cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL.
Tóm lại: QLGD và quản lý nhà trường ln đóng vai trị đặc biệt quan trọng, năng lực, hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố quyết định, có khả năng đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục nhà trường, giúp đạt được các mục tiêu giáo dục.
Công tác QLGD và đội ngũ CBQL giáo dục hiện đã có các có các quy định, yêu cầu cụ thể; các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách; được đảm bảo nguồn lực, được quan tâm tạo điều kiện để phát triển, đóng góp quan trọng vào những thành tựu kết quả của giáo dục hiện nay. Tuy nhiên để tiếp tục góp phần đổi mới và phát triển giáo dục trong tình hình mới, những vấn đề trên cần tiếp tục được tối ưu, cải tiến, hồn thiện, thậm chí là thay thế những cơ chế chính sách khơng phù hợp.
Đổi mới, phát triển cơng tác CBQL nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú nói riêng là một yếu tố khách quan và cũng là sự đòi hỏi tất yếu, cấp thiết để phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú, luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý trường học, đội ngũ CBQL, phát triển đội ngũ CBQL, nội dung phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú đó là vị trí, mục tiêu, vai trị và nhiệm vụ của trường PTDT bán trú; nhiệm vụ, quyền hạn của HT, Phó HT; yêu cầu đối với CBQL trường PTDT bán trú. Bằng những lập luận lơgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú trong giai đoạn hiện nay.
Việc phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú là làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, bao gồm: Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng; từng bước nâng cao chất lượng; đồng bộ, cân đối về cơ cấu; đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn HT. Đây là mục tiêu của các biện pháp đề xuất.
Xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực; trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng; năng lực quản lý tốt, chuẩn hóa, năng động, sáng tạo, phát huy được mọi tiềm năng, thế mạnh; khắc phục khó khăn, hạn chế, yếu kém, giảm thiểu các tác động tiêu cực để phát triển nhà trường. Để làm được điều đó cần có hệ thống biện pháp tồn diện.
Các vấn đề lý luận trên là cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết, có tính khả thi phát triển đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI