Trường PTDT bán trú trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

1.3. Lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú

1.3.2. Trường PTDT bán trú trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trường PTDT bán trú được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT [6]; Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT [8] (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT bán trú ban hành theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ GD&ĐT [7].

1.3.2.2. Mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của trường PTDT bán trú

a) Mục tiêu:

Nhà nước thành lập trường PTDT bán trú cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. b) Vai trị

Trường PTDT bán trú có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Trường PTDT bán trú là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và bán trú.

c) Nhiệm vụ

Trường PTDT bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau:

- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;

- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;

- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức ni dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

1.3.2.3. Một số điểm khác biệt giữa loại hình trường PTDT bán trú và trường PTDT nội trú

Trường PTDT nội trú Trường PTDT bán trú

+ Tất cả học sinh đều là học sinh nội trú.

+ Trong trường thường có cả học sinh bán trú và học sinh không phải là học sinh bán trú.

+ Học sinh bán trú có thể ở trong trường hoặc ngoài trường (nếu nhà trường khơng có đủ chỗ ở và được hỗ trợ thêm tiền thuê nhà). + Nhà trường tổ chức tuyển

sinh theo chỉ tiêu nhà nước giao hằng năm.

+ Thường sử dụng phương thức thi tuyển sinh đầu vào lớp 6, lớp 10.

+ Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú; căn cứ vào điều kiện thực tế của học sinh theo từng năm.

+ Học sinh bán trú là học sinh được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

+ Theo quy định trong trường PTDT bán trú cấp tiểu học phải có trên 25% học sinh bán trú, trường PTDT bán trú cấp THCS phải có trên 50% học sinh bán trú [7].

+ Trường PTDT nội trú cấp THCS áp dụng đối với cấp huyện; Trường PTDT nội trú cấp THPT áp dụng đối với cấp tỉnh.

+ Địa điểm trường thường đặt ở trung tâm huyện hoặc tỉnh.

+ Trường PTDT bán trú áp dụng đối với cấp tiểu học, cấp THCS.

+ Địa điểm đặt trường thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Từ sự khác biệt trên ta thấy môi trường, điều kiện hoạt động của hai loại hình trường là rất khác nhau, do đó cơng tác quản lý, chỉ đạo của CBQL đối với hai loại hình này cũng khác nhau.

1.3.3. Những đặc trưng của CBQL trường PTDT bán trú 1.3.3.1. Nhiệm vụ của CBQL trường PTDT bán trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)