Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 92)

3.2. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú huyện

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Cơng tác kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với các cấp QLGD. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của CBQL, phục vụ tốt hơn cho cơng tác giáo dục. Kiểm tra cịn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL. Hoạt động kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Kiểm tra mà khơng có đánh giá thì coi như khơng có kiểm tra. Thơng qua kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm, sắp xếp CBQL chính xác và khách quan hơn.

Đánh giá, xếp loại CBQL trường học nói chung và CBQL trường PTDT bán trú nói riêng nhằm để từng cá nhân CBQL thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình. Đồng thời các cấp quản lý, tập thể đơn vị nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CBQL, từ đó có những biện pháp thúc đẩy việc phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lượng cá nhân của mỗi CBQL góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL.

Vì vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá có tác dụng tích cực làm cho chất lượng hoạt động của CBQL được nâng cao.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp * Đối với công tác kiểm tra:

Công tác kiểm tra CBQL và các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: Việc thực hiện các chức năng quản lý; Quản lý hoạt động day - học; Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường...đó là những nội dung thường xuyên, cơ bản. Bên cạnh đó, kiểm tra cần bổ sung thêm những nội dung khác như:

+ Khả năng vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường. Khả năng phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những hạn chế của môi trường giáo dục.

+ Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD. Khả năng biết tự kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

* Đối với công tác đánh giá, xếp loại:

Công tác đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn HT được tổ chức định kỳ vào cuối năm học; đánh giá, xếp loại CBQL theo yêu cầu, nội dung đánh giá công chức được tổ chức định kỳ vào cuối năm dương lịch. Ngồi ra, cơng tác đánh giá còn được tiến hành khi nâng lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại...

- Đánh giá, xếp loại CBQL theo Chuẩn HT:

+ Việc đánh giá, xếp loại CBQL cấp tiểu học theo chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường tiểu học.

+ Việc đánh giá, xếp loại CBQL cấp THCS theo chuẩn được thực hiện theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định Chuẩn HT trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

- Đánh giá, xếp loại CBQL theo Quy chế đánh giá công chức hằng năm: Thực hiện theo Quy chế đánh giá công chức hằng năm ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng- Trưởng ban tổ chức- Cán bộ Chính phủ.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

* Đối với công tác kiểm tra

Để công tác kiểm tra đối với CBQL cũng như đối với các nhà trường đạt kết quả tốt và chính xác cần tiến hành các hình thức kiểm tra khác nhau, đó là:

+ Kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức kiểm tra có hiệu quả. Nhằm đánh giá năng lực, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của CBQL nhà trường trong khoảng thời gian nhất định. Phịng GD&ĐT có kế hoạch kiểm tra tồn diện các nhà trường ít nhất 2 năm một lần; 100% số trường được kiểm tra chuyên đề trong mỗi năm học, chuyên đề kiểm tra theo quy định của Phòng GD&ĐT về chủ đề năm học, đổi mới phương pháp, thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình dạy-học...Mỗi đợt kiểm tra có thơng báo của Phòng GD&ĐT về việc kiểm tra và quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

+ Kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch. Quy định thời gian kiểm tra trong các năm học là cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra công tác đánh giá, cho điểm, thi đua, khen thưởng, xếp loại học sinh.

+ Kiểm tra bất thường: Đây là hình thức kiểm tra có tác dụng lớn đến việc nâng cao trách nhiệm thực hiện cơng việc của CBQL nhà trường. Vì hình thức này khơng có lịch, khơng có kế hoạch nên CBQL các nhà trường phải xác định làm tốt công việc ở bất cứ thời điểm nào. Trong kiểm tra cần sử dụng linh hoạt cả 3 hình thức nêu trên.

Công tác kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

+ Xây dựng tốt kế hoạch kiểm tra của toàn ngành trong năm học.

+ Củng cố, kiện tồn bộ phận thanh tra của Phịng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

+ Xây dựng lịch kiểm tra và nội dung kiểm tra. + Ra quyết định thành lập đồn kiểm tra.

+ Ra thơng báo kiểm tra cho các đơn vị chuẩn bị. + Tổ chức thực hiện kiểm tra.

+ Nghiệm thu kết quả kiểm tra; Đánh giá kết quả làm việc của đồn kiểm tra.

Cơng tác kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó các cấp quản lý cần chú ý thực hiện nội dung kiểm tra phải thiết thực; gắn công tác kiểm tra các nhà trường với kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện cơng tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm. Tiến hành kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, cơng tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ kiểm tra phải đúng, đầy đủ và cần làm tốt việc lưu trữ hồ sơ này. Bên cạnh công tác kiểm tra, chúng ta phải chú trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đồn kết trong nội bộ ngành.

* Đối với công tác đánh giá, xếp loại:

Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL theo Chuẩn HT và theo quy định đánh giá công chức hằng năm nêu trên cần tiến hành thường xuyên trong từng năm học đối với tất cả CBQL, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Trong hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học của Phòng GD&ĐT

cần có nội dung yêu cầu CBQL tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo Chuẩn HT do Bộ GD&ĐT ban hành đối với từng cấp học, theo yêu cầu và nội dung đánh giá công chức hằng năm.

Thứ hai: Tổ chức họp toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên để đánh

giá, xếp loại CBQL vào cuối học kỳ I, cuối năm học. CBQL tự kiểm điểm sâu sắc bản thân theo Chuẩn HT và theo các nội dung đánh giá cơng chức, lấy đó là cơ sở đánh giá toàn diện mỗi CBQL theo định kỳ. CBQL phải được giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu theo những các tiêu chí của Chuẩn HT và các nội dung đánh giá công chức.

Thứ ba: Cuối học kỳ I, cuối năm học các nhà trường tổ chức đánh giá

CBQL (Ban chi uỷ hoặc Ban chấp hành Cơng đồn trường chủ trì), CBQL tự đánh giá (bằng phiếu), giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và báo cáo kết quả về Phòng GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả cuối cùng lên UBND huyện và Sở GD&ĐT.

Thứ tư: Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL các

Thứ năm: Thực hiện quy định đánh giá trên để đánh giá CBQL trong

việc thực hiện quy trình bổ nhiệm lại, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL. CBQL được bổ nhiệm lại phải đạt xếp loại từ khá trở lên.

Trong quá trình đánh giá, xếp loại, CBQL có quyền trình bày ý kiến của mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của Phòng GD&ĐT.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Các cấp QLGD phải coi hoạt động kiểm tra, đánh giá là việc làm quan trọng, phải tiến hành thường xuyên nhằm cải thiện, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú. Tổ chức kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu: đúng quy trình, đúng kế hoạch và đúng quy chế. Các kết luận đánh giá phải chính xác, cơng tâm, đầy đủ, rõ ràng và thơng tin kịp thời cho đối tượng được đánh giá.

- Phải tuyên truyền cho đội ngũ CBQL và giáo viên các trường PTDT bán trú thấy rõ được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá CBQL để hoạt động này được tổ chức nghiêm túc và có hiệu quả.

- Đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL phải bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định tại Thơng tư số 17 đối với cấp tiểu học và Thông tư số 29 đối với cấp THCS và các tiêu chuẩn cụ thể đối với CBQL trường PTDT bán trú.

3.2.3. Biện pháp 3: Hồn thiện cơng tác quy hoạch CBQL trường PTDT bán trú

3.2.3.1 Mục đích của biện pháp

Mục tiêu của hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú sẽ tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong công tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có ý nghĩa rất quan trọng, là

khởi nguồn, là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng được các bước tiếp theo của việc tuyển chọn, bổ nhiệm, sắp xếp CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ được đoàn kết nội bộ.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp.

Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, đóng góp cơng sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà; Phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục. Vì vậy nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú gồm:

- Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường PTDT bán trú và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường PTDT bán trú để xác định nguồn bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu, CBQL không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, hoặc CBQL bị miễn nhiệm, cách chức...

- Hồn thiện xây dựng tiêu chí cán bộ trong diện quy hoạch CBQL. - Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách. - Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch CBQL.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện.

Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quan quản lý thực thi phải là Phòng GD&ĐT, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT. Vì vậy, Phịng GD&ĐT cần thực hiện các cơng việc sau:

* Xác định số lượng dự nguồn cần có:

- Một là, xây dựng kế hoạch phát triển số lượng đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch.

- Hai là, hằng năm phịng GD&ĐT thực hiện rà sốt và nhận xét, đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khoẻ để xác định nguồn bổ sung.

* Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện quy hoạch CBQL.

* Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, phòng GD&ĐT cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Tổ chức hội nghị 1

+ Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

+ Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh HT, Phó HT. + Hình thức: Giới thiệu nguồn quy hoạch bằng bỏ phiếu kín.

- Bước 2: Tổ chức hội nghị 2

+ Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đại diện cơng đồn, đồn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường.

+ Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ CBQL và tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.

- Bước 3: Tổ chức hội nghị 3

+ Thành phần: Lãnh đạo phòng GD&ĐT, cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn cấp tiểu học, THCS, chủ tịch công đoàn ngành giáo dục.

+ Nội dung: Thảo luận, bình xét, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường PTDT bán trú trên địa bàn huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.

- Bước 4: Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện quy trình quy

hoạch và trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hằng năm.

Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, Phòng GD&ĐT tự tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, Phịng GD&ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Các cấp QLGD phải có nhận thức đầy đủ và xác định rõ tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBLQ trường PTDT bán trú trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLGD, các ban ngành, đoàn thể của địa phương, tạo được sự đồng thuận và các điều kiện cần thiết khi thực hiện quy hoạch CBQL theo đúng các mục tiêu đã đặt ra.

- Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú phải được xây dựng trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục, dựa vào mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương.

- Xây dựng tốt văn hóa tổ chức trong các đơn vị trường học, công tác phát triển nhân sự tạo nguồn cần đảm bảo khách quan và các điều kiện chuẩn hiện hành, làm cho mọi người trong tổ chức thấy thoải mái, yên tâm, được tôn trọng và hỗ trợ hiệu quả cho công tác quy hoạch.

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL và đội ngũ kế cận các trường PTDT bán trú các trường PTDT bán trú

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đội ngũ CBQL phải có phẩm chất, năng lực cần thiết mới có đủ các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, thực thi các chức năng và quyền hạn của mình. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận các trường PTDT bán trú.

Thực tiễn giáo dục cho thấy, những CBQL chỉ làm việc bằng kinh nghiệm, không qua đào tạo, bồi dưỡng sẽ có nhiều bất cập, lúng túng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 92)