Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trườngPTDT bán trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 73)

2.5.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL

Ngành GD&ĐT Văn Chấn đã quan tâm kiện toàn, củng cố bộ máy, quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trên cơ sở các văn bản pháp quy chủ yếu: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về việc kiện tồn bộ máy tổ chức cán bộ; Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TU của Bộ Chính trị về cơng tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, CBQL thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; các thông tư hướng dẫn định mức biên chế các cấp học. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ QLGD được coi là nhiệm vụ then chốt, quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu đặt ra cho ngành GD&ĐT Văn Chấn nên được tiến hành theo đúng quy trình, cơng khai dân chủ, kịp thời với sự phát triển của quy mô giáo dục và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Phịng GD&ĐT hướng dẫn các trường xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL theo từng giai đoạn với việc quy hoạch các vị trí: HT, Phó HT. Từ năm 2010 đến nay, tất cả các trường PTDT bán trú đều đã thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL nhà trường theo các căn cứ sau: Căn cứ vào xu hướng, dự báo phát triển của nhà trường đến năm 2020; căn cứ tiêu chuẩn CBQL trường PTDT bán trú; căn cứ quy định, hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ CBQL của các cấp; căn cứ độ tuổi... Quy trình xây dựng quy hoạch CBQL tại các đơn vị thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức: Giới thiệu cán bộ vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo đơn vị.

Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị: lấy phiếu giới thiệu cán bộ vào diện quy hoạch các chức danh: HT, Phó HT. Thành phần dự hội nghị gồm Ban Giám hiệu, cấp uỷ, Ban chấp hành Cơng đồn, Tổng phụ

trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tổ trưởng, tổ phó tổ chun mơn.

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của cấp uỷ đơn vị về quy hoạch các chức danh: HT, Phó HT.

Bước 4: Hội nghị liên tịch Ban Giám hiệu, cấp uỷ nhà trường:

- Xem xét quyết định cán bộ quy hoạch vào các chức danh theo thẩm quyền. Chỉ các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên Ban Giám hiệu, cấp uỷ dự họp bỏ phiếu tán thành thì được đưa vào quy hoạch.

- Giới thiệu cán bộ cho lãnh đạo cấp huyện xem xét quy hoạch vào các chức danh HT, Phó HT.

Cấp uỷ, tập thể lãnh đạo đơn vị quyết định quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền và công khai kết quả quy hoạch theo quy định; báo cáo về Phòng GD&ĐT danh sách cán bộ được giới thiệu quy hoạch vào các chức danh HT, Phó HT.

Phịng GD&ĐT tổng hợp kết quả, phối hợp với phòng Nội vụ thẩm định, trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT cấp huyện xây dựng quy hoạch chung của cả ngành làm căn cứ trong việc xem xét bổ nhiệm, rà sốt trình độ chun mơn, các kiến thức bổ trợ khác để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và số CBQL kế cận cho các trường PTDT bán trú.

Đối với danh sách quy hoạch, hằng năm có rà sốt, bổ sung thực hiện theo phương châm “động” và “mở”.

Tuy nhiên, cơng tác quy hoạch cịn có hạn chế, đó là:

- Chưa xây dựng được Đề án quy hoạch CBQL trường PTDT bán trú, mới chỉ có danh sách quy hoạch hằng năm.

- Sau khi đưa vào nguồn quy hoạch, các trường chưa quan tâm đến việc phân cơng người dìu dắt, giúp đỡ. Phịng GD&ĐT chưa kịp thời cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trước khi bổ nhiệm; Cịn tình trạng bổ nhiệm rồi mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơng tác quy hoạch CBQL giáo dục nói chung và quy hoạch đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú nói riêng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục. Nhiều nơi do vậy thiếu hụt CBQL theo đúng nghĩa (có thể đủ về số lượng nhưng chưa đảm bảo chất lượng), đặc biệt với các trường PTDT bán trú có đường xá đi lại khó khăn.

- Việc quy hoạch chưa gắn với bồi dưỡng, nhiều nơi còn bị động, khi thiếu hụt thì bổ sung. Ngồi ra, trong quy hoạch đội ngũ CBQL có lúc cịn xem nhẹ chất lượng và sự cống hiến của cán bộ về mặt chuyên mơn. Đơi khi vì con người mà bố trí cơng việc chứ khơng phải vì cơng việc mà lựa chọn con người.

2.5.2. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển CBQL trường PTDT bán trú chuyển CBQL trường PTDT bán trú

Trong q trình thực hiện cơng tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL ở trường PTDT bán trú, khi tham mưu với UBND huyện, Phịng GD&ĐT ln quan tâm đến các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và năng lực chun mơn, khả năng đồn kết nội bộ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kể từ năm 2010 đến nay, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện thực hiện bổ nhiệm 8 Phó HT, bổ nhiệm lại 6 HT và 6 Phó HT, điều động 2 HT và 4 Phó HT.

Các CBQL được giao nhiệm vụ sau bổ nhiệm, điều động cơ bản đều có ý thức trách nhiệm cao, phát huy năng lực quản lý. Các CBQL khi hết nhiệm kỳ được đề nghị bổ nhiệm lại, có 1 CBQL bị miễn nhiệm do khơng hồn thành nhiệm vụ. Nhiều cá nhân CBQL trường PTDT bán trú đã có đóng góp cơng sức trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, góp phần vào sự phát triển đi lên của GD&ĐT huyện Văn Chấn. Tuy nhiên, cơng tác bổ nhiệm, điều động đơi khi cịn chưa được bổ sung kịp thời cho đơn vị do thiếu biên chế hoặc khơng có nguồn để bổ nhiệm.

2.5.3. Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL trường PTDT bán trú

Công tác đánh giá, xếp loại CBQL trường PTDT bán trú được thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về đánh giá cán bộ công chức, viên chức. Công tác này được tiến hành thường xuyên vào cuối năm dương lịch.

Hằng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức đánh giá CBQL các trường trực thuộc nói chung và trường PTDT bán trú nói riêng theo chuẩn HT vào cuối năm học. Phòng GD&ĐT tổng hợp kết quả đánh giá của các đơn vị để nắm tình hình đội ngũ CBQL. Cơng tác đánh giá, xếp loại CBQL được tiến hành thường xuyên, tạo ra động lực để CBQL phấn đấu. Nhất là từ khi có quy định về chuẩn HT, các HT có một thước đo rõ ràng về các nội dung tiêu chuẩn để thực hiện và cơ quan QLGD cũng có thước đo để đánh giá HT.

Biểu đồ 2.5. Kết quả xếp loại theo chuẩn của CBQL trường PTDT bán trú năm học 2013-2014 13 người 50% 11 người 42% 2 người 08%

XẾP LOẠI THEO CHUẨN

Xuất sắc Khá Trung bình

Về kết quả xếp loại theo Chuẩn HT của CBQL trường PTDT bán trú: Có 50 % CBQL xếp loại xuất sắc, 42% xếp loại khá, tuy nhiên vẫn cịn 8%

xếp loại trung bình.

Như vậy qua số liệu trên cho thấy đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn đại đa số đều có lập trường, tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện tốt quy chế dân chủ, có ý thức tự học tập bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lý , có ý chí, nghị lực vượt khó, lối

sống trung thực, thẳng thắn, tác phong gương mẫu, có uy tín với quần chúng và được mọi người tin yêu.

Quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại CBQL cịn một số hạn chế, đó là: chưa phối hợp, lồng ghép hợp lý việc đánh giá, xếp loại CBQL với tư cách là cán bộ, công chức với việc đánh giá năng lực nghề nghiệp theo chuẩn HT. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá CBQL chưa thoả đáng; đánh giá cịn có sự nể nang, nhiều CBQL chưa nhận thức rõ về năng lực của bản thân so với yêu cầu của chuẩn HT; trong đánh giá còn né tránh, cao bằng, ngại va chạm; chưa đưa ra các minh chứng về mức độ đạt được. Sau kết quả đánh giá, chưa có sự trao đổi với người được đánh giá để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, biện pháp khắc phục, vì vậy cơng tác đánh giá chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Việc phân tích kết quả đánh giá để sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trả lương, khen thưởng, đề bạt, bố trí cán bộ chưa có sự liên quan mật thiết.

2.5.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường PTDT bán trú

Phòng GD&ĐT đã xác định được mục tiêu, nội dung quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho tồn thể đội ngũ nói chung và giáo viên dự nguồn nói riêng, đa số sử dụng họ sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

Hằng năm, đều xây dựng kế hoạch cử CBQL, giáo viên đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ. Cụ thể trong dịp hè năm 2014, có 38/260=14,6% cán bộ, giáo viên tại các trường PTDT bán đi học nâng chuẩn, trong đó: Trình độ Đại học 32 người, cao đẳng 6 người. Phòng GD&ĐT đã cử 2 Phó HT tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học cho CBQL các trường phổ thông và mầm non trong tỉnh do Học viện Giáo dục mở. Ngồi ra, hằng năm Phịng GD&ĐT cử 100% cán bộ, giáo viên tham gia bổi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chính trị trong hè.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường học nói chung và CBQL trường PTDT bán trú nói riêng cịn một số hạn chế, đó là:

Việc thiếu hụt các kiến thức về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước đã diễn ra từ nhiều năm nhưng ngành GD&ĐT Văn Chấn vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch lâu dài để hoàn thiện các tiêu chuẩn đối với CBQL các nhà trường; chưa tổ chức được các lớp riêng cho đối tượng là CBQL được học tập nâng cao trình độ về các nội dung cịn thiếu hụt. Công tác bồi dưỡng thường xun, cơng tác tự học, tự hồn thiện của CBQL giáo dục còn chưa được đẩy mạnh. Bản thân đội ngũ CBQL nhiều người chưa tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cịn vin vào nhiều lý do để không tham gia các lớp học. Vì vậy, nhiều CBQL trường PTDT bán trú cịn hạn chế về năng lực cơng tác, thiếu đổi mới trong quản lý nhà trường.

2.5.5. Thực trạng công tác thực hiện chế độ, chính sách, tạo môi trường phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú

UBND huyện, Phòng GD&ĐT Văn Chấn đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với CBQL như các chế độ, phụ cấp đối với CBQL, giáo viên, nhân viên tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó theo quy định; các chế phụ cấp trách nhiệm theo hạng trường, cơng tác phí, thừa giờ, tăng lương trước thời hạn...Tuy nhiên, do kinh phí của địa phương khó khăn nên việc khen thưởng, đãi ngộ mang tính động viên là chính, ngồi ra do áp dụng quy định mới về thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua sau mỗi năm học. Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên CBQL có thành tích tốt trong năm học, thành tích đột xuất, song cịn hạn chế về đối tượng, số lượng, mức khen thưởng,...

2.5.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn PTDT bán trú huyện Văn Chấn

2.5.6.1. Điểm mạnh

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ: Huyện Văn Chấn đã xác định được mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, có dự kiến nguồn lực để thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL. Công tác quy hoạch được xem xét, điều

chỉnh, bổ sung hằng năm và trong quá trình thực hiện. Hằng năm Phòng GD&ĐT đã thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên để tham mưu với UBND huyện công tác quy hoạch cán bộ.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển: UBND huyện đã chỉ đạo các phịng chức năng ln quan tâm đến các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và năng lực chun mơn, khả năng đồn kết nội bộ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đã thực hiện tương đối tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo quy định của Nhà nước.

Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL: Hằng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra theo quy định và thực hiện đánh giá, xếp loại CBQL các trường trực thuộc nói chung và trường PTDT bán trú nói riêng theo chuẩn HT vào cuối năm học và thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về đánh giá cán bộ công chức, viên chức vào cuối năm dương lịch.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Phòng GD&ĐT đã xác định được mục tiêu, nội dung quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho toàn thể đội ngũ nói chung và giáo viên dự nguồn nói riêng, sử dụng họ sau khi đào tạo, bồi dưỡng. Hằng năm, xây dựng kế hoạch cử CBQL, giáo viên đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ.

Công tác thực hiện chế độ, chính sách, tạo môi trường phát triển đội ngũ CBQL: UBND huyện, Phòng GD&ĐT thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBQL. Thực hiện kịp thời các chế độ đãi ngộ theo quy định.

2.5.6.2. Điểm yếu

Một số CBQL chưa có nhận thức sâu sắc về “Nghề lãnh đạo - quản lý”, chưa có CBQL nào đạt trình độ sau đại học, cịn một số CBQL chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị thấp (trình độ trung cấp

mới đạt 8%). Năng lực quản lý nhà trường của một bộ phận không nhỏ CBQL trường PTDT bán trú còn hạn chế: Đa số thực hiện nhiệm vụ quản lý theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức pháp luật, quản lý nhân sự và tài chính, lúng túng trong chỉ đạo và điều hành; khả năng ứng dụng công nghệ thơng tin, ngoại ngữ chưa tốt. Nhìn chung đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú về tầm nhìn đổi mới, tư duy sáng tạo, năng động còn hạn chế, khi gặp những vấn đề mới cần xử lý cịn lúng túng và có tư tưởng trơng chờ vào cấp trên. Tính khoa học trong việc thực hiện các chức năng quản lý chưa cao.

Một số CBQL trường PTDT bán trú huyện Văn Chấn chưa chủ động trong công tác tự học, tự bồi dưỡng để đạt chuẩn về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà trường, đặc biệt là không cập nhật kiến thức về nghiệp vụ quản lý hiện đại, chưa thực sự khắc phục khó khăn vươn lên hồn thành nhiệm vụ.

Công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú chưa thực sự ổn định, dẫn đến tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa đi đôi với sử dụng cán bộ, chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện quy hoạch dẫn đến tình trạng bổ nhiệm rồi mới đào tạo, bồi dưỡng. Một số CBQL khi bổ nhiệm chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chưa có trình độ lý luận chính trị, phương pháp làm việc khoa học và khả năng ƯDCNTT cịn hạn chế.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển đội ngũ CBQL chưa phục vụ tốt cho việc điều chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú.

Việc xây dựng các chính sách về đãi ngộ và khen thưởng, khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm thỏa đáng. Vì thế chưa khuyến khích được khả năng học tập, cống hiến của đội ngũ CBQL trường PTDT bán trú,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 73)