Khái quát về đặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Văn Chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 45 - 48)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích tồn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía Đơng giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hố tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Văn Chấn có địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngồi: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khống sản, chăn ni đại gia súc.

2.1.1.3. Khí hậu

Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 20-30 0C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1200 đến 1600 mm. Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho

Văn Chấn một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dịng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa, đảm bảo việc cung cấp nước để tưới cho sản xuất nơng nghiệp, nước sinh hoạt và có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội 2.1.2.1. Văn hoá 2.1.2.1. Văn hoá

Văn Chấn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc, trên địa bàn Văn Chấn có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Thái, Tày là những người cư trú trên địa bàn từ lâu đời. Văn Chấn - Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Văn hoá nghệ thuật phong phú, đa dạng.

Lễ hội, trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn thường tổ chức vào các dịp ngày lễ tết cổ truyền. Người Thái có lễ hội “Xên đơng”, “Xên mường”, “Lồng tồng”, trị chơi tó mắc lẹ, ném còn. Lễ hội “Rước mẹ lúa”, “Mùa măng mọc” của người Khơ Mú. Hội ‘Gầu tào”, “Nào sồng”, cưỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném pao dân tộc H'Mông. Lễ hội “Tăm khẩu mẩu” (giã cốm), “Hội cầu mùa”, đu quay dân tộc Tày. Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” dân tộc Dao...

Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống của nhân dân, tiêu biểu là: Múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc Thái, Tày; múa chiêng, hát Pi - ca - đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân tộc H'Mông; tục hát “Tháng giêng” của người Giáy...

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau như: đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, Thiên Chúa giáo tạo cho Văn Chấn một miền đất đa tôn giáo kết hợp với những tín ngưỡng bản địa đặc sắc càng làm cho đời sống văn hố, tín ngưỡng, tơn giáo thêm đa dạng.

Di chỉ khảo cổ học: Tìm thấy cơng cụ bằng đá và xương cốt động vật cách đây khoảng 10 vạn năm ở hang Thẩm Thoóng xã Thượng Bằng La, hang Thẩm Han xã Sơn A; công cụ bằng đá thuộc nền văn hố Hồ Bình và Đơng

Sơn cách đây từ 8 – 10 ngàn năm; trống đồng xã Nghĩa Sơn, Thạch Lương, Phù Nham cách đây 2000 năm cho thấy Văn Chấn là một địa bàn sinh tụ của người cổ xưa.

Những hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian đã tạo cho Văn Chấn một nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, là sắc mầu văn hoá dân gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và là trung tâm của vùng văn hố Mường Lị – một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái.

2.1.2.2. Xã hội

Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (03 thị trấn và 28 xã). Dân số 153.301 người, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34%; Thái 23%; Tày 17%; Dao 9%; Mường 7%; H'Mông 7%; Giáy 1,48%; Khơ Mú 1%, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông. Mật độ dân số 121 người/km2.

Tổng số lao động trong độ tuổi 88.554 người; số lao động trong độ tuổi hoạt động kinh tế 70.866 người; với lực lượng lao động đơng đảo chính là nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện.

2.1.2.3. Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn huyện Văn Chấn thời kỳ 2006-2014 là 12,1% trong đó, nơng nghiệp tăng 7,8%, cơng nghiệp, xây dựng tăng 15%, dịch vụ tăng 14,2%. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hố, gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện chính sách nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mơ hợp lý. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến,

hình thành vùng rừng phòng hộ cho cánh đồng Mường Lị, đảm bảo mơi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Huyện Văn Chấn phấn đấu trong năm 2014 sản lượng lương thực có hạt 62.086 tấn; sản lượng chè búp tươi 45.000 tấn; sản lượng quả tươi 12.000 tấn; diện tích trồng rừng mới trong năm 3.500 ha; diện tích trồng mới cây cao su 1.000 ha; Tổng đàn trâu, bò 24.780 con, đàn lợn 91.810 con; tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 75 tỷ đồng trở lên; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 1.050 tỷ đồng…

Văn Chấn phát triển công nghiệp bằng cách khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Văn chấn, Ngòi Hút, Nậm Tăng 2…

Về thương mại, dịch vụ, du lịch: Củng cố các cơ sở thương nghiệp nhà nước tại các thị trấn, thị tứ điểm dân cư, cụm xã để đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính sách, các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, phát huy vai trò kinh tế tập thể, mở rộng mạng lưới đại lý bán lẻ để góp phần củng cố thương nghiệp nhà nước và hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo. Đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ hiện có, xây dựng chợ đầu mối tại khu vực vùng ngoài và các chợ xã vùng cao để tăng cường trao đổi giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú huyện văn chấn tỉnh yên bái (Trang 45 - 48)