3. Biện pháp thoát nước khi thi công nền:
3.1. Thi công nền đường đào
* Các yêu cầu thực hiện công tác đào:
- Các vật liệu đào ra mà phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đều phải được dùng ở những chỗ có thể thực hiện được để đắp nền đường, lề đường và đắp những chỗ khác theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát.
- Những đống đất dự trữ phải vun gọn, đánh đống, sạch theo cách thức chấp nhận được, đúng vị trí và khơng làm ảnh hưởng đến dây chuyền thi cơng.
- Ở những vị trí sườn đất dốc, vật liệu thừa ra sau khi nổ mìn hoặc khi đào sườn dốc bên trên phải được bố trí an tồn theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Phải có biện pháp đặc biệt để giữ cho cây cối ở sườn dốc bên dưới khơng bị hư hại do xói mịn. Vật liệu thừa, bỏ đi khơng được đổ gần vị trí cống, hoặc ở những nơi có tài sản riêng khác ở sườn dốc bên dưới.
- Vật liệu thừa, bỏ đi ở các khu vực nền đường đào hồn tồn khơng được đổ đống ở phía cao hơn của nền đường, phía trên của ta luy đào, chúng phải được đổ về phía thấp của
nền đường nhưng không được đổ liên tục mà phải đổ cách quãng và phải bảo đảm an toàn cho nền đường, các cơng trình và các tài sản khác.
- Vật liệu do Nhà thầu đổ đi không đúng qui định mà khơng được sự cho phép của Tư vấn giám sát thì Nhà thầu phải bố trí đổ lại cho đúng bằng kinh phí của mình.
- Trong q trình xây dựng nền đường, khuôn đường luôn luôn giữ ở điều kiện khơ ráo, dễ thốt nước, chỗ rãnh biên đổ từ nền đào vào nền đắp phải thi công cẩn thận để tránh làm hư hại nền đắp do xói mịn.
- Để cho nền đắp, các lớp móng khơng bị ẩm ướt, trong q trình thi cơng và sau khi thi cơng Nhà thầu phải ln ln tạo những mương thốt nước hoặc rãnh thích hợp bằng cách hoạch định công việc đào rãnh ở cửa ra của các cơng trình thốt nước. Nhà thầu phải thường xuyên nạo vét, làm sạch mọi cống, mương, rãnh như vậy sao cho nước dễ dàng thoát ra khỏi khu vực thi công.
- Những hư hại đến nền đường và các cơng trình đã có và đang thi cơng mà do việc không chú trọng đến việc thốt nước gây ra Nhà thầu phải có biện pháp tích cực trong việc sửa sang lại ngay bằng kinh phí của mình.
- Cơng việc đào phải được tiến hành theo tiến độ và trình tự thi cơng có sự phối hợp với các giai đoạn thi công khác để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cơng tác đắp nền và việc thốt nước trong mọi nơi và mọi lúc.
- Cơng việc đào sẽ bị đình chỉ khi điều kiện thời tiết khơng cho phép rải và đầm đất đào đó trên nền đắp phù hợp với các chỉ tiêu qui định trong hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
- Cao độ mặt nền đường phải được sửa sang phù hợp với những yêu cầu qui trình thi cơng hoặc theo các chỉ tiêu kỹ thuật đã chỉ ra trong hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
* Mái ta luy:
- Mọi mái ta luy phải sửa sang cho đúng với ta luy vẽ trong hồ sơ thiết kế, không được để bất kỳ vật liệu rời nào đọng lại trên mặt ta luy.
- Khi đã đào đến cao độ thiết kế mái ta luy quy định mà gặp đất không phù hợp, Tư vấn giám sát báo cáo Chủ đầu tư xem xét quyết định đào bỏ lớp đất không phù hợp ấy và thay bằng vật liệu thích hợp được chấp thuận cho đến cao độ hoặc ta luy quy định. Nhà thầu phải hoạch định công việc cùng với bản thuyết minh và các bản vẽ cần thiết sao cho việc đo đạc các trắc ngang cần thiết cho cơng việc đó được làm cả trước và sau khi lấp đất.
* Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
- Mọi mái ta luy, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường v.v… đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi cơng, hoặc phù hợp với những chỉ thị khác đã được chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận.
- Đối với tất cả các đoạn nền đào dự kiến lấy đất chuyển sang nền đắp và tất cả các mô đất lấy đất đắp đều phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu độ ẩm tự nhiên, giới hạn chảy, chỉ số dẻo, độ chặt tiêu chuẩn, chỉ tiêu sức chịu tải và độ trương nở từ thí nghiệm xác định CBR và đối chiếu với các chỉ tiêu vật liệu của đất đắp nền. Không sử dụng trực tiếp các loại đất sau để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường: Đất bùn, đất than bùn; đất có lẫn thành phần muối dễ hòa tan quá 5% (9436:2012), đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3% (theo TCVN 8821-2011), đất sét nhóm A-7-6 (theo AASHTO M145) có chỉ số nhóm từ 20 trở lên, đất bụi, nhóm A-4 và A-5 (theo AASHTO M145)
- Cường độ và độ chặt của nền đường đất: cứ 250m dài một tổ hợp 3 mẫu thử độ chặt và 1 điểm đo cường độ, không quá 5% sai số độ chặt <1% theo quy định nhưng không được
tập trung ở một khu vực. Đo cường độ (mô đuyn đàn hồi) bằng tấm ép cứng theo TCVN 8861:2011, đo độ chặt bằng phương pháp rót cát.
- Cao độ trong nền đào phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt dọc với sai số cho phép là -20mm, đo 20 mét một mặt cắt ngang, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số về độ lệch tim đường không quá 10cm, đo 20m một điểm nhưng không được tạo thêm đường cong, đo bằng máy kinh vĩ và thước thép.
- Sai số về độ dốc dọc không quá 0,25% của độ dốc dọc, đo tại các đỉnh đổi dốc trên mặt cắt dọc, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số về độ dốc ngang không quá 5% của độ dốc ngang đo 20m một mặt cắt ngang, đo bằng máy thuỷ bình chính xác.
- Sai số bề rộng mặt cắt ngang không quá +10 cm, đo 20m một mặt cắt ngang, đo bằng thước thép.
- Mái dốc nền đường (taluy) đo bằng thước dài 3m khơng được có các điểm lõm quá 5 cm, đo 50 mét một mặt cắt ngang.
- Nhà thầu phải có những sửa chữa kịp thời và cần thiết nếu phát hiện ra những sự sai khác trong q trình thi cơng trước khi nghiệm thu.