Một số vấn đề khi khai thác, bảo dưỡng và chỉnh định hệ thống

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi (Trang 84 - 88)

Chương 6 : Đi sâu nghiên cứu hệ thống chân vịt mũi tàu B170

6.4.Một số vấn đề khi khai thác, bảo dưỡng và chỉnh định hệ thống

6.4.1. Khai thác hệ thống.

Hệ thống chân vịt mũi của tàu B170 do hãng “ABB Zamech” thiết kế phức tạp hơn rất nhiều so với những tàu khác, vì vậy người điều khiển hệ thống phải là người có trình độ chun mơn cao và kinh nghiệm.

Trước tiên người điều khiển phải cấp nguồn cho hệ thống bằng cách : - Đóng aptomat Q cấp nguồn cho tồn bộ hệ thống điều khiển chân vịt mũi.

- Đóng aptomat F1(1/8) cấp nguồn 230V cho mạch điều khiển và đưa nguồn 230V tới ổ cắm G1.

- Đóng aptomat F2 (1/8) cấp nguồn cho mạch điều khiển contactor AT-C(2/8) khởi động động cơ lai chân vịt.

- Điện áp 230V AC qua V1(3/8) cho đầu ra là điện áp 24V DC cấp cho khối điều khiển trung tâm A5 07KR51(4/8) đồng thời cấp cho modul đầu vào A6 XI16E1(5/8), modul đầu ra A7 XO16N1(6,7/8).

Sau khi đã cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống, người điều khiển cần kiểm tra các điều kiện cần thiết để khởi động động cơ bơm dầu thuỷ lực và động cơ lai chân vịt, sau đó mới được phép khởi động :

- Người điều khiển cần chắc chắn aptomat cấp nguồn từ bảng điện chính Q1 đã được đóng, mức dầu trong két thuỷ lực đủ, động cơ lai bơm thuỷ lực không bị quá tải, hệ thống không bị dừng sự cố. Sau đó ấn nút S6/H15( cho khởi động tại chỗ) hoặc ấn S( cho điều khiển từ xa) để khởi động động cơ bơm dầu thuỷ lực. Tín hiệu được xử lý qua PLC để khởi

84

động bơm dầu thuỷ lực và đèn S6/H15(xanh) sáng báo động cơ bơm dầu thuỷ lực đã hoạt động.

- Đối với khởi động động cơ lai chân vịt, người điều khiển cần kiểm tra những điều kiện sau mới cho phép khởi động : Có ít nhất 2 máy phát đang cơng tác trên lưới để đảm bảo công suất khởi động, aptomat cấp nguồn từ bảng điện chính Q1 đã được đóng, bước chân vịt phải đang ở vị trí “0”, khơng có q tải động cơ lai chân vịt và quá nhiệt cuộn dây đặt trong động cơ lai. Sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện để có thể khởi động, ấn nút S4/H13(tại chỗ) hoặc nút ấn S(từ xa) để khởi động động cơ lai chân vịt. Việc khởi động động cơ lai chân vịt được thơng qua biến áp tự ngẫu sẽ có tác dụng giảm dòng khởi động khi khởi động động cơ. Đèn S4/H13(xanh) sáng báo động cơ lai chân vịt đã hoạt động, đồng thời quạt gió làm mát cũng hoạt động.

Khi việc khởi động bơm dầu thuỷ lực và động cơ lai chân vịt hoàn tất, người điều khiển bắt đầu thực hiện dịch bước chân vịt :

- Chọn vị trí điều khiển bước chân vịt tại buồng lái, 2 bên cánh gà hoặc tại buồng máy. Đưa tay điều khiển tín hiệu dịch bước sang vị trí 25,50,75,100% bên phải hoặc bên trái để đặt tín hiệu dịch bước cho chân vịt.

- Tín hiệu đưa đưa qua bộ điều chỉnh bước ERS và cuối cùng đưa tới điều khiển van điện-thuỷ lực để thực hiện dịch bước.

- Sau khi thực hiện dịch bước chân vịt, tín hiệu phản hồi từ cảm biến PS1 sẽ đưa tới bộ ERS và đưa tới panel chỉ thị dịch bước chân vịt. Khi chân vịt đã thực hiện dịch bước thì tín hiệu tín hiệu phản hồi từ cảm biến PS1 sẽ được so sánh với tín hiệu đặt bước, cho đến khi 2 tín hiệu trùng nhau thì sẽ ngừng điều khiển. Người điều khiển sẽ thấy có đèn sáng ở vị trí mà tay điều khiển đưa tới báo quá trình dịch bước đã hoàn thành.

6.4.2. Một số chỉnh định của hệ thống :

Những thiết bị như van an tồn, vị trí “0” của bước chân vịt và bộ khuếch đại tín hiệu dịch bước được chỉnh định khi chạy thử hệ thống.

- Kiểm tra hệ thống dầu :

Trước khi kiểm tra hệ thống dầu, người kiểm tra cần tháo cảm biến PS1 được gắn với trục chân vịt và cho bơm chạy, sau đó kiểm tra áp suất dầu bơm phải đảm bảo từ 1.0- 2.5Mpa.

- Chỉnh định phạm vi điều khiển bước :

R101 và R102 là 2 chiết áp điều chỉnh phạm vi điều khiển bước của chân vịt mũi về phía hay bên phải của tàu. Chúng được đặt trên bảng điện tử của khối dich bước ERS, chiết áp R101 chỉnh định về phía bên trái, chiết áp R102 chỉnh định về phía bên phải.

- Chỉnh định sơ bộ phạm vi bộ hiển thị bước :

85

điều khiển ở 2 bên mạn. Chiết áp R104 được đặt trên ERS sẽ điều chỉnh khuếch đại của tín hiệu đo bước chân vịt và cho điện áp ra là khoảng 7,5V±0,1V.

- Chỉnh định bước “zero” của chân vịt :

Chỉnh định bước “zero” được hiểu là phải chỉnh định sao cho bước của chân vịt bằng 0 khi tay điều khiển ở vị trí 0 và sự đạp nước của chân vịt là khơng có.Mục đích nhằm đảm bảo an tồn cho tàu và khởi động động cơ lai chân vịt với momen khởi động bé nhất.

Phương pháp chỉnh định:

-Khi tàu ở trên đốc cạn: quan sát độ mở của cánh chân vịt,xác định độ mở chính xác bằng 0, đánh dấu vị trí 0.

-Khi tàu ở dưới nước: ta nhìn vào mức độ đạp nước và khi khơng cịn đạp nước thi dánh dấu vị trí 0 của bước chân vịt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thơng thường nhà chế tạo đánh dấu sẵn vị trí 0.

Chỉnh 0 đạt được khi mức độ đạp nước của chân vịt băng 0.Khi đó tay điều khiển ở vị trí 0 và tín hiệu ra sau khuếch đại cấp vào cơ cấu thực hiện bằng 0.Bằng cách điều chỉnh R103 ta điều chỉnh được tín hi tương ứng.

-Chỉnh 100% phải và 100% trái:

100% phải(trái) được hiểu là tải lớn nhất của hệ thống chân vịt.Tương ứng với vị trí này thì động cơ lai chân vịt hoạt động ở chế độ định mức.

Thực hiện tăng dần bước lên và đo công suất công suất của động cơ lai, đến khi P = Pdm thì tương ứng với bước bằng 100%.Đánh dấu vị trí bước là 100%,chỉnh ngắt cuối.

Ở chế độ 100% phải(trái) của bước chân vịt thì phải đạt được: tay điều khiển phải chỉ tương ứng 100%,đồng hồ chỉ báo 100%

86

KẾT LUẬN

Sau thời gian 3 tháng tìm hiểu và nghiên cứu cộng thêm sự giúp đỡ của các bạn đồng

nghiệp và các thầy giáo trong khoa, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê Văn Ba. Đến nay bản đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành, bản đồ án tốt nghiệp của em đã nghiên cứu được các nội dung sau:

Phần I : Trang thiết bị tàu container B170.

Trong đó em đã giới thiệu về hệ thống năng lượng điện chung của tàu thông qua sơ đồ L40001(801,901,1001…).Qua đó đã giới thiệu được ngun lí hoạt động của các sơ đồ điều khiển như đóng cắt aptomat,hồ đồng bộ máy phát,hệ thống tư động điều chỉnh điện áp và các chế độ báo động bảo vệ trạm phát. Cũng ở phần 1 em đã thuyết minh các sơ đồ điều khiển các hệ thơng điện điển hình trên tàu gồm có hệ thống bơm lacanh,hệ thống neo-tời quấn dây,hệ thống tự động cân bằng tàu,hệ thống nồi hơi.

Phần II : Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi.

Trong phần này em đã nói lên được tổng quan về hệ thống chân vịt mũi vầ đi sâu nghiên cứu về hệ thống chân vịt mũi tàu container B170.Trong đó nghiên cứu chi tiết về hệ thống điều khiển chân vịt,cơ cấu dịch bước và hệ thống thuỷ lực.

Đồ án của em đã hoàn thành đúng thời gian qui định và đúng theo yêu cầu của đề tài được giao. Tuy nhiên trong đồ án không tránh khỏi một vài thiếu sót rất mong được sự góp ý của các thầy và các bạn sinh viên để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải phòng,ngày 25 tháng 01 năm 2010 Sinh viên : Lê Đức Lâm

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1].K.S Bùi Thanh Sơn:

Trạm phát điện tàu thuỷ.

Hải Phòng, Đại Học Hàng Hải. [2] K.S Lưu Đình Hiếu:

Truyền động điện tàu thuỷ.

Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội-2004. [3] Tài liệu kỹ thuật tàu container B170.

Nhà máy đóng tàu BẠCH ĐẰNG [4] K.S Đặng Minh Tân:

Hệ thống tự động.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu Contatner B17 đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển chân vịt mũi (Trang 84 - 88)